Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Chuyện chưa ai nhắc đến



Việt Thường, 3/1993

Ngày 30-4-1975, cộng sản Hà-nội đã thôn tính trọn vẹn miền Nam VN. Đó không chỉ là sự bất ngờ của đại bộ phận nhân dân cả hai miền, mà nó cũng bất ngờ đối với những người cầm quyền ở Hà-nội lúc ấy, thông qua lời tự thú của Văn tiến Dũng trong cuốn "Đại thắng mùa xuân". Cho nên cộng sản Hà-nội hoàn toàn không có kế hoạch tiếp quản miền Nam. Kẻ xâm lược và người bị xâm lược đều bị đảo lộn trong cái bất ngờ của 30-4-1975.
Người bệnh cạnh giường nhà thơ Tú Mỡ

Khu an dưỡng ở Quảng Bá (Hà-nội) chỉ dành cho cán bộ trung cao của cộng sản nằm dưỡng bệnh. Ngày 30-4-1975, nhà thơ trào phúng, trong nhóm Tự-lực Văn-đoàn, Tú Mỡ đang nằm dưỡng bệnh. Vì tuổi già cũng có mà còn vì ông ân hận đã đi nhằm vào cửa Tố Hữu cung đình, được Trường Chinh thay mặt chính quyền cộng sản, trao tặng huân chương, và trong phong trào Nhân-văn - Giai-phẩm, đã xuất hiện một bài thơ làm cho ông đau lòng, nhớ lại những ngày hạnh phúc khi còn nhóm Tự-lực Văn-đoàn. Bài thơ ấy như sau:

"Từ ngày ông Tú được mề đay
Thơ, phú của ông đ còn hay
Quản bút nay thành ống đu đủ
Đánh ác, trừ gian hết chua cay
Cung đình lưng uốn ngồi một xó
Cái xích văn nô đáng buồn thay
Này này nhắn nhủ cùng bà Tú
Mua giấy xi-măng đắp mặt dày!!!"
Ông đang kể lại cho mấy người nằm cạnh nghe về con đường đi vào dòng thơ trào phúng của ông là nhờ Nhất Linh và nhóm Tự-lực Văn-đoàn. Bỗng cái loa truyền thanh vang lên, nhắc lại tin "chiến thắng 30-4" và đọc danh sách những thành viên trong bộ máy quản lý miền Nam của cộng sản. Một ông già, nằm cạnh Tú Mỡ bỗng nhỏm dậy cười ha hả: "Bác sỹ Nguyễn văn Thủ là tôi đây. Tôi tôi được có tên trong danh sách ủy ban tiếp quản miền Nam. "Mà sao chẳng ai bàn gì với tôi cả nhỉ. Ai đưa tôi vào Sài-gòn?" Mọi người ồ lên, nhưng chẳng ai ngạc nhiên vì tất cả đã quá quen với lối sống được điều hành bởi Nam tào và Bắc đẩu. Chỉ có nhà thơ Tú Mỡ, cười ruồi:
- Bộ ông Sáu Thọ phải bàn xem anh có đồng ý không à?

Chuyện về Tự-lực Văn-đoàn và Tú Mỡ tạm đóng màn. Ai về giường nấy, giăng mùng nằm cho ruồi khỏi quấy, để suy nghĩ về thân phận sẽ được đẩy lên hay quật xuống. Cả phòng im phăng phắc đến độ tiếng ruồi bay đuổi nhau cũng nghe rõ mồn một.

Từ lúc tiếng loa 30-4-1975 loan tin danh dách ủy ban tiếp quản miền Nam VN, cho đến lúc đó xe ô-tô đến đưa bác sỹ Nguyễn văn Thủ đi làm nhiệm vụ cũng mất ba ngày. Nghĩa là ngày 4-5-1975. Bác sỹ Nguyễn văn Thủ lặng lẽ lên xe đi, bẻ mặt vì cán bộ ủy ban thống nhất đến đón ông cứ bô bô: "Tìm mãi mới biết bác sỹ nằm ở cái xó này. Nghe tên mình trên loa sao bác không điện thoại trình diện với ủy ban thống nhất hay ban tổ chức trung ương?"

Chỉ có người thường trực nhà an dưỡng chúc bác sỹ Nguyễn văn Thủ may mắn!

Mèo mù vớ cá rán

Câu nói trên của các cụ để lại thật đúng vào hoàn cảnh của bí thư trung ương cộng đảng Nguyễn văn Trân sau ngày 30-4-1975. Bởi vì cái ông bí thư trung ương đảng này đã từng nổi tiếng là chịu chơi và chịu nói. Ngày còn giữ ghế bí thư trung ương đảng kiêm bí thư thứ nhất thành ủy Hà-nội, ông Trân có một việc làm nổi tiếng và một câu nói nổi tiếng:

- Việc làm: Ông ta bắt nhân tình cả hai mẹ con một nhà tư sản nổi tiếng, cư ngụ lâu đời tại phố Hàng Bồ (Hà-nội);

- Câu nói: Khi giảng mở rộng nghị quyết 67/TU - tức là nghị quyết về giai cấp công nhân - ông ta đã cao hứng nhận xét: "Chưa chắc đảng ta (tức cộng sản) đã dám mở rộng dân chủ như thời nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng!"

Ngày về ngồi ghế bộ trưởng công nghiệp nặng, ông Nguyễn văn Trân có một quyết định thật là "táo bạo" theo kiểu cộng sản. Chẳng là ông đã cưa được cô bé Nguyễn thị M., bạn học với con gái của ông, tài không? Cô bé này cao, đẹp lại thích đánh bóng bàn như ông Nguyễn văn Trân vậy. Ngày ngày mang vợt mousse đến nhà riêng của ông Trân, tòa biệt thự cực đẹp, liền tường với biệt thự bà Nguyễn thị Thập, người khai phóng cho bà Nguyễn thị Bình, đương kim phó chủ tịch hội đồng Nhà nước cộng sản VN ở phố Hàng Chuối, để có cữ dợt tay nghề. Và, để cho người đẹp biết quyền uy ông chủ là gì, ông Nguyễn văn Trân đã chỉ thị cho cục kiến thiết cơ bản thuộc bộ công nghiệp nặng phối hợp với bộ tài chính (về tiền vốn) và bộ xây dựng (về kỹ thuật) để xây một sân đánh bóng rổ và một hội trường đánh bóng bàn khá hiện đại ngay khu đất thuộc trường Bách-nghệ do Pháp thực dân xây dựng ở đường Hai Bà Trưng - Quang Trung. Vật tư và kỹ thuật cũng như các nhân lực đều ưu tiên cho công trình này mặc dù lúc đó các nhà máy đang thiếu vốn và vật tự

Nam được "giải phóng", ông Nguyễn văn Trân được bộ chính trị cộng đảng cử ông phóng vào miền Nam lãnh việc tiếp quản và quản lý các cơ sở kinh tế. Ông làm việc thì ít mà chỉ lo đi bắt gái điếm: trưa một em, tối một em, công khai dùng xe ô-tô Falcon của Mỹ để lại đưa đón các em. Ông khoái các em hư hỏng hơn con nhà lành. Nhảy vào Sài-gòn, ông như "mèo mù" (ông cận rất nặng) "vớ cá rán" (các em do Mỹ đào tạo nên vừa thơm nước bông vừa thạo tay nghề). Chỉ tiếc là, đi "trưa" và đi "đêm" nhiều quá nên ông gặp ma dương - tức là dương mai và ông phải lén gặp riêng bác sỹ Lê kinh Duệ, chủ nhiệm khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai (cũng lại gặp mai) ở Hà-nội. Để làm gì thì chỉ có ông Nguyễn văn Trân và bác sỹ Lê kinh Duệ biết với nhau mà thôi!

Tái ông mất ngựa

May rủi, rủi may xem như chuyện "tái ông mất ngựa" đời xưa, và thời nay là các ông Lê quý Quỳnh, bí thư tỉnh ủy Hải-hưng và Vũ Đại, phó chủ tịch, ủy viên thường vụ thành ủy Hà-nội.

Chẳng là khi còn làm bí thư tỉnh ủy Hải-hưng, ông Lê quý Quỳnh có sáng kiến giao nhiệm vụ cho ty thủy lợi của tỉnh tuyển chọn chị em, có khó khăn mặt này mặt nọ, vào các công trường thủy lợi của tỉnh để mua vui cho ông và các đồng chí thân cận, cũng như khi cấp trên về tỉnh kinh lý. Nói huỵch toẹt ra thì đó là "động quốc doanh" cấp tỉnh. Câu chuyện bị lộ vì sự tranh chấp quyền hành giữa ông và Nguyễn Chương, nguyên bí thư tỉnh ủy Hải-dương, khi hợp nhất hai tỉnh Hưng-yên và Hải-dương thành Hải-hưng. Đôi bên đều có quan thầy cỡ bộ chính trị, nên ông Quỳnh được đưa về trung ương chờ thời, còn ông Nguyễn Chương thắng trận nhưng lại thua luôn vì cái ghế bí thư tỉnh về tay ông Ngô huy Đông, bí thư tỉnh ủy Thái-bình sang ngồi.

Ông Vũ Đại khi làm phó chủ tịch Hà-nội kiêm thường vụ thành ủy, trưởng ban nông nghiệp thành ủy, trong lúc về công tác Nam-hà năng ở nhà giao tế, hứng tình gọi một nữ đoàn viên thanh niên, phục vụ nhà giao tế, vào nói chuyện đời. Ông say sưa kể thành tích khi làm bí thư đoàn thanh niên (trước Vũ Quang). Cô nữ đoàn viên say sưa nghe ông kể cứ như Đét-xđi-mô-na nghe Ô-ten-lộ Ông Vũ Đại tưởng bở, chắc tự hào tên mình trùng với tên làng của nhân vật Chí Phèo trong chuyện ngắn của Nam Cao, nên ông diễn màn Chí Phèo say rượu gặp Thị Nở ngủ ở bờ sông. Nào ngờ cô đoàn viên thanh niên la lên, chắc to hơn tiếng la của Thị Nở. Còn ông Vũ Đại chẳng có gan la át giọng Thị Nở như Chí Phèo, cho nên chuyện lộ và ông đành về ngồi cùng phòng với ông Lê quý Quỳnh ở trung ương, đánh cờ ca-rô hoặc cờ tướng, chờ dịp đới công chuộc tội với ông Saù Thọ.

Thời cơ đó chính là ngày 30-4-1975!

Ông Lê quý Quỳnh được bổ sung vào thường vụ thành ủy Sài-gòn, giữ chức chủ nhiệm ủy ban nông nghiệp của thành. Còn ông Vũ Đại, cũng được bổ sung vào thường vụ thành ủy Sài-gòn, giữ chức chủ nhiệm ủy ban kế hoạch của thành. Hai cái ghế thường vụ thành ủy Sài-gòn này còn béo và thơm hơn ghế bí thư tỉnh ủy Hải-hưng và thường vụ thành ủy Hà-nội rất nhiều. Mỗi ông một vi-la đẹp, to lớn và tiện nghi bằng "năm, bằng mười hay nhiều hơn nữa" so với dinh cư của hai ông ở Hải-hưng và Hà-nội. Ô-tô thì méc-xê-đéc, đẹp và êm cũng "gấp năm, gấp mười hay nhiều hơn nữa" so với xe Volga của Nga-xộ Cái thú vị nhất là hai ông tha hồ xả xú-páp. Đàn em trong đảng hoạt động nội thành rồi "hàng thần lơ láo" kiểu cựu dân biểu Ngô công Đức, cha đẻ kế hoạch thành lập khu tứ khoái cho lính Mỹ ở Thủ Thiêm (nhưng chưa kịp thực hiện) đã giúp hai ông có maù 35 này hưởng thụ tốc độ một tháng "tam thập dạ đế vương".

Chuột sa hủ gạo

Trước 30-4-1975, đại tá công an cộng sản biệt phái giữ chức cục trưởng cục phục vụ ngoại giao đoàn là Nguyễn văn Bút. Tuy ngồi cái ghế này cũng được đấm mõm khá nhiều, nhờ vào số nhân viên người Việt ở các sứ quán Ai-cập, Ấn-độ, Indonesia, vương quốc Lào, Đức, tổng đại diện Pháp, lãnh sự Anh v.v, nhưng cũng chỉ đến cái đồng hồ Seiko, vài chỉ vàng, hộp đá lửa, vài chai Johny Walker là cùng, hoặc vài trăm đô la Mỹ, mà phải cất dấu thật kỹ, lúc cần bán cho chân tay của ba Tàu làm kinh tài cho Trung cộng. So với miền Bắc lúc ấy là thuộc loại vớ bẩm.

Trong khi đó, trung úy Phương Nam; phóng viên quân sự biệt phái ở báo Tiền phong (Hà-nội), một vợ, bốn con nhỏ, ở chui rúc trong một phòng nhỏ đường Nguyễn Trãi, gần chợ Hàng Đa, lương tháng 65 đồng (biên tập 3) không thể đủ ăn dù chỉ là ăn cháo, cho nên hàng tháng phải bán maù ở bệnh viện Việt-Đức mỗi lần được 72 đồng, một bát phở tái, một hộp sữa và vào thị xã Hà-đông bán maù cho bệnh viện 354 (của quân đội) được 70 đồng chẵn. Điển hình mức sống của cán bộ sơ cấp của cộng sản. Là người Vĩnh-long, không vây cánh nên trung úy Phương Nam bị tòa soạn báo Tiền phong đẩy khéo đi B (tức thâm nhập miền Nam). Trên đường Trường-sơn, xe ô-tô bị trúng bom, tất cả bị chết, riêng trung úy Phương Nam sống sót. Thế là được đặc cách lên lon đạo úy. Và, được theo Hoàng anh Tuấn trong phái đoàn quân sự ở trại David sân bay Tân-sơn-nhất, làm nhiệm vụ người phát ngôn và được đeo lon thiếu tá.

Sau 30-4-1975, đại tá Nguyễn văn Bút giã từ Hà-nội vào Sài-gòn giữ chức giám đốc sở ngoại kiều và thiếu tá Phương Nam được lên lon trung tá, giữ chức phó giám đốc cho đại tá Bút. Ở vị trí này, đại tá Bút chẳng thèm nhận vài chỉ vàng hoặc vài chai Johny Walker, cũng như trung tá Phương Nam đâu còn phải mỗi tháng hai lần bán maù mua gạo nuôi vợ và các con. Môi giới đưa đến cứ từ dăm chục cây một lần. Trung tá Phương Nam còn cô bạn lai Âu tóc vàng, mắt màu nước biển, lái xe Peugeot 404 đưa người đẹp đi nhà hàng Tri kỷ ăn thịt trúc (tức con tê tê), uống rượu huyết rắn hổ.

Một người có thẩm quyền ở ban thanh tra bộ công an nói rằng: đại tá Bút có tới vài ngàn lượng vàng, chưa kể đô-la Mỹ, Franc Pháp và hột xoàn. Còn trung tá Phương Nam có thua cũng chẳng thua đại tá Bút là bao. Dù có những thư tố giác về bộ công an và các cơ quan khác, nhưng đại tá Bút và trung tá Phương Nam chỉ phải chuyển công tác mà thôi. Không những thế, Phương Nam còn đeo lon đại tá.

Thì ra: "Nén bạc đâm toạc tờ giấy".

Các cụ nhà mình ngày xưa giỏi thật!

Kim loại màu vàng

Sau 30-4-1975, tòa nhà 3 tầng lầu ngay trước tượng Không tử, Chợ-lớn đã là đối tượng theo rõi của sở an ninh nội chính Sài-gòn - Chợ-lớn, do thiếu tướng công an Mai chí Thọ làm giám đốc. Tổ theo rõi căn nhà đó do đích thân trung tá Saù Ngọc, phó giám đốc sở chỉ đạo. Và, một buổi tối tháng 6-1975, nhân viên an ninh đến đọc lệnh khám nhà. Gia chủ là một người Tàu, đóng cửa nhà ngay từ trước ngày 30-4-1975, nằm "chùm chăn", không đi lại buôn bán làm ăn gì, nghiêm chỉnh chấp hành lệnh và đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khám xét. Khi kiểm kê các "hàng bất hợp pháp", trung tá Saù Ngọc cười toe toét trước các bao vàng lá đủ loại: Kim thành, Sư tử, Ba quả núi - có sọc và không có sọc, đếm được gần 2 chục ngàn lượng; lại còn 3 hộp biscuit đầy hạt xoàn tất cả đều được lập biên bản rõ ràng, có mặt cả an ninh nội chính quận năm là thiếu tá Phong và đại diện Hội-hoa-liên. Chủ nhà và tang vật được giao về sở an ninh nội chính ở đường Trần Hưng Đạo. Nhưng, chỉ hai tuần lễ sau thì đại sứ Trung cộng tại Hà-nội, là Trần chí Phương, gửi thư lên bộ ngoại giao cộng sản Hà-nội phản đối việc bắt bớ Vì, căn nhà đó là cơ sở hoạt động gián điệp của Trung cộng ở Sài-gòn dưới các chính quyền miền Nam từ tổng thống Ngô-Đình-Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu, và đã ngưng hoạt động trước 30-4-1975 là ngày cộng sản Hà-nội hoàn thành cuộc thôn tính và đặt bộ máy cai trị lên miền Nam VN. Chủ nhà được hộ tống ra Hà-nội cùng gia đình và về Hoa-lục bằng xe lửa. Còn vàng và hột xoàn? Khi nhận trao trả, phiá Trung cộng đòi thử lại và phát hiện rằng tất cả là vàng giả và xa-phia chứ không phải hạt xoàn. Đôi bên tranh cãi, nhưng phía Trung cộng cứ theo biên bản vàng lá và hạt xoàn mới nhận. Nội vụ tạm chuyển ra trung ương giải quyết cũng như tạm ghi sổ là VN của Lê Duẩn nợ Trung cộng vậy, chờ hạ hồi phân giải.

Câu hỏi rằng vàng giả và hạt xoàn giả là từ khi còn ở căn nhà đường Khổng tử hay nó chỉ hóa thân khi vào kho của Mai chí Thọ còn là một bí ẩn như trăm ngàn bí ẩn khác của xã hội cộng sản VN.

Sau bài học đó, bộ công an được bộ trưởng Trần quốc Hoàn cho sáng kiến là khi tịch thu vàng và hạt xoàn của nhân dân dù giả hay thật thì cũng chỉ ghi vào biên bản: vàng là kim loại màu vàng, và hạt xoàn là đá quý. Cái sáng kiến này đã giúp công an cộng sản tạm giữ vàng thật và hạt xoàn của dân. Và, nếu đương sự không có vấn đề gì thì phần lớn được trả lại tang vật đúng là kim loại "màu vàng" và "đá quý".

Đúng là khẩu khí của Hồ chí Minh rằng: "Chỉ có người cộng sản mới dám nghĩ, dám làm". Tài thật!!!

Lá số tử vi và kịch bản sân khấu

Ngay sau ngày 30-4-1975, nhà văn quân đội cộng sản, trung tá Nguyễn Khải (nay là đại tá và là phó tổng thư ký hội Nhà văn VN cộng sản) đã có mặt tại Sài-gòn. Bên cạnh công tác thì ông cũng dành thì giờ làm tư tác, nghĩa là đi thăm bố đẻ ở đường Võ văn Tấn và vài người họ hàng, trong đó có ông Bùi tường Huân. Chẳng biết ông Nguyễn Khải nói ra sao mà ông Bùi tường Huân năn nỉ đưa ngày, giờ, tháng, năm sinh âm lịch để đưa ra Hà-nội xem tử vi giùm (!), chủ yếu xem cung quan lộc còn phát được hay không hay lại bị tù. Sài-gòn bao nhiêu thầy tử vi, chỉ tay, tướng mặt v.v lại còn có hội Thông linh học, thế mà ông Bùi tường Huân lại nhờ Hà-nội giải đoán giùm lá số tử vi qua trung gian của nhà văn cộng sản Nguyễn Khải, đệ tử thân cận của trưởng ban tuyên huấn trung ương Tố Hữu! Tài thật!

Ăn các món ăn đặc sản của Huế ở nhà ông Bùi tường Huân rồi, ông Nguyễn Khải còn được ăn cơm thịnh soạn ở nhà bố đẻ, có đông đủ một số họ hàng là "ngụy". Chẳng biết Nguyễn Khải cao hứng nói thế nào mà bà cô ngắt lời ông Khải hỏi:

- Anh thấy Sài-gòn có nhiều cột đèn không?

Nguyễn Khải, gương mặt sáng sủa thông minh vậy mà cũng phải ngẩn ra một lúc mới trả lời được:

- Nhiều lắm

- Liệu có đủ để mỗi cột đèn treo cổ một tên cộng sản không?

- Không!

Không khí bữa ăn trầm lại. Bà cô Nguyễn Khải cười mỉa:

- Nếu vậy mỗi cành cây treo cổ một đứa!

Trở lại tiếng cười khà khà đúng là của nhà văn quân đội, trung tá Nguyễn Khải lớn tiếng:

- Cũng không đủ!

Rồi Nguyễn Khải vui vẻ hỏi móc bà cô:

- Ghét cộng sản như vậy sao cô không đi Mỹ mà còn ở lại đây làm gì?

Bà cô cười khẩy:

- Người Sài-gòn ai cũng muốn đi, chỉ vì mắc kẹt nên tạm ở lại mà thôi. Ngay cột đèn, nếu có chân chúng cũng sẽ đi hết!

Cả cuộc đối thoại trong bữa cơm hôm đó được cho lên kịch bản sân khấu do đoàn kịch điện ảnh dàn dựng. Mục đích là để nói lên cái chất "phản động" của dân Sài-gòn. Dùng văn nghệ để chứng minh cho bài nói chuyện của trung tướng Hoàng minh Thảo ở hội nghị lịch sử quân sự, đại ý: "Cái sai của Nguyễn Huệ, một lỗi lầm chiến lược lớn nhật là không tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn Nguyễn ánh đã là nguyên nhân gây mầm họa sau này". Chúng ta cần rút bài học lịch sử để không đưọc phạm sai lầm đó. Kịch đó của trung tá Nguyễn Khải không được Tư Bình - tức Vũ đình Liệu - chủ tịch Sài-gòn cộng sản ủng hộ. Cho nên, vở kịch diễn được đúng một đêm ở nhà hát thành phố thì phải gói phông màn, đạo cụ dông về Hà-nội.

Cái ông nhân viên thu thuế muối thời Pháp thuộc ấy, quê ở Nam-định, thật là tài, chẳng trách được ông Saù Thọ cho giữ ghế chủ tịch Sài-gòn. Khi sang Nga-xô, ông Tư Bình tức Vũ đình Liệu này đã gọi Nga-xô là "tổ quốc thứ hai" và chuyến đi đó là "cuộc hành hương về thánh địa", lúc thì bằng giọng Nam bộ cho ra vẻ Tư Bình, lúc thì giọng Nam định cho ra vẻ Vũ đình Liệu. Thế nhưng, có hai đứa con ông ta đã giải quyết: trai cho sang Pháp học thay vì sang Nga và gái thì vào làm việc ở Seaprodex thay vì vào thanh niên xung phong xây dựng nông trường Lê minh Xuân.

Đúng là nhờ sự kiện 30-4-1975 mà bao "người tài" lộ mặt. Thật mừng lắm thay!!!

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Bằng chứng về sự đàn áp dã man trong cuộc cưỡng chế Văn Giang 24/4/2012

25/4/2012

Nhiều người đến nay vẫn không hiểu một vấn đề rất đơn giản: Tại sao chính quyền đàn áp không chùn tay những người nông dân ở khắp đất nước, đặc biệt ở Văn giang-Hưng yên mấy ngày qua?
Nhà nước có quyền lợi gì trong canh bạc khát máu này?
Không nhà nước không có quyền lợi gì hết. Quyền lợi duy nhất và toàn bộ nằm trong tay các nhóm lợi ích bao gồm những tên tư bản đỏ tham lam vô độ. Chúng dùng tiền thuế của chính những người dân để chi dùng cho việc chỉ đạo, huy động các lực lượng công an và côn đồ tấn công nông dân, cướp đất của họ.

Lịch sử đau thương ngày hôm nay đã ghi khắc tội ác của chúng.


Bà con Phụng Công, Văn Giang sáng 24-4 P3

Bà con Phụng Công, Văn Giang sáng 24-4 P5

Bà con Phụng Công, Văn Giang sáng 24-4

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

CẢI TRANG GIỮA THỜI BÌNH


23/4/2012


Khi con gái ông bạn tôi đưa chiếc áo lính bạc mầu mất 2 chiếc cúc bảo “chú thay áo đi, mặc tạm cái áo này nhé” tôi hết sức ngạc nhiên.
- Sao phải thay áo hả cháu?
- Chú thay đi, ra ngoài kia mà mặc áo như chú chúng nó biết ngay bên Hà nội sang đấy.
- Biết thì đã sao, chú có làm gì đâu mà phải cải trang như thế?
- Không cải trang đố chú ra được ngoài đó.
Ông bạn xúc ấm chè thủng thẳng:
- Chú thay đi, con Hà nói đúng đấy, chúng nó thấy người lạ chặn lại không ra được mà còn thêm rắc rối. Cẩn thận là hơn.
Hà lấy chiếc mũ cối bạc phếch của bố nó, trước kia chắc là mầu xanh Tô châu đội lên đầu tôi và nhắc tôi kéo tay áo xuống không nên sắn lên như thế.
Thay xong, để kệ tay áo với măng sét loè xòe, đầu chụp cái mũ cối tôi bật cười khi thấy mình như trở thành kẻ khác: một nông dân Văn giang hoặc là một tay lái xe công nông đầu ngang.
Thì ra cô con gái bạn tôi có lý. Trên đường từ nhà ra đến gần khu vực chính quyền huyện Văn Giang sắp cưỡng chế đất phải qua 2 “bốt gác”. Một bốt là mấy thanh niên vẻ mặt rất ngầu đúng ngồi lố nhố, quá nữa hơn trăm mét là một nhóm, nhìn cách ăn mặc và cầm gậy biết ngay dân phòng hoặc công an cải dạng. Tất cả đều làm  nhiệm vụ canh chừng người lạ đến khu tập kết máy ủi của nhà thầu dự án Eco Park Văn Giang Hưng yên.
Mấy thôn Cửu cao, Phụng công và Xuân quang thuộc huyện Văn Giang có diện tích ruộng sắp bị cưỡng chế theo lệnh của chủ tịch huyện Đặng Thị Bích Thủy.
Trở lại Dự án xây dựng Khu đô thị  thương mại du lịch Văn Giang Ecopark. Trong bài “Vì sao các hộ dân ở Văn Giang khiếu nại kéo dài?”, Báo Người cao tuổi số 38 đã chỉ ra nhiều sai phạm của dự án. Bài báo nêu bật nội dung Thông báo số 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạo UBND tỉnh Hưng Yên phải “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng khu đô thị…”. Ngày 12-4-2012, huyện Văn Giang tổ chức cuộc đối thoại của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan hành chính ở Hưng Yên với nhân dân Văn Giang. Nhưng bà Chủ tịch UBND huyện lại nói rõ “chỉ đối thoại với 166 hộ gia đình liên quan đến việc cưỡng chế 72 ha đất để bàn giao cho chủ đầu tư”, không chấp nhận đối thoại với những hộ không nằm trong khu vực cưỡng chế vào ngày 20-4-2012 sắp tới. Thực chất đã rõ, huyện Văn Giang không “đối thoại”, chỉ “cưỡng chế”!
Những dự án kinh doanh như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Nguyên tắc là khi giải phóng mặt bằng, người dân khi đến nơi ở mới phải có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ. Như vậy, quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang không đúng luật, không hợp lí, không hợp tình, không vì lợi ích của nhân dân mà chỉ phục vụ “lợi ích nhóm” nào đấy, trong đó có chủ đầu tư.
Chính vì vậy bà con các xã trên đã kêu cứu khắp nơi tại các cơ quan trung ương ở Hà nội.
Đi vài nhà  thấy ngay cái không khí căng thẳng bao trùm miền quê này. Từ người già đến phụ nữ đều như đang chuẩn bị “kháng chiến”. 
Trong các gia đình, bà con ngồi bàn bạc nhỏ to. Gậy gộc,  dao phay thấy để khắp chỗ. Gần khu ruộng chuẩn bị cưỡng chế, dân dựng lều bạt canh giữ đất. Nhiều đám củi khô chất rải rác. Loanh quanh đây đó là các chai nhựa, chai thủy tinh có chứa chất lỏng mầu xanh, hỏi ra biết đó là xăng. Xăng để làm gì? Chắc không phải đem ra chơi hoặc đổ dế. 
Bên kia đê là sông Hồng với cây cầu Thanh trì dài hơn 3000m vắt ngang. Bên này là đất vườn trù phú của nông dân nay sắp bị san ủi đến nơi rồi. Tự nhiên cái không khí đối đầu giữa nông dân và chính quyền làm tôi bỗng nhớ bài thơ Bên kia sông đuống:


…Anh đưa em về bên kia sông Ðuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
Sông Ðuống trôi đi
Một giòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Ðứng bên này sông luyến tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay…

Nhưng cái nghịch cảnh bây giờ không phải là chuyện giữa nhân dân và giặc Pháp cùng lũ lính ngụy ác ôn mà là cái nghịch cảnh trên chiến tuyến hôm nay, hai phía đối đầu nhau quyết sống mái lại là những mẹ những chị, em ta với chính quyền.
Sang nhà ông B, thật bất ngờ khi chủ nhà giới thiệu tôi với cụ bà Lê Hiền Đức, người phụ nữ có tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ từng là một nữ điệp báo của Sở Liêm phóng Hà Nội. Sau kháng chiến chống Pháp, bà chuyển về Hà Nội làm giáo viên tại trường Chu Văn An. Bà từng được nhận giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch quốc tế vì thành tích chống tham nhũng.
Ở đây không nói chuyện gì được nhiều vì bà liên tục gọi, trả lời bằng cái điện thoại di động có giây đeo trước ngực. Thì ra bà đang nói chuyện với bên văn phòng Thanh tra chính phủ. Được vài phút lại trả lời cán bộ an ninh gọi. Chưa kịp uống chén nước chủ nhà đưa mời, chuông điện thoại réo. Bà nói: Cậu cảnh sát khu vực đấy. A lô, bà đang có việc nhá…ừ, làm sao ngồi chỗ được, có bao giờ bà ngồi một chỗ được đâu. Hả, bà ở đâu hả? Mày biết làm gì, mà có biết cũng thế thôi, có ai giữ được bà đâu…
Bà Hiền Đức khuyên bà con bình tĩnh: “Cứ từ từ. Thế bây giờ bà gọi cho Thanh tra chính phủ, thằng Huỳnh Phong Tranh nhá,,,bây giờ nên gọi chưa?”.
Nhưng xem ra, chính quyền huyện Văn giang rất quyết tâm cưỡng chế. Nguyên nhân sâu sa của sự quyết tâm này thì có vẻ ai cũng rõ. Chính quyền được gì khi bao che cho chủ đầu tư và tuyên chiến với nhân dân?. Tất nhiên không phải là được chén nước chè như bà Lê Hiền Đức nhận từ tay người nông dân sắp bị cướp đất đến nơi.
Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống 
Bộ đội bên sông đã trở về 
Con bắt đầu xuất kích 
Trại giặc bắt đầu run trong sương 
Dao loé giữa chợ 
Gậy lùa cuối thôn…
Rời Văn giang trở về Hà nội, hai thanh niên đưa tôi ra đường cái dù tôi đã biết đường. Tôi hiểu, bà con muốn bảo vệ tôi khỏi bị nhưng tên bịt mặt đâu đó xông ra hành hung. Cũng giống như bà Lê Hiền Đức vì chống tham nhũng nên luôn bị khủng bố, luôn bị đe dọa chẹt xe, ném đá. Một đất nước đang trải qua những thời khắc đảo điên. Một đất nước phải cải trang giữa thời bình.
Văn giang Hưng yên, tôi nhìn vào mắt những nông dân ở đây, tôi thấy trong đó là ngọn lửa đang cháy. Mảnh đất ở một miền quê yên lành lại sắp dậy sóng.
Đến bao giờ lại được đọc mấy câu thơ của Hoàng Cầm với đúng tinh thần trong đó:


Bao giờ về bên kia sông Đuống 
Anh lại tìm em 
Em mặc yếm thắm 
Em thắt lụa hồng 
Em đi trảy hội non sông .

Mai Xuân Dũng

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

CANH BẠC ECO PARK VĂN GIANG HƯNG YÊN


21/4/2012

Mấy ngày qua hàng nghìn dân Văn Giang Hưng yên quyết sống mái với bọn cướp đất-chủ dự án Khu đô thị Eco Park trên cánh đồng và biểu tình trước dinh Thủ tướng để phản đối chính quyền tiếp tay,  cưỡng chế đất. Sự việc có vẻ như đang ngoặt sang một hướng mới chưa từng thấy.


Tình hình trên các trang mạng xôn xao, Facebook sốt sình sịch tiếp hơi nóng vào dư luận nhân dân như chảo lửa.
Vụ Văn Giang Eco Park này mang mầu sắc thế nào trong bức tranh kinh tế Việt nam?
Sau việc Bộ trưởng Tài chính Vương Đình đi Xin ga po điều nghiên hệ thống cá độ ở đảo quốc này tính đem về áp dụng cho triều sản đang trong cơn túng quẫn, người ta đang đồn đoán về những sòng bạc quy mô quốc tế sẽ được xây cất ở Việt nam trong tương lai.
Thời điểm này, bộ binh bộ hộ bộ hình đều phải gồng lưng thót rốn để kiếm cho ra tiền. FDI khó khăn, các quả đấm kinh tế nhà nước vỡ vụn, giới đầu tư nước ngoài tháo chạy vì thực trạng tham nhũng của giới tư bản đỏ. Trong nước khiếu kiện tràn lan và đang có dấu hiệu trở thành những xô viết Nghệ tĩnh của thế kỷ 21 sẽ là mối nguy Titanic chứ không phải như câu chuyện Tiên lãng.


Gỡ cho ra cái mớ bòng bong này có lẽ triều Vệ đã tính đến việc thò tay vào 3 cái túi để vơ vét trám vào lỗ thủng ngân sách.
Thứ nhất móc túi thằng Tư bổn giẫy chết theo cách cổ điển: bán tài nguyên chủ yếu là cướp đất của nông dân, bố thí tiền đền rẻ mạt mặc cho họ vật lộn kiếm sống bất chấp hệ lụy. Bán đất cho nước ngoài với trò lèo thuê 50 năm, 70 năm.
Thứ hai, móc túi dân đen hiện nay đang đói rách lầm than bằng cách tận thu các sắc thuế chồng lấp nhau với các ngôn từ “hạn chế ách tắc” hoặc “nâng cấp” hệ thống giao thông.
Thứ ba, chuẩn bị mở ra sòng bạc, cá độ. Cái này nếu thành công sẽ như một phát tên hạ được hai chim. Vừa hút được vốn đầu tư vừa thu được tiền từ túi dân đỏ đen quốc tế, kích thích du lịch.
Về việc nặn túi dân, Bộ Giao tải Đinh La được giao trọng trách.
Trước khi làm tư lệnh ngành dầu khí, La vốn xuất thân kiếm tiền bằng trò ảo thuật tung hứng các con số nên cứ tưởng thiên hạ dốt như cục bột nên mới lập lờ giả ngô nghê nói lèo rằng Quốc hội thông dâm đến 92,4% về chủ trương tận thu 2 loại phí hạn chế phương tiện cá nhân và lưu hành ô tô đi vào thành phố giờ cao điểm.
Đang cơn khát tiền, không từ việc tối kỵ là móc túi dân đen. Cả thày lẫn tớ chỉ thua thằng Luyện cầm dao giết người cướp vàng ở phố Sàn.
Tay nắm luật pháp nhưng họ rất sợ luật nhân quả ở đời. La giả ngô lấy Quốc hội ra lập lòe để tránh đại dịch đáng kinh sợ hơn cả ết là cuộc đại loạn toàn dân.
Ai ngờ mưu đồ móc túi 350 nghìn tỷ đồng dân nghèo bằng cái đề án thu phí của bộ Giao tải bị dư luận đập te tua nên chính phủ Vệ đành để miếng mỡ treo cao (chờ ngày đẹp giời đớp sau).
Sau khi sạp báo đảng đăng tin về các dự án hóa dầu Bà rịa 4 tỷ, lọc dầu Nghi sơn 8 tỷ đô thì dân tài chính mới ngộ ra rằng nghị quyết 11CP chủ trương tái cơ cấu, thắt giải rút tài chính, giảm chi tiêu công là trò láo khoét vì giảm chi tiêu công thì chúng lấy đâu ra tiền mà gửi ngân hàng quốc tế, mua đất cát, đầu tư riêng cho các công ty sân sau tùm lum như kiểu Vi na xin, “Vina cô mất nết” vân vân.
Bất động sản đóng hòm. Ngân hàng chao đảo. Lạm phát leo thang, Các doanh nghiệp giải thể, phá sản khắp nơi. Bầu Đức hiện nay mắc nợ tứ tung đang chào bán các chung cư dự án rẻ 50% để thoái vốn hòng rút chân khỏi vũng lầy bất động sản đang làm run sợ các đại gia đại con nợ khác.
Giới đầu tư đang có dấu hiệu tháo chạy khỏi Vệ. FDI tụt dốc, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 3 tháng 2012 là 2,63 tỷ USD, chỉ bằng 63,6% so với cùng kỳ năm 2011 và trông thấy tương lai còn tuột tiếp. Trong khi đó việc triển khai các dự án cũ của năm 2010, 2011 cũng đang có những vướng mắc tiềm ẩn theo hướng kịch bản Đoàn Văn Vươn. Công ty TNHH Savills Việt Nam đã kí thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajco) để trở thành Đại diện bán độc quyền khu nhà ở thuộc Khu đô thị Eco Park – Văn Giang - Hưng Yên. Nhưng chính những jac cu ở đây đã nhìn thấy nguy cơ bị cướp đất, con cháu họ mất kế sinh nhai từ ruộng đồng nên đang nổi lên như ong, chơi quyết tử.
Nhà Vệ lúng túng hầu như mất khả năng đối thoại với nhân dân về mọi vấn đề chính trị, kinh tế. Nội bộ lục đục tranh ăn, tranh quyền không thèm quan tâm đến đời sống dân chúng.
Có vẻ họ bất chấp tất cả dư luận trong, ngoài nước. Bất chấp mọi chuyện kể cả chiếc lá nho che phủ cho cái chỗ đen đúa nhất là việc công khai đưa các thái tử, công nương vào các vị trí quyền lực thâu tóm tài sản công, bất chấp sự yếu kém, tham nhũng của các doanh nghiệp quốc doanh, dồn mọi gánh nặng thâm thủng lên đầu dân.
Nếu tình thế kinh tế thúc bách quá nóng, có thể nhà cầm quyền sẽ chỉ đạo lực lượng ‘thanh kiếm và lá chắn” của đảng đàn áp gắt gao nông dân để cướp đất bằng được. Nhưng nông dân đã bị đẩy sát chân tường sẽ quyết liệt chống lại và máu có thể đổ.
Nhưng những hành động kiểu đó nếu xảy ra sẽ không khác gì mồi lửa quăng vào cánh đồng khô nỏ và chắc chắn đám cháy sẽ bùng ra trên diện rộng. Việc ai bị nướng chín tế thần trong đám hỏa diệm sơn đó sẽ là câu hỏi dành cho kẻ nào liều lĩnh ký lệnh đốt đền tự trả lời.

Mai Xuân Dũng


Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

VÒNG TRÒN LỖ CỐNG


20/4/2012

 

Ngồi ban công đốt thuốc thấy một chú chạy con uây tàu rẽ vào ngõ gọi bạn:

-         Này, có đi đổ xăng không?
-         Rủ đi đâu chả rủ, rủ đi đổ xăng.
-         Không tranh thủ mua đến 8 giờ tối nay xăng tăng giá 23.900 đồng lít đấy.
-         Ôi, lại tăng, cái chó gì cũng thấy tăng, gạo thóc tăng, thịt cá tăng, điện tăng, thuế má tăng, ga tăng nay lại tăng giá xăng sống làm sao đây. Mả bố chúng nó, lũ khốn nạn.
-         Thôi mày, nếu chửi mà chúng nó biết nghe chả hóa ra chúng nó là con người à.
-         Mà này biết tin mới hot nhất trong ngày chưa?
-         Tin gì?
-         Báo chí đưa tin có con bé ranh con mới có 24 tuổi sinh năm 1988 đã làm chủ tịch Vinaconex PVC đấy.
-         Bất động sản đang chết lâm sàng, xây dựng thì sống thực vật, thay máu là phải, cần có những đứa trẻ ranh, là con gái nữa càng tốt mới thay đổi được tình hình kinh tế cái đất nước loạn luân này.
-         Nhưng mày bảo “là con gái nữa càng tốt” là sao?
-         Dốt. Là con gái tháng nó thay máu một lần mới được chứ con trai như thế có mà thay áo quan.
-         À, thấy bảo con này là gái cưng của lão Tô Dưa đấy.
-         Chứ còn gì nữa, không có thằng bố thì ngữ con này có mà đi làm chủ tịch hội giao hợp Quất Lâm.
-         Mày nói tục quá.
-         Hì, tục gì đâu, chữ gọi tắt của: giao lưu hợp tác thôi mà.
-         Nói vậy thôi chứ nước mình toàn chuyện chả ra gì, bên VTV có con  Kiều trinh con gái lão Vũ Văn Hiến ngày trước mày biết rồi, ăn cắp như ranh thằng bố vẫn nâng lên phụ trách mảng Văn hóa đài truyền hình Việt nam chuyên giáo dục văn hóa cho cả nước, toàn là bọn con ông cháu cha bợ đít nhau leo lên tài đức có gì đâu.
-         Chuyện, có đức nó đã chả phải học tập và làm theo, có  tài nó đã chả chịu dựa hơi thằng bố mà phải tự tạo dựng cơ nghiệp như mấy tay Mark Zuckerberg của Mĩ hay như Yoshikazu Tanaka của Nhật bản rồi.
-         Chán mày, Có ví thì ví  với mấy thằng cùng phe như Cu Ỉn cu Ân thôi chứ ví với mấy thằng Mĩ, Nhật làm gì nó viển vông quá.
-         Ừ thì ví với thằng Ỉn thằng Ân. Chắc mấy lão tư bản đỏ học tập làm theo đồng chí Bắc Hàn truyền ngôi cho thằng cu 28 tuổi làm tổng bí tư ngang hàng anh Lú, chứ con Tô kia làm chủ tịch cái Vina con mất nết thì cũng thường. Thời phong kiến thối nát, tý tuổi đã làm vua, cha truyền con nối. Đánh đổ phong kiến rồi ngày nay lại trở nên phong kiến hơn xưa. C
ái vòng tròn luẩn quẩn nó quay lại rồi đấy.

-        Quay lại nhưng nó khác nhau. Mày có biết cái vòng tròn ngày xưa khác cái vòng tròn bây giờ ở chỗ nào không?

-        Khác ở chỗ cái to cái bé.

-        To bé không quan trọng. Khác nhau mỗi cái vòng ngày xưa thì tròng vào cổ còn cái vòng ngày nay thì như cái lỗ cống bên Liby đấy.
-         He he, thôi, tao đang bận đ…đi được, mày mua xăng tranh thủ mua tao can xăng chục lít kèm cái máy lửa nhé.
  

Mai Xuân Dũng

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

CÂU VIEW


Các báo trong nước  hôm nay dồn dập đưa tin về việc Đoàn chủ tịch UB TƯMTTQ đã nhất trí quan điểm bãi miễn đại biểu QH Đặng Thị Hoàng Yến.
Theo báo Hà nội mới điện tử, cuộc họp sáng 17/4, đa số các đại biểu UBMTTQ tỉnh Long An tán thành đề xuất bãi miễn tư cách ĐBQH của bà nghị này mà nội dung liên quan đến sự không trung thực thông tin trong bản khai lý lịch cá nhân của bà ta.
Những câu chuyện bi hài trên sàn diễn chính trị lâu nay làm dân chúng chán ngán nay lại thêm khó chịu vì cái cách hành xử theo lối moi móc chuyện đời tư của người khác để triệt hạ nhất là vị đại biểu kia là một người đàn bà cho dù có thể tư cách của bà nghị Yến là có vấn đề.
Ở xứ này, ngoài  các chức năng khác không kể ra ở đây, MTTQ còn có chức năng gọi là giới thiệu nhân sự trong các cuộc bầu cử ĐBQH, định hướng cho dân bầu mà đương nhiên các nhân sự ấy được đảng duyệt và chỉ đạo lập danh sách.
Nhìn vào các cuộc bầu cử thấy người ta tổ chức tưng bừng cho giống ngày hội. Loa phát thanh tuyên truyền ra rả mấy tuần liền.  Danh sách ứng cử được niêm yết công khai. Nhưng điểm sáng tạo nhất là ông nào sinh sống, công tác ở tỉnh A sẽ được Mặt trận giới thiệu cho ứng cử ở tỉnh L. Bà nào công tác ở tỉnh C thì sẽ được ứng cử ở tỉnh Q. Đến ngày, người của ban vận động bầu cử hô hào dân đi bỏ phiếu, xong niêm phong lại. Nhưng kiểm phiếu thì kín, phiếu đem đổ ra kiểm. Ghi ghi đếm đếm…như đếm bạc. 
Rồi một thời gian sau thấy công bố kết quả đúng phóc như người ta rỉ tai nhau trước khi bầu. Đây gọi là quy trình dân bầu, đảng cử và anh Mặt trận điều phối nhân sự cho ông miền ngược ứng cử ở miền xuôi, tréo ngoe khác gì đem anh Bin la đen đến Mù Căng Chải ứng cử. (Xin lỗi các bác Mù Căng Chải , đây chỉ là ví dụ thôi). Số phiếu của Bin la đen có khi lại cao chót vót ấy chứ, vì bố ai biết lão Bin la đen này tông tích thực nó ở đâu, tư cách ra sao, ăn ở với hàng xóm thế nào, tử tế hay phường lưu manh? Chịu.
Chính vì vậy mà nước ta mới nảy ra các ông ĐBQH nổi tiếng theo kiểu tréo ngoe. Tréo ngoe y chang như cái cung cách bầu cử ĐBQH. Vậy mới có chuyện đất Hà nam xưa nổi tiếng hiếu học, danh nhân đời nào cũng có mà để đến nỗi chui vào Quốc hội một tay có cái IQ phân bắc như tay Trần Tiến Cảnh, một Đỗ Văn Đương Rau muống, một Hoàng Hữu Phước Khùng và một lô những đại biểu khác đi họp theo lối tuần chay nào cũng có nước mắt nhưng tịnh không có tham luận bao giờ, tốn tiền cơm dân nuôi, khách sạn ở, xe đưa đón. 
Nhắc đến các ông bà nghị này sực nhớ ra các vị cũng chỉ là sản phẩm được tạo nên từ một cái lò XHCN ọp ẹp đầy khiếm khuyết, cổ lỗ mà những nước đã sản xuất ra nó đã vứt vào đống rác thải từ hai chục năm trước.
Nhắc đến các ông bà nghị này người ta mới lại nhớ ra là các vị cũng chỉ là đám lau nhau mà sếp của các vị như các ông Nông, ông Trọng, ông Hùng…lựa chọn ra theo tiêu chí của các vị ấy.
Mấy chục năm từ khi có đảng, một xã hội lạ lùng theo kiểu cừu Dolly được thiết lập ở Việt nam. Bầu cử là một sản phẩm của xã hội văn minh đã được đảng chế biến, nêm riềng mẻ mắm tôm linh tinh đến nỗi đẻ ra những những vị lãnh đạo đất nước “có tài có đức” như ta đã thấy hiện nay. Mỗi ông một vẻ nhưng tựu trung ông nào cũng có dấu ấn để đời chả thế nhân dân đã tặng không cho các ông những biệt danh nếu là người Việt nam không ai không biết.
Ông Trọng được gọi là “Lú”, ông Nông “răng chắc…”, ông Triết “tiền đồn thức ngủ”, ông Sinh Hùng “chứng khoán”, ông Thúy “Pô ly me”…v.v… 
Nhìn vào danh sách thấy giật mình vì tất cả các vị đã góp mặt trên cái chiếu sang trọng nhất, quyền lực nhất của chế độ này mà những    gì các vị đem lại cho đất nước chỉ là sự tụt hậu thê thảm cùng với nỗi tủi hổ khi so sánh với các vị lãnh đạo các nước khác.
Nói thêm chút về báo chí. Vì thấy báo đưa tin về bà nghị Đặng Thị Hoàng Yến một cách khá rầm rộ nhất là lại thấy báo Hà nội có dẫn bài của VGP News nên người đọc đâm ra nghi ngờ.
Thật ra sau vụ báo Hà Nội mới “đánh” Tổng Giám mục Hà nội Ngô Quang Kiệt sau đó bị phanh phui, vạch mặt là dựng chuyện, cắt xén để vu cáo ông nên độc giả đã thất vọng hoàn toàn về tư cách truyền thông của một tờ báo. Gần đây, báo Hà nội tiếp tục trò cũ khi đăng tin bài moi móc đời tư của bà Bùi Minh Hằng, người phụ nữ biểu tình yêu nước thì  người ta đủ cơ sở để coi thường tính đàng hoàng của lãnh đạo báo Hà nội cho nên những bài viết hoặc bài đưa lại tin của tờ báo này về bất cứ cá nhân nào cũng khiến độc giả hết sức nghi ngờ rằng đây lại là một trò tung hứng hoặc dìm hàng được chỉ đạo một cách mờ ám mà thôi.
Không khéo hay là báo Hà nội học cái chiêu tự tạo scandal của các cô người mẫu để câu view trong lúc báo ế ẩm chăng?


Mai Xuân Dũng

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

CÀ PHÊ CÀ PHÁO


Cà phê đun lại


Chiều nay phải bỏ bia hơi để cà phê cà pháo với hai thằng tây mới đau. Mấy ông bạn cạ bia bọt cú lắm. Nhưng bù lại, câu chuyện đem đến vài thông tin đáng suy ngẫm và đáng dành thời gian ngồi gõ vào máy tính.


Nói chung, bọn tây trẻ khu vực Bắc Mĩ ít uốn éo trong giao tiếp. Chúng chả ngại bất cứ chuyện “nhạy cảm” nào từ chuyện chính sách đối ngoại của Tổng thống Ô bá mà bị dân chúng bang Arizona chửi bới thế nào cho đến chuyện thanh niên bang Michigan tranh luận về vấn đề thủ dâm nữ ra sao. Còn khi bị hỏi rất soi mói, bọn nó hiếm khi trả lời quanh co kể cả những vấn đề cần quanh co một chút. Dễ chịu.


Hôm nay chúng nó bị in tờ viu là chính.


Thằng Luck sang đây học về văn hóa phương Đông được hơn một năm mà vốn từ hơi bị đông. Phải cái phát âm còn cứng quá. Nó chỉ vào bộ râu quai nón và bảo: “ học tiếng Việt được ba tháng nó phải nhập viện làm trị liệu cơ mặt vì nói tiếng Việt sái quai hàm”. Thằng Tom nói thõi hơn thằng Luck nhiều. Lần trước gặp nhau, hỏi nó ở Hà nội, thích bia gì, nó cười hềnh hệch: “Nói chung bia gì cũng thích, trừ bia đá ra”. He he, thấy nó tanh chưa nào?





Biết mình tiếng Anh phọt phẹt nên Tom “chơi” tiếng Việt giọng Hà nội. Nói đúng ra, mình lại ưa giọng xè goòng của thằng Luck hơn. Nói chung đó là gu của mình. Mình khoái nghe giọng Huế hoặc Sài gòn, nhất là khi nghe chị em ở trỏng hót thì mê lắm. Thấy thằng Tom kè kè mấy quyển sách, Mình bảo:


-         Chúng mày sang đây có đọc được nhiều không?


-         Có chứ, đọc lòi mắt. Hai thằng cười.


-         Mày nói Lòi mắt hay Lồi mắt?


-         Lòi ý mà. Lờ oi loi huyền lòi. Lại cười


Mình cười to hơn chúng nó, cái vần Lờ và Nờ chúng nó phân biệt âm khá ra phết, khối anh Việt phát âm quen tiếng địa phương còn phải choáng.


-         Thế chúng mày đọc cái gì ? Thằng Luck trả lời:


-         À, đọc Truyên kiêu bằng chữ nôm, truyên kiêu, kiêu…


-         Truyện Kiều, Nguyễn Du (mình nhắc). Nó cười, thanh quản tây không cho nó phát âm được chữ Kiều. Luck hài hước:


-         Mày xem chỗ nào cho thuê thanh quản mách tao nhé, dùng tạm. miễn không tốn nhiều tiền quá. Mình trêu nó:


-        Thanh quản chưa có chỗ cho thuê nhưng nếu muốn thuê lưỡi thì tao sẽ mách chỗ cho.
 Mấy em phục vụ bàn nghe lỏm bấm nhau cười rúc rích.


Nói chung câu chuyện không ra đầu ra đũa. 
Nhân chuyện đọc sách, mình hỏi chúng nó nghĩ thế nào về trí thức. Thằng Tom tỏ ra hơi đăm chiêu và cố tìm từ cho chuẩn xác. Nó cho rằng trí thức Việt giỏi nhưng phần nhiều thiếu thực tế và mất cân đối trong cuộc sống. Mình yêu cầu nó cho ví dụ để đi đến nhận định như vậy. Tom bảo:


-         Việt nam có nhiều người học giỏi. Nhưng đi vào thực tế cuộc sống, nhiều người có vẻ mất phương hướng. Một số có khả năng nghiên cứu chuyên sâu nhưng họ quay sang lĩnh vực quản lý nhà nước. Rất phí kiến thức và năng lực. Lĩnh vực đó họ không có khả năng. Cấp trên của họ kì vọng ở họ nhưng cấp trên không hiểu rằng lĩnh vực quản lý có tính đặc thù mà những người làm khoa học chuyên sâu không thể làm được. Cũng có thể các sếp của họ biết thế nhưng vẫn tuyển dụng họ vì chỉ cần hình ảnh của nhà khoa học làm nền, làm dáng cho bộ máy nhà nước mà không cần họ có được việc hay không. Nước chúng mày rất lạ. Nói là cần người hiền tài nhưng người hiền tài ở cơ quan nhà nước hay bị vô hiệu hóa, bị cô lập. Xã hội Việt nam vẫn coi thường trí thức. Có lẽ do đố kị. Nhiều người Việt nam không chịu thừa nhận có kẻ giỏi hơn mình. Đó là sự tự ti nhưng biểu hiện theo cách quá tiêu cực. Khi bất lực trước những cái đầu mẫn tiệp hơn mình, họ thường tỏ ra Chí phèo, phủ nhận tuốt tuột.


Mình bảo nó: “đó là tính ghen tuông thôi, khi yêu người ta rất hay ghen”. Tom không hiểu cách nói “lèo lái” của mình nên nó không chịu, cãi bằng được. Còn thằng Luck thì đọc bốn câu Kiều như để minh họa cho vị trí mấy bác trí ngủ của nước ta:


Lãnh lời nàng mới theo sang


Biết đâu địa ngục Thiên đàng là đâu?


Sớm khuya khăn mặt, lược đầu,


Phận con hầu, giữ con hầu dám sai


Thằng Luck nói thêm:


Nước mày các ông lãnh đạo không nói được tiếng Anh. Nhiều ông có bằng Tiến sỹ không nói được tiếng Anh là chuyện rất lạ. Lạ hơn cả là các ông ấy nói trân trọng trí thức nhưng trong thâm tâm rất ghét trí thức.


Thằng Tom nói rõ hơn:


-         Một trong những lý do đó là trí thức hay soi mói. Soi mói cả cái bằng cấp của lãnh đạo. Tất nhiên, nước mày có nhiều người dùng bằng ĐEO.


Mình không biết loại bằng này nên hỏi lại nó và bắt nó phát âm kiểu đánh vần nhưng nó nhe răng ra cười. Chịu. Đành viết ra giấy. Nó viết: “BẰNG ĐỂU” !


(Có Bọ Lập ở đây chắc bọ lại giơ tay lên kêu Ua chầu chầu). Mình nghe chán lắm, thấy xấu mặt lây nhưng biết làm sao. Chúng nó nói thật quá. Người mình hay có thói quen đánh giá thấp người khác, nhất là người dốt. Càng dốt thì càng tự phụ. Một phần do ảnh hưởng của bộ máy tuyên truyền một thời. Lãnh đạo bơm vào tai quần chúng rằng: “Chúng ta trước kia, hiện nay cũng như mãi mãi sau này luôn ở đỉnh cao trí tuệ” nên mọi ý kiến trái chiều sẽ bị đưa vào hai dạng: nếu không ngu thì đích thị là các thế lực thù địch cả.


Thằng Luck biết cách thưởng thức món tiếu lâm dân gian Việt nam. Theo nó, Tiếu lâm là một món tương tự Tiết canh heo. Bụng dạ tốt thì không sao, bụng dạ xấu là đau ngay, té re liền. Nó kể lại cho mình nghe chuyện về quan chức, trí thức, văn nghệ sỹ và cánh cạo giấy nhà nước: “ Chung cư ở Việt nam có lẽ không cần toilet vì nhân viên nhà nước đến cơ quan, dành phần lớn thời gian để trà lá và đi ị nhằm giết thì giờ. Họ là tầng lớp tỷ phí thời gian. Ở cơ quan họ chẳng có việc gì để làm. Trí thức và văn nghệ sỹ cũng không cần toilet vì ị ra cục nào họ đút vào miệng nhau. Các quan chức cũng không cần toilet vì các ổng quen ị lên đầu nhân viên hoặc nếu lỡ ị ra cơ quan thì không lo, họ rất sẵn các nhân viên tranh nhau hốt ngay vì chất thải của quan chức Việt nam quá nhiều dinh dưỡng”.


Chuyện này mình biết lâu rồi nhưng nghe bọn tây nói ra đúng là “chuối” thật. Cáu tiết, ứ hơi vô cùng nhưng chúng nó có luận chứng, luận cứ để chứng minh sự thật là thế, dẫu mình có lòng tự hào về...chế độ bao nhiêu cũng không thể bao che nổi. Thế mà các quan nhà ta cứ tưởng chúng nó không biết gì. Thậm chí những chuyện mình không biết về đời tư, lịch sử bác nào xuất thân hoạn lợn ra sao, đỡ đẻ thế nào chúng nó còn biết vanh vách. Mẹ kiếp, cái thời Internet toàn cầu mà các bác cứ quen giấu giấu diếm diếm mọi chuyện như lũ mèo. Chán.


Thôi chuyện đó bỏ, không nói. Thối lắm. Thằng Luck nói như an ủi:


- Mày đừng buồn. Nước tao 200 năm trước cũng thế (!) giới trí thức nếu ở giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thời kì lịch sử, hai thế hệ cũng có những va chạm đáng tiếc, kìm hãm sự phát triển tinh thần của dân chúng. Lớp công thần vì trót dại tung hô cái dở, cái sai quấy (thì cũng là cái sai lịc sử thôi, thời điểm lúc khởi phát là đúng) nên buộc phải nhắm mắt trước thực tế để bảo vệ ý tưởng của mình. Bảo vệ quan điểm của mình thuận theo nhà cầm quyền nghĩa là bảo vệ nồi cơm của mỉnh.Ví như cái bánh mì mới ra lò rất ngon, rất thơm nhưng để lâu với thời gian, bánh bị phân hủy, nhiều nấm mốc và khuẩn độc, ăn vào có thể ngộ độc. Nhưng bác thợ làm bánh lo cho uy tín cá nhân mình sứt mẻ nên bắt người ta phải tin là bánh vẫn thơm ngon tuyệt vời. Ai nói là bánh thiu, bác bịt mồm lại. Cho nhịn ăn luôn. Khổ thế. Thằng Tom bổ xung cho rõ nghĩa:


-         Thực ra bác thợ bánh là người tốt. Chỉ có điều bác ấy tốt với chính bác ấy thôi. Nếu ảnh hưởng tới bác ấy là bác cáu, thay vì bánh mì bác ấy sẽ nhét than nóng vào mồm người ta.


Chủ đề này nghe đau cái lỗ nhĩ quá. Chuyển qua chuyện xì tin xem nào.


-         Chúng mày thấy lớp trẻ Việt nam thế nào?


Luck cười: “mày cũng quan tâm 9x à?” Bọn tây cái gì cũng cười được. Chúng nó “lạc quan cách mạng” hơn cả những người cộng sản. Tom bảo:


-         Lớp trẻ của nước mày sống trong hòa bình, có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội hơn lớp già, họ thông minh, nhạy bén  nhưng cũng thừa hưởng cách nghĩ thời chiến nhiều độc hại của lớp già. Nhưng vì họ trẻ, năng động nên khi tiếp thu cái mới, họ vượt qua được lối nghĩ thời chiến đó. Họ rất chán khi thấy lớp già quá bảo thủ, công thần, mê mụ không đủ sức hoán cải nên mặc xác, thỉnh thoảng chọc chơi đám trí thức già nổi điên lên cho vui. Một số trí thức già thích tầm chương trích cú lắm, nhưng “cú” ấy, “chương” ấy toàn của China , ấu trĩ lắm rồi. Đến ngay China họ còn thấy lỗi mốt mà các ông già của chúng mày cứ vơ lấy làm như tinh hoàn dân tộc mới lạ.


-         Cái gì tinh hoàn?... À, Tinh hoa dân tộc chứ.


Lại là vấn đề cấu trúc thanh quản của các vùng địa lý Âu - Á đây? Hay chúng nó có ý gì khi nói "tinh hoa" lại chệch ra "tinh hoàn" ?


Việc đó bỏ, cái chính là cốt lõi vấn đề ra sao. Mình nghĩ bụng  như vậy.


Thằng Luck ngọng hơn Tom nhưng nó suy nghĩ khá sâu. Nó nói:


-         Sự gắn kết của hai thế hệ người Việt mất đi do cuộc chiến tranh đem lại. Nền giáo dục thời thuốc nổ đầu độc một thế hệ trong và sau cuộc chiến. Họ bị ngộ độc quan niệm địa lý Khu vực. Họ chỉ biết đến Mảnh đất này là của chúng ta chứ họ không có khái niệm Trái đất này là của chúng ta. Nước chúng tao cũng còn nhiều người không chịu hiểu khái niệm này. Kể cả một số nhà lãnh đạo đất nước. Thế đấy.


Chuyện thì dài dài nhưng thôi, mình là một người thực tế. Bây giờ mình cần một vại bia hơi Halida (mấy nhà hàng bia hơi Hà nội bây giờ đấu chác vào nhiều bia cỏ quá, uống vào đau đầu kinh khủng). Kết loạn, mình hỏi chơi một câu báo hiệu cho chúng nó “thời lượng” cuộc chat face to face đến hồi kết thúc:


-         Theo chúng mày, tương lai hòa hợp của các thế hệ trí thức Việt ra sao? Liệu có sớm tốt lên không?


-         Chúng mày chưa có một tầng lớp trí thức đúng nghĩa. Ngay cả những người được coi là Trí thức chân chính cũng chưa rửa dáy được hết cái "toxin" từ bản chất của hệ tư tưởng mà chúng mày đeo đuổi 7, 8 chục năm. Vậy mà ngay cả số đó chưa nhiều để tạo ra một tầng lớp thật sự. Nghĩa là chưa đủ sức mạnh cuốn hút. Trí thức đúng nghĩa bao hàm: những con người có kiến thức, được đào tạo chuyên sâu, họ còn phải là người hiểu biết sâu sắc các vấn đề xã hội liên quan đến quốc gia, quốc tế. Có sự quan tâm và dấn thân vì mọi người cho các lý tưởng phù hợp với các chuẩn mực dân sự quốc tế. Nếu gộp những người làm công tác nghiên cứu khoa học, những người làm công tác văn hóa nghệ thuật là trí thức thì những người này sẽ biến đổi theo thời gian thôi. Có điều sự hòa hợp của hai thế hệ và những người cùng thế hệ với nhau sẽ chậm hơn các nước phát triển khác vì khối trí thức ở nước chúng mày đang trong thời kỳ trứng vịt lộn. Để đủ nhân cách, đủ năng lực làm những người trí thức đúng nghĩa thì đơn giản phải Biết Tôn trọng mọi ý kiến Khác biệt. Nhưng điều đó phụ thuộc không chỉ thời gian mà còn phụ thuộc những cái đầu Quyền lực. Hy vọng chúng mày sẽ sớm thoát ra.


Mẹ kiếp. Cái từ “thoát ra” (leave mess) mình không nhớ nó có phải là một từ đa nghĩa hay là một thành ngữ. Về tra lại từ điển xem sao.


mai xuân dũng



Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

CHÍNH QUYỀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ HÀ NỘI ĐẬP PHÁ NHÀ CÔ NHI VÀ ĐÁNH ĐẬP LINH MỤC


14/4/2012


Tin khẩn cấp.
Bà con xã Thủy Xuân Tiên gọi điện thoại cấp báo: Linh mục quản xứ Yên Kiện đã bị Công an xã Thủy Xuân Tiên và Công an huyện Chương Mỹ Hà nội đánh đập tàn tệ phải đưa đi cấp cứu. Sự việc tóm tắt như sau:
Đúng 4 giờ sáng hôm nay 14/4/2012, gần 200 công an đã kéo đến nhà tạm Cô nhi viện dành cho các cháu mồ côi vừa mới được Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình cho dựng lên ít lâu. Công an và các lực lượng của chính quyền huyện Chương Mỹ đã đập phá đồ đạc, bàn học, ném tất cả đồ dùng, chăn màn áo quần sách vở của các cháu ra sân, đập phá cửa rồi nhanh chóng rút đi.
Tưởng thế là đã xong, ai ngờ đến 9 giờ khi Linh mục Nguyễn Văn Bình dâng Thánh lễ sáng về nhà Cô nhi viện thì toàn bộ căn nhà của các cháu đã bị phá tan hoang. Một số bà con giáo dân đã kéo đến phản đối.
Lực lượng công an huyện Chương Mỹ đã lập tức xông vào đánh đập mọi người. Một số bà con giáo dân bị đánh máu me đầy đầu. Linh mục Nguyễn Văn Bình yêu cầu không được đánh bà con nhưng cũng bị công an xúm lại đấm đá, đánh rách mặt và bầm tím một khoảng lưng. 
Một số bà con cầm điện thoại định chụp ảnh đã bị công an lập tức giật mất.
Khi thấy Linh mục gục xuống, bà con vội gọi xe đưa Ngài đi cấp cứu tại bệnh viện Vinaconex ở Xuân Mai nhưng tại đây, thấy tình trạng bệnh nhân khá trầm trọng họ đã chuyển Linh mục Giu Se Nguyễn Văn Bình ra bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Ngay bây giờ, một số bà con tại Hà nội đã kéo vào viện để thăm hỏi nhưng được biết Linh mục đã được chở về Tòa Tổng Giám mục Hà nội.
Hiện nay ngôi nhà của các cháu đã bị phá. các cháu mồ côi  đang tá túc tại Cô nhi viện đã tản mát sang các nhà bà con giáo dân để ở nhờ.
Tin tức tiếp theo sẽ được cập nhật sau.
Dưới đây là một số hình ảnh tại nhà Cô nhi viện ở xã Thủy Xuân Tiên huyện Chương Mỹ Hà nội và ảnh Linh mục Nguyễn Văn Bình tại Tòa Tổng Giám mục Hà nội.




        Đây là nhà Cô nhi viện mới được dựng lên cho các cháu mồ côi lúc chưa bị đập phá


                                   
              



                                 Linh mục Nguyễn Văn Bình nằm  tại Tòa Giám mục Hà nội







Mai Xuân Dũng




Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

"CƠ HỘI" MUÔN NĂM


12/4/2012


CHUYỆN VỚI NHÀ VĂN


Có lần đối ẩm với một nhà văn trong quán nhậu ven sông Sài gòn. Trong câu chuyện giữa hai chai bầu đá là những từ “đù má” hoặc “mẹ kiếp” làm kẻ viết hậu sinh trở nên gần gũi với ông-một lão văn đã từng “vang bóng một thời” trên văn đàn.
Ông không muốn người ta gọi ông là Nhà văn hoặc những mĩ từ như Cây bút lớn, Tiếng nói của lương tâm v.v…mà chỉ tự nhận là “Người chơi chữ”. 
-Nhưng các cụ ta ngày xưa đã gọi “chơi” là một nghề. Nghề chơi cũng lắm công phu.
-Đã hẳn. Chơi cũng ba bảy đường chơi, mình chỉ coi nghề văn của mình là chơi thôi, chơi chữ ý mà. 
-Nhưng nếu chỉ là “chơi” thì có vẻ không nghiêm túc lắm?
- Nhầm, chơi mới là nghiêm túc, tất nhiên là chơi đẹp. Nghề gắn với Tiền. Mà tiền là bà chúa bạc tình. Mình chơi chứ không phải là “Làm văn” hoặc “Nghề văn”. Nếu “làm nghề” ta phải theo ý chủ hoặc ý kẻ mua văn. Mà viết cho kẻ mua văn khác nào làm điếm chữ. Còn “chơi” thì thích gì viết nấy, có sao nói vậy. Bởi thế ta sẽ không cần uốn éo cái lưỡi. Vì lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, L…không vành L… méo mó tứ tung. Hì,,,ngày xưa châu Âu có câu thành ngữ Cái lưỡi của Aesop cậu nghe chưa? 
Lần ấy vua cho Aesop làm bếp đãi khách đến dự tiệc và yêu cầu phục vụ họ món ngon nhất.
Món ngon nhất trong bữa tiệc là lưỡi hầm Thực khách khen không tiếc lời.
Tới món thứ hai, thứ ba cũng chẳng có gì khác ngoài món lưỡi. Việc này xem ra có vẻ chọc tức. Vua nổi nóng hỏi Aesop tại sao không làm các món khác nữa mà toàn lưỡi.
- Tâu bệ hạ, có gì tuyệt vời hơn cái lưỡi đâu ? Nó phát ra sự hiểu biết và khôn ngoan. Nhờ nó mà diễn thuyết, nhờ nó mà tán tụng, nhờ nó mà giao thương, ký hợp đồng, lập khế ước hôn nhân, và nhiều người nổi danh cũng nhờ nó. Nhờ cái lưỡi, chúng ta nói với Thiên Chúa. Nó chẳng là gì, nhưng chẳng có gì bằng cái lưỡi.
Thực khách vỗ tay khen ngợi lời lẽ khôn ngoan của Aesop.
Để chuẩn bị cho bữa tiệc ngày mai, vua muốn chơi khó để thử tài Aesop nên truyền rằng: Hãy mua thực phẩm nào tệ nhất.
Hôm sau, khách khứa và vua đều ngạc nhiên vì thấy món dọn lên lại là lưỡi. Nhưng quả thực nếm vẫn rất ngon. Vua gọi Aesop lại hỏi :
- Ta đã chẳng bảo ngươi mua thứ thịt tệ nhất sao ? Vậy vì cớ gì ngươi lại đi mua lưỡi nữa ?
-Tâu bệ hạ, cầu tài, cầu lợi cho đến phản bội, bán Chúa, giết người, bán nước cầu vinh, lừa tình lừa tiền, …đều có cái lưỡi can dự vào
vậy còn có cái gì xấu hơn cái lưỡi, tệ hơn cái lưỡi?

BÀ HÀNG XÔI

Bán xôi cần giấy gói mà giấy gói thường là bằng báo. Nếu ai đó nghĩ các bà hàng xôi chỉ biết mỗi chuyện xôi là rất nhầm. Ở chỗ này, ta sẽ chẳng hỏi được điều gì khi hàng đang đông khách, nhưng nếu nhân lúc hàng họ ế ẩm mà lân la sẽ có khối chuyện hay.
Lần này thì hàng xôi ế thật. Công nhân đóng gạch về quê vì nhà máy chậm lương, các cô phụ hồ, thợ xây đi nơi khác vì công trường đói việc.
-Vậy là hôm nay nhà ta sẽ ăn xôi trừ bữa trưa.
-Gì phải thế, nhà cháu có người làm hàng, xôi ế đem về bóp lẫn nếp nấu lại vẫn bán được mà?
-Không được đâu, chú biết rồi tôi nói thật, mẻ này đã đấu 2 lần rồi không thêm được nữa đâu để nó mau chua lắm, bán thế mất khách.
Và rồi câu chuyện quay ra từ giấy báo gói xôi. Ế khách còn gì để làm là đuổi ruồi và đọc báo từ giấy gói xôi. Đó là chuyện Bùi Hằng, người phụ nữ biểu tình phản đối Trung quốc gây hấn những tháng 6,7 rực lửa của tình yêu và cả sự hèn hạ trong mùa hè năm 2011.
“Tôi chả biết cô ta là ai để đến nỗi phải bị chính quyền bắt đi giáo dục ở trại Thanh Hà. Chỉ thấy mấy tờ báo viết là cô ta mấy lần bị bắt vì đi biểu tình ở Bờ Hồ. Năm ngoái các bác trí thức đi biểu tình chả bị đưa sang Trại phục hồi nhân phẩm bên Đông anh cũng là được nhà nước cho đi giáo dục phải không?. Nhưng hỏi thật anh nếu đáng bị đưa đi giáo dục thì các ông như Nguyễn Trường Tô chủ tịch tỉnh Hà giang hiếp gái đang tuổi đến trường cần đi học hay các ông Huệ Chi, Quang A…là những người cũng đi biểu tình như cô Hằng kia cần đi giáo dục để phục hồi nhân phẩm?. Mấy hôm nay lại thấy có tờ báo nói xấu cô Hằng. Tại sao báo nhà nước đàng hoàng mà lại phải đem cái chuyện đời tư của một người đàn bà ra mà nói, thù hằn tiểu nhân như thế thì khác gì mấy bà hàng cá hàng tôm thất học”.
Xem lại bài báo hàng xôi thấy hẳn một “nhóm phóng viên” nội chính viết về cô Hằng. Xem này: “Hằng bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 9 tháng tù treo, 12 tháng thử thách do vi phạm chế độ hôn nhân. Ngày 29-11-1996, Bùi Thị Minh Hằng bị công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố vụ án hình sự về tội danh cưỡng đoạt tài sản; ngày 19-3-1997, cơ quan tố tụng đã xử phạt hành chính đối với Hằng về hành vi nêu trên…Nhân thân xấu cộng với bản tính thích tạo scandal để “nổi tiếng”.
Nếu quá khứ đời tư ai đó đã từng lầm lỗi vì lý do này lý do khác (có thể còn do vu khống) nhưng hành động thực tế của họ mang tính chính nghĩa và có lòng yêu nước thì cho dù họ có là “cô gái sông Hương” đi nữa rồi sẽ: 

                         Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
                         Thơm hơn hương nhụy hoa nhài
                         Đẹp như nước suối ban mai giữa rừng
                         Ngày mai gió mới ngàn phương
                         Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân...
                             (Tố Hữu)

Những cái gọi là: “nhân thân xấu cộng với bản tính thích tạo scandal để “nổi tiếng” cùng những tình tiết nêu trên chỉ là chiêu “dìm hàng” chốn đầu đường, không phải cơ sở pháp lý để Hằng bị đưa đi giam giữ tại Trại Thanh Hà mà nguyên nhân chính là từ quyết định số 5225/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thời hạn 24 tháng mà tội danh được người ta cố đánh tráo khái niệm “gây rối trật tự công cộng” với việc cô đã THAM GIA BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC GÂY HẤN VỚI VIỆT NAM.



Khi người ta sợ và ghét biểu tình thì người ta gọi là “gây rối trật tự công cộng”. Khi người ta sợ và ghét người hay viết và nói chuyện với đài báo nước ngoài thì người ta gán cho tội đã để trong phòng ngủ “Hai bao cao su đã qua sử dụng”. 
Thật là “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, L…không vành L… méo mó tứ tung”. 
Bà hàng xôi phải cười “đi biểu tình chống Trung Quốc mà bị bắt đi cải tạo thì đứa mừng nhất là bọ Tàu và mấy kẻ bám quần Trung Quốc ăn tiền”. 
Ai là tác giả của “Trò lố bịch của những kẻ cơ hội” chính là đây và sự thật đã rõ như ban ngày. Lịch sử sẽ phán xét và đưa họ ra ánh sáng kể cả khi họ có ẩn mình vào trong cái vỏ bọc “Nhóm phóng viên” giấu mặt.
Lại nhớ ngày thơ bé đọc cuốn tiểu thuyết Những kẻ khốn khổ của văn hào Pháp Vích to Huy Gô nói về Giăng Van Giăng, người tù mang số  24601 bị lĩnh án vì ăn cắp thức ăn cho gia đình của mình đang lâm vào cảnh chết đói. Giăng tuy mãn án nhưng phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu của kẻ từng phạm tội. Vì vậy Van Giăng bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ đầu đường xó chợ. 
Giám mục Myrielđã cho Van Giăng một chỗ nương náu. nhưng Giăng lại tiếp tục ăn cắp đồ bạc của Ngài. Giăng bị bắt lại sau đó nhưng lại được Giám mục cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng Van Giăng. Khi chia tay, Giám mục nói với Van Giăng rằng: Hãy trở thành một người lương thiện. 
Sáu năm sau, Van Giăng trở thành một chủ xưởng giàu có và được bầu làm thị trưởng thành phố nơi ông sinh sống với cái tên Ngài Madeleine để tránh sự phát hiện của thanh tra Giave (Javert). Tuy nhiên số phận buộc Van Giăng phải tự lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị bắt nhầm là Giăng Van Giăng và sẽ đối mặt với một án tù nặng nề. 
Một kẻ cựu tù như Van Giăng, một lưu manh nhí như Ga vơ rốt vẫn được vinh danh và sống mãi trong tim mọi người yêu công lý, sự thật và tự do cho dù họ bị có bị những tên Giave truy lùng khắp nơi.
Các bạn trong nhóm phóng viên nội chính thân mến, là những người cầm bút chắc các bạn biết câu: “Don't compare your life to others'. You have no idea what their journey is all about”. Tạm dịch: Đừng so sánh cuộc đời của bạn với cuộc đời của những người khác. Bạn không biết cuộc hành trình của họ như thế nào đâu. Hãy công tâm mà viết chứ đừng cố bẻ ngòi bút như vậy vì mấy đồng bạc, đừng để lương tâm đánh thức chúng ta hàng đêm.
Và, nếu có thể nói gì trong trường hợp Bùi Hằng tôi có thể nói: Nếu biểu tình chống Trung Quốc gây hấn và những người ủng hộ điều đó là “cơ hội” thì xin được hô to: VÌ TỔ QUỐC VIỆT NAM VÌ HOÀNG SA TRƯỜNG SA, CƠ HỘI MUÔN NĂM.

Mai Xuân Dũng

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

CÓ LẼ ÔNG TRỌNG LÚ THẬT MẤT RỒI


Trước đây thiên hạ có câu truyền miệng: “Giàu như Phú – Lú như Trọng – Lật lọng như Nghiên”
Từ “Lú” diễn tả tính mất cân bằng, lộn xộn, thiếu logic trong tư duy dành cho người có dấu hiệu lão hóa não bộ trầm trọng. 
Trong trường hợp một người đang giữ trọng trách hàng đầu của đảng, nhà nước được coi là có trí tuệ đỉnh cao và tinh vi như Việt nam mà “Lú” thì e rằng hơi khó chấp nhận.


Nhưng như người ta thường nói: Không có lửa làm sao có khói, tại sao lại có câu “đồng dao” như vậy và nó lại biệt đãi riêng cho ông  Trọng thì thực hư ra sao?
Trước hết, có lẽ không nên xét về  bằng cấp Tiến sỹ chính trị học chuyên ngành xây dựng đảng của ông vì ở nước ta số quan chức có bằng Tiến sỹ vượt mặt thằng Mĩ từ lâu và số người sở hữu học vị này lắm quá đến nỗi trong xã hội Việt nam, danh vị này chỉ hơn cái cạc vi dít tí ti. Ngay cả một số người có bằng xịn hẳn hoi đâm ra cũng cảm thấy rất e ngại khi ai gọi mình là Tiến sỹ, khác gì khi xưa anh nào là đảng viên cộng sản cứ úp mở khoe khéo còn bây giờ, xin lỗi bố đứa nào dại khoe cái của ý ra có mà xấu mặt.
Vậy, nội soi khối u “Lú” của bác Trọng âu cũng là việc nên làm như việc gạn đục khơi trong vậy.
Về mặt tư cách, bác Trọng chưa có điều tiếng gì lắm, không bị dân gian khen đểu “răng chắc cặc bền” như bác Nông, chả ai xì xào về quý cô, quý cậu nhà bác Trọng dính công thức “5 cờ”, “con cháu các cụ cả” như trường hợp con giai bác Mạnh con cái ông Tấn Dũng đang xếp gạch chuẩn bị mai sau tót lên ngồi trên ngai vàng dân tộc. Lại nữa, không ai coi ông Trọng là Tư sản đỏ mặc dù ông có trách nhiệm rõ ràng trong việc hiện nay các quan chức đảng viên thuộc cấp của ông vượt mặt vua chúa ngày xưa về sản nghiệp, kẻ chơi ván cờ tiền tỷ, đứa đánh bạc triệu đô. Thử hỏi trong một nền giáo dục nước nhà, người tâm huyết học hành với mục đích sau  này ra giúp dân giúp nước nào có vượt qua số ngón tay hay chỉ toàn hạng người làm mọi cách để kiếm một ghế trong các cơ quan nhà nước, lo lót sắm “ô dù” tìm “chân cẳng” chống lưng nâng bi hầu trèo cao đặng vinh thân phì gia mà thôi? Vậy việc các quan ta lo kiếm tiền nhiều xây biệt thự to, hùn hạp làm ăn trong các doanh nghiệp lớn, đưa con cái du học đây đó nơi đất Mĩ, trời tây cũng nên coi là việc bình thường cho…quen đi.
Vậy dân gian đặt tên “Trọng Lú” thì cơ sở ở đâu?
Vừa qua, với chủ đề "Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - nhìn từ thực tiễn Việt Nam," bài nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập 4 nội dung cơ bản: Chủ nghĩa xã hội là gì? Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Làm thế nào để đi lên chủ nghĩa xã hội? Và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang đặt ra những vấn đề gì?
Tổng Bí thư nêu rõ Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Vậy mà điều quan trọng cần nói về chủ quyền đất nước đang bị Trung quốc xâm phạm, ngư dân bị đe dọa bắt bớ, tình hình băng hoại đạo đức lối sông của một bộ phận không nhỏ đảng viên trong đảng, tình hình kinh tế Việt nam suy thoái và biện pháp cứu vãn khônng thấy ông đề cập?
Không hiểu ở Cuba người ta nghĩ gì nhưng ở trong nước có người bảo năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hồi đó mấy ông thầy Nga cũng như ông Trọng hôm qua thuyết giảng về CNXH ở Cuba, tất cả các ông thầy đó cùng với niềm tin chắc như đinh đóng cột về sự ưu việt tuyệt đối của CNXH trên thế giới nay đâu rồi? và Liên xô cùng với khối CNXH hùng mạnh đó nay còn ai?
Thế giới xã hội con người là một sự vận động tiến hóa không ngừng, những “chân lý” của ngày hôm qua trở thành giả dối của ngày hôm nay là điều không còn xa lạ.
Ông Trọng nói là hiện nay đảng ông chỉ mới tính đi qua “thời kỳ quá độ,” tức là giai đoạn chuyển tiếp trước khi tới chủ nghĩa xã hội, và ông nói: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp!” Bởi vì “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co!” Ở nước ta, việc tiến tới chủ nghĩa đó “lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi”. Nhưng ông cũng không hiểu nổi “thời kỳ quá độ” này nó lâu dài đến bao nhiêu năm, 20 năm hay là phải 100 năm để dân còn hy vọng rằng không bị biến thành chuột bạch, thỏ con trong cuộc thí nghiệm vô tiền khoáng hậu của đảng. Gần bốn chục năm qua trong hòa bình rồi mà đất nước ngày càng tụt hậu so với mấy nước Đông Nam Á chứ chưa dám so bì với các nước Tư bản giãy chết khác trên thế giới. Nghèo đói gia tăng, xã hội xuống cấp, đảng suy thoái đến mức bản thân ông còn phải thừa nhận là mối nguy đổ vỡ chế độ thì liệu dân còn tin nổi vào CNXH vào đảng của ông nữa hay không?
Ở cái thời điểm mà lạm phát dẫn đầu ASEAN và nhất nhì thế giới, hơn 50 nghìn doanh nghiệp bị phá sản trong năm 2011. Dự trữ ngoại tệ chỉ bằng con số lẻ của các nước trong khu vực thì nói gì thì nói người dân có quyền nghi ngờ về cái thời kỳ quá độ mà ông đang bám víu. Đời sống người dân ngày càng khó khăn hơn, mâm cơm trong bữa ăn của đại bộ phận gia đình người Việt Nam mỗi ngày thêm thiếu vắng thịt cá.
Hãy nhìn lại xem đảng do ông lãnh đạo,  Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, giám sát và cả mấy ngàn đảng viên đi tiên phong thực hiện mà để  Đại thương thuyền Vinashin chìm đáy biển cuốn mất tiêu 4,5 tỷ USD tiền thuế của dân. Các doanh nghiệp do nhà nước trực tiếp bơm tiền dân nuôi dưỡng như EVN, Sông đà, Petro.v.v..đang gây thất thoát hàng tỷ đô mà đảng vẫn vô tư như không. Vậy mà ông vẫn tụng kinh CNXH và nói rằng “ Đại bộ phận nhân dân, đảng viên hồ hởi, vui mừng, đồng tình, nhất trí cao” với nghị quyết TW.
Không thể hiểu nổi cái thống kê “Tuyệt đại đa số” kia của ông lấy từ nguồn thông tin nào? mà sao ông vẫn nhắm mắt nói lấy được.
Việt nam hiện nay chỉ còn là 5 quốc gia độc tài cộng sản sót lại trong hơn 200 đất nước đa nguyên tự do dân chủ trên thế giới nhưng ông vẫn tiếp tục “kiên quyết khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.” Mà ai chấp nhận? Nếu nói là nhân dân, thì thưa ông, dựa vào đâu? cơ sở nào để  khẳng định là nhân dân chấp nhận điều đó hay chỉ có thiểu số trong đảng của ông?
Không có một quốc gia tự do dân chủ nào mà người dân phải chấp nhận gồng mình chịu đói nuôi một nhà nước chỉ biết đến quyền lợi của đảng như Việt Nam.
Đến thăm Cuba hôm qua, ông Trọng đã đem  những điều đã học được ở Liên xô những năm thập niên 80 cộng với nhưng điều vá víu về nền kinh tế thị trường “định hướng XHCN” của năm 2000 để tái khẳng định những tố chất ưu việt và bất biến của CNXH bất chấp thực tế đang diễn ra hoàn toàn ngược lại hàng ngày hàng giờ ở Việt nam và thế giới thì quả thực người ta bảo ông là “Trọng Lú” có lẽ là không ngoa ngôn tí nào.

Mai Xuân Dũng