Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VÀ BÀI HỌC TỪ LỊCH SỬ

TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VÀ BÀI HỌC TỪ LỊCH SỬ

Mai Xuân Dũng
Việc Trung quốc kéo dàn khoan Dải Dương HD-981 cắm tại thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt nam là có thật. Chúng ta phải khẳng định đó là hành động xâm lược của nhà cầm quyền Bắc kinh đối với Tổ quốc ta.
Tổ quốc không phải là sở hữu riêng của Chính phủ hoặc của bất cứ tổ chức nào mà là của toàn thể dân tộc Việt nam chúng ta.

Tàu VN bị đâm vỡ mạn sáng nay



Khi Tổ quốc bị xâm lăng trách nhiệm không phải chỉ là của Nhà nước mà là trách nhiệm của toàn dân, của mỗi cá nhân sống trên lãnh thổ Việt nam bất kể xu hướng chính trị, đảng phái nào.
Nếu một chính phủ đớn hèn quỳ gối dâng Tổ quốc cho quân xâm lược, chính phủ đó phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với Đất nước với dân tộc.
Đất nước có một chính phủ như vậy là một bất hạnh ghê gớm cho nhân dân nhưng nhân dân cũng có một phần trách nhiệm vì đã quá nhiều năm ươn hèn chấp nhận, chịu đựng một tội ác bất dung thứ đến như vậy.
Ở bất cứ quốc gia nào, một thể chế thối nát bao giờ cũng được tạo nên bởi một bè đảng tham nhũng vị kỷ tàn ác và một bộ phận lớn dân chúng dốt nát ngu muội và vô cảm.
Một chính phủ ươn hèn sẽ tạo ra một dân tộc yếu đuối nhu nhược, nhưng không phải vì có một chính phủ thối nát mà nhân nhân cũng chấp nhận ươn hèn buông xuôi như vậy.
Nhìn lại lịch sử nước nhà, triều đình nhà Nguyễn thời Tự Đức đớn hèn ký Hòa ước Nhâm tuất (1862) Cắt nhượng 3 tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho người Pháp để bảo toàn chế độ phong kiến cai trị.
Trong triều và ngay cả dân chúng cũng bắt đầu phân hóa. Nếu trước kia trong triều đình những người theo phe “chủ chiến” với Pháp và “chủ hòa” (đầu hàng) còn chưa rõ ràng thì từ lúc đó bắt đầu chia rẽ rõ nét và mỗi bên đều tìm cách giành quyền kiểm soát. Tuy nhiên, dễ dàng thấy phái chủ hòa chiếm đa số.
Về phía nhân dân, phần đông không chấp nhận theo lệnh “hòa hoãn” của triều đình, nhiều nơi nông dân tự phát tập hợp lại quyết tâm kháng chiến. Nhưng, triều đình ươn hèn đã buộc họ phải giải binh trong những vùng đất đã nhượng cho Pháp. Những đội quân còn tiếp tục chiến đấu trở nên “bất hợp pháp” đối với triều đình. Điển hình là trường hợp Trương Định. Ông đã lựa chọn con đường ở lại cùng nhân dân kháng nên bị nhà vua cách tuột hết phẩm hàm.
Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Bộ, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Bộ. Lúc đó, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, đóng tại thành Hà Nội. Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng chống Pháp. Tuy nhiên phái chủ bại của triều đình Huế đã thuyết phục vua Tự Đức chấp nhận mất miền Bắc để giữ an toàn cho ngai vàng. Vua Tự Đức đã hạ chiếu quở trách Hoàng Diệu vì có thái độ chống Pháp. Nhưng Hoàng Diệu đã quyết tâm sống chết với thành Hà Nội. Các quan xung quanh ông Hoàng Diệu lúc bấy giờ có Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chánh Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thất Bá và Lãnh binh Lê Trực đã cùng nhau uống rượu hòa máu quyết tâm sống chết với Hà thành.
Lịch sử dân tộc Việt nam cho chúng ta những bài học sâu sắc về tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước chân chính và qua đó xác định cho mỗi cá nhân một thái độ chuẩn mực về mối quan hệ Dân với Chính phủ và Dân với Nước.
MXD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét