Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

THỬ MÁCH NƯỚC CHO ÔNG TRỌNG




 Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Cuối cùng thì đồn đại trên "giang hồ" luôn chính xác. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương VII đã bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa XI anh Nguyễn Thiện Nhân,Phó Thủ tướng Chính phủ và chị Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, đánh dấu sự thất bại của TBT Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tranh giành quyền lực ở giới chóp bu.

Về lý thuyết, Tổng bí thư là người nắm quyền quyết định tối cao trong đảng cộng sản. Nhưng trong hội nghị TW VI, ông Trọng đã phải nghẹn ngào, uất ức trước phe "Giai cấp mới" vì không kỷ luật được đảng viên X của mình. Điều đó thể hiện sự bất lực và bế tắc của ông. Hy vọng ở hội nghị TW VII, ông Trọng đã bày binh bố trận khá công phu. Con át chủ bài của ông là điều đại tướng "hốt liền, hốt hết" ra Hà nội. Nhưng như người xưa nói "người tính không bằng Giời tính", mọi tính toán của ông vua đảng trị đã hoàn toàn thất bại. Nguyên nhân ở đâu?
Giới am hiểu chính trị đưa ra khá nhiều nguyên nhân: ông Trọng quá bảo thủ giáo điều, tự phụ, vai trò lãnh đạo đảng và uy tín ông ta không còn. Mọi cái đều không sai nhưng nếu truy nguyên, điều chính yếu đó là: ông Tổng bí thư đã hoàn toàn mất lòng dân. Người dân không còn một chút hy vọng gì ở ông nữa và người ta thà thấy một sự đổi thay dù không mấy tin sự đổi thay đó có đem lại nhiều tốt đẹp hơn. Chính nhân dân đã tác động lên ý thức của các ủy viên TW, họ không còn là một đám người mụ mẫm chỉ biết lắng nghe và giơ tay như trước đây nữa. 

Ai cũng nói Trong ván đấu này, ông Trọng đã mất tất cả. Tôi nghĩ khác một chút. Có thể cái mất của ông Trọng cũng chính là cái được của ông ấy. Nếu....

Hãy nhớ lại tháng 8 năm 1945, Khi Việt Minh thắng thế, Hoàng đế Bảo Đại đã gửi một điện tín tới "Ủy ban Nhân dân Cứu quốc" ở Hà Nội :
"Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao".
Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến hoàng cung Huế . Theo lời yêu cầu của hai ông này, chiều ngày 25 tháng 8, 1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói nổi tiếng "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".

Tôi không muốn so sánh ông Trọng với Hoàng đế Bảo Đại, càng không muốn so sánh quan niệm của Bảo Đại về sự "Tự do" đến từ việt Minh mà chỉ so sánh vị thế của hai người trên đỉnh cao quyền lực và cách hành xử của họ. Nếu thông minh, ông Trọng nên chọn cho mình con đường tuyên bố rút lui càng sớm càng tốt. Nếu làm được như vậy, ông sẽ trở thành một con người thực sự Tự do chứ không phải là một ông vua được phong vương (thực chất chỉ là một nô lệ thời thực dân kiểu mới).
Nhưng dù sao không ai nghĩ ông Trọng có thể làm nổi điều này vì đơn giản nếu thế ông đã không phải là "Trọng Lú" như giang hồ vẫn gọi.

MXD

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Khi kẻ có tài ngồi ở ngôi cao nhất,kẻ đó tự biết mình phải làm gì để củng cố quyền lực.Âý là lúc quốc gia hưng thịnh.
    Còn khi một kẻ đần được những kẻ khác đặt lên ngôi cao nhất nếu không cam đành chịu nhục thì ắt sẽ sinh ra loạn tặc.
    Đằng nào thì ta vẫn chưa có được kẻ có tài,vậy thì :
    - Vùng vẫy như ông Lú.
    - Chịu nhục như ông Khỏe.
    Bác muốn ông nào ?

    Trả lờiXóa