Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

ĐỌC SÁCH VÀ LƯỚT WEB


1/4/2012


Vua Lê Chúa Trịnh.


Sau gần 50 năm nội chiến Nam-Bắc triều với hàng chục vạn dân lành bị đẩy vào các cuộc tàn sát khủng khiếp cho đến năm Tân Mão (1591) Tiết chế Trịnh Tùng  chiếm được Đông Kinh, bắt Mạc Mậu Hợp, liền đón vua Lê từ hành cung Vạn lại Thanh Hóa về Thăng long (Đông Kinh)
Tháng hai năm Quý Tỵ (1593) Các khó khăn ngoại giao với nhà Minh được phái bộ nước ta do Phùng Khắc khoan đại diện sang Yên Kinh giải quyết tốt đẹp.
Năm Mậu Tuất (1598) sắc phong và ấn bạc được sứ nhà Minh đưa sang.
Được các quan thiên thiên triều tin dùng, Trịnh Tùng tự xưng Đô nguyên súy Tổng quốc chính thượng phụ Bình an vương.
Từ đây là khởi đầu thời kỳ  vua Lê chúa Trịnh vong quốc, loạn dân.


Trần Thủ Độ
Sinh năm Giáp Dần (1194) ở Lưu xá, Hưng hà, Thái bình, Trần Thủ Độ sống trong thời Triều Lý suy vi. Vua quan ăn chơi sa đọa, đêm ngày hát xướng chè rượu, gái gú, xây cất dinh thự mua sắm xe siêu sang, mặc kinh tế suy thoái, đê đập nứt vỡ, lòng dân ly tán.
Trong lúc ngoài biên ải, giặc phương Bắc nhòm ngó Đại Việt, vua Lý Huệ Tông nổi hứng đi tu ở chùa Chân Giáo, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.
Tháng 12 năm Mậu Ngọ (1258) quân Mông tiến đánh phương Nam tận lưu vực sông Hồng, quân Đại Việt thua chạy.
Vua Thái Tông bỏ Thăng Long rút về phía nam. Vua ngự thuyền tới gặp Thai úy Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo chấm tay xuống nước viết lên mạn thuyền hai chữ “Nhập Tống”, có ý khuyên vua chạy sang Tống nhờ vả.
Vua lại rời thuyền đến thăm dò ý tứ Thủ Độ. Độ trả lời: Đầu tôi chưa rơi dưới đất xin bệ hạ đừng lo.
Trong việc trị quốc ở vai trò Thái sư, Thủ Độ làm nhiều việc ổn định xã tắc, an dân bằng đường lối pháp trị.
Có lần Linh từ Quốc mẫu muốn xin Thủ Độ gia ơn cho  một người họ hàng làm một chức quan nhỏ, Thủ Độ nói sẽ lưu ý. Đến khi duyệt sổ đinh nơi đó Thủ Độ gọi đến đương sự mà rằng: Ngươi vì có Quốc mẫu xin cho chức Câu đương nên ta mới nhận lời, nhưng vì được Quốc mẫu  xin thì không thể giống những người khác, nay để phân biệt ta sẽ cho chặt một ngón chân để đánh dấu.
Người kia hết vía xin thôi không dám nhận chức Câu đương nữa.
Là công thần triều Trần, Thủ Độ nắm giữ nhiều quyền bính đến vua cũng không dám trái ý nên uy bao trùm thiên hạ.
Có viên quan thấy vậy bèn tâu vua: Bệ hạ còn trẻ nay Thái sư Thủ Độ quyền nghiêng chân chúa không biết tiền đồ xã tắc sẽ ra sao?
Vua đem lời này nói với Thủ Độ. Thủ Độ nghe vậy trầm ngâm mà rằng: Kẻ kia nói vậy mà đúng. Quả có chuyện chuyên quyền. 
Thủ Độ cho gọi quan kia tới dinh, quân lính nghiêm trang, gươm giáo sáng lòe. Trống đánh ba hồi kẻ kia đem mạng tới trước thềm cầm chắc chết. Độ rằng:
Trong trăm người vâng dạ không thể bằng một người dám có lời khác ý. Một triều thịnh là triều nên khuyến khích người nói thật.
Nói rồi cho gia tướng đem tiền gói trong vuông lụa biếu kẻ dám nói xấu mình.


Nông Đức Mạnh


Năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 4 năm 2006, ông được bầu lại làm Tổng bí thư, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Năm 2001. Tuyên bố Việt-Trung nhân chuyến thăm TQ của tổng bí thư Nông Đức Mạnh tháng 12-2001: "VN và TQ nhất trí thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắk Nông". Tháng 06-2008 trong Tuyên bố chung khác nhân chuyến thăm TQ cũng của ông TBT: "Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như bô-xít Đắk Nông".


Thông báo số 17/TB-VPCP:
Kết luận của TTg Nguyễn Tấn Dũng về thăm dò, khai thác bauxite, sản xuất alumin và luyện nhôm
Phó Chủ nhiệm VPCP Văn Trọng Lý 13-01-2009


        Ngày 5-1-2009, tại Văn phòng Chính phủ, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm. Tham dự có các PTTg: Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo các Bộ: Công thương, TN&MT, KH&ĐT, NN&PTNT, KH&CN, GTVT, Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch; Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai; VPCP và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam.
        Sau khi nghe Bộ Công thương báo cáo, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:
        1. Việc khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại Tây Nguyên là phù hợp với chủ trương của Đảng và Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit giai đoạn 2007–2015, có xét đến 2025 đã được TTg CP phê duyệt tại QĐ số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01-11-2007. Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam và các cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch đã được duyệt.
        2. Giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị báo cáo để Chính phủ trình, xin ý kiến Bộ Chính trị cho tiếp tục thực hiện việc thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm. Báo cáo cần tập trung nêu rõ các nội dung sau:
        - Các chủ trương của Bộ Chính trị và Chính phủ về phát triển công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm.
        - Nội dung chủ yếu của Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit giai đoạn 2007–2015, có xét đến 2025.
        - Các dự án đầu tư thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm đang triển khai và hình thức thực hiện; các dự án dự kiến hợp tác với phía đối tác nước ngoài để triển khai.
        - Ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm và các giải pháp khắc phục.
        - Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho trước mắt và lâu dài phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm.
        - Kiến nghị Bộ Chính trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo Quy hoạch được duyệt.
        3. Giao PTTg Hoàng Trung Hải chủ trì, tổ chức Hội thảo khoa học về việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit và ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên, các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trườngvới thành phần tham gia, gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan; các nhà khoa học và hoạt động xã hội; các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
        4. Trong thời gian chưa hoàn thành việc tổ chức Hội thảo khoa học, Bộ Thông tin và Tuyền thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.
        VPCP xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.


Thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp 


 Hà Nội ngày 05 tháng 01 năm 2009


        Kính gửi: Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
        Thời gian vừa qua báo chí đăng nhiều bài và ý kiến của các nhà khoa học và hoạt động xã hội cảnh báo nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội của các dự án khai thác bô-xít trên Tây Nguyên.
        Đầu tháng 11-2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề nghị cho dừng các dự án này để nghiên cứu, xem xét lại, cân nhắc lợi hại một cách toàn diện.
        Tuy nhiên, các dự án này vẫn đang được triển khai, trong tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án).
        Cần nhắc lại rằng, đầu những năm 1980 Chính phủ đã đưa chương trình khảo sát khai thác bô-xít trên Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên với khối COMECON. Tôi được phân công trực tiếp theo dõi chỉ đạo chương trình này. Sau khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối COMECON đã khuyến nghị Chính phủ ta không nên khai thác bô-xít trên Tây Nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư chẳng những tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác bô-xít mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè...) trên Tây Nguyên.
        Ý kiến phản biện của các nhà khoa học nước ta vừa qua phân tích trên nhiều phương diện, trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện nay cũng đi tới kết luận như các nhà khoa học Liên Xô cách đây 20 năm. Với những cảnh báo nghiêm trọng như vậy, chúng ta cần xem xét các dự án này một cách khách quan - cần đánh giá lại quy hoạch khai thác bô-xít trên Tây Nguyên đến 2025.
        Về quy mô, quy hoạch khai thác bô-xít Tây Nguyên từ nay đến 2025 là một kế hoạch lớn, giá trị ước tới gần 20 tỷ đô-la Mỹ, sẽ tác động sâu sắc nhiều mặt còn hơn cả các công trình kinh tế lớn đã có ở nước ta.
        Vì vậy nên mời thêm các tư vấn chuyên ngành quốc tế có nhiều kinh nghiệm phối hợp với các nhà khoa học và nhà quản lý của nước ta cùng thẩm định cho khách quan, sau đó báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội xem xét, cân nhắc kỹ càng, không thể chỉ đưa vào đề xuất của các Bộ hay tập đoàn kinh tế.
        Vừa qua đồng chí Thủ tướng đã quyết định bác dự án nhà máy thép lớn của Hàn Quốc tại vịnh Vân Phong, khẳng định quyết tâm của Chính phủ phát triển kinh tế bền vững, được đông đảo nhân dân và các nhà khoa học đồng tình, ủng hộ.
        Việc xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định.
        Chúc đồng chí mạnh khỏe,
        Võ Nguyên Giáp


Quyết định Số: 97/2009/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực
cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ
Trong đó (trích quyết định 97/2009):
Điều 2. Trách nhiệm của cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ:
1. Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do mình thành lập, tuân thủ các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các pháp luật có liên quan.
2. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này. Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.


Ngoài lề.
(Vietinfo.eu)


Theo nhiều nguồn tin khác nhau, sau khi rời ghế Tổng bí thư Đảng CSVN chưa đầy một năm, ‘Cụ’ Nông Đức Mạnh cảm thấy ‘cô đơn’ và quyết định lấy vợ mới. Vị hôn thê mới của ‘Cụ’ là cô gái trẻ và dễ thương vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh).


Cô dâu là Đỗ Thị Huyền Tâm, sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh. Về tuổi đời, người vợ mới của Cụ Tổng trẻ hơn con trai Cụ là ‘Thái tử’ Nông Quốc Tuấn, Bí thư tỉnh uỷ Bắc Giang 3 tuổi. 


Cô dâu là một người khá nổi tiếng. Cô là Tổng giám đốc một công ty trách nhiệm ‘vô hạn’ Minh Tâm , là đại biểu Quốc hội khoá 12 và khoá 13 hiện nay.
Ba người chồng trước của cô Tâm là Hải Kem, Khuyết danh và Đại tá QĐNDVN. Riêng người chồng đầu là nổi nhất vì anh là Tổng giám đốc kem Tràng Tiền. Với Cụ Tổng bí thì đây là người vợ thứ 2.
Dư luận bàn tán nhiều và rất khâm phục tính cách của Cụ Tổng. Mặc cho lời ong tiếng ve, sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình, con, cháu, bạn bè … nhưng Cụ vẫn kiên định ý nguyện của mình, bất chấp tuổi tác lấy vợ trẻ hơn con mình 3 tuổi.


RFA 11.11.2011
Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng vào ngày hôm nay...
Ông Nguyễn Thanh Nghị năm nay 35 tuổi và được coi là thứ trưởng trẻ nhất Việt Nam hiện nay. Ông có học vị tiến sĩ đã được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng tại Đại hội Đảng lần thứ 11 vào tháng 1 năm nay. Ngoài ông Nguyễn Thanh Nghị, Đại hội đảng cộng sản Việt Nam năm nay cũng bầu một người trẻ khác là ông Nguyễn Xuân Anh, 35 tuổi, làm ủy viên dự khuyết trung ương Đảng.
Cô Nguyễn Thanh Phượng, du học ở Thụy Sĩ, đậu MBA ở International University in Geneva là đại học có liên kết với Michigan State University (cô chỉ đến Mỹ năm 2004 trong 2 tuần để nhận bằng từ đại học nầy chớ không có du học tại Mỹ). Tháng 1 năm 2006, lúc mới 26 tuổi, Phượng đã làm Giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị trên 100 triệu MK của các nhà đầu tư Thụy Sĩ tại VN. Đến tháng 11 cùng năm, Phượng làm Chủ tịch Quỹ đầu tư chứng khoán Việt (Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, viết tắt là VCFM) gồm hàng ngàn tỷ bạc (VN) của các nhà đầu tư và công ty người Việt. Công điện Wikileaks tiết lộ là trong báo cáo của Tổng Lãnh sự Hoa kỳ tại Saigon là Seth Winneck gởi về Bộ Ngoại giao ngày 26/12/2006 đã viết : Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn khổng lồ như thế cho một người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm như Phượng. Và câu trả lời hiển nhiên là về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản trị là một điều khôn ngoan bởi lẽ quỹ nầy tập trung những ngành mà chánh phủ kiểm soát như dầu khí, ngân hàng và truyền thông.


Lưu đó đọc tiếp sau.
Mai Xuân Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét