Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012
CƯỚP ĐẤT CÓ GIỮ ĐƯỢC NƯỚC?
9/5/2012
Trong vụ Tiên lãng Hải Phòng, ông Đoàn Văn Vươn, một nông dân quai đê lấn biển đã buộc phải liều mạng sống và cả sinh mạng vợ con, gia đình, nổ súng chống lại lực lượng cưỡng chế hùng hậu gấp hàng trăm lần để bảo vệ đất.
Tại Văn Giang, đại gia tập đoàn Việt Hưng Eco Park với sự phối hợp của các lực lượng “trung với đảng hiếu với tiền” kéo hàng ngàn công an trang bị đến tận răng, tổ chức cưỡng chiếm đất đai nông nghiệp, đàn áp nông dân tàn bạo khiến dư luận khắp thế giới sôi sục.
Hôm nay tại Vụ Bản Nam Định, Tập đoàn Dệt may Việt nam cũng đã mua đứt linh hồn quỷ dữ nhà cầm quyền. Đám công an đoàn kết chặt chẽ xung quanh đám côn đồ đang dùng bạo lực cưỡng bức bà con nông dân ra khỏi mảnh đất canh tác của họ.
Đảng bật đèn xanh. Đại gia tư bản đỏ vung tiền mua quyền lực. Các lực lượng công an cảnh sát được đảng vừa dạy vừa dỗ và trao cho thanh kiếm, lá chắn vững chắc đang quyết chiến quyết thắng với nông dân chỉ có chiếc mũ nhựa làm vật bảo hiểm nhân mạng.
Với tương quan lực lượng như vậy, nhà cầm quyền đè bẹp sự phản kháng của nông dân là chuyện quá dễ dàng. Cuối cùng đảng đã chiến thắng nhân dân và đạp một chân lên số phận của họ.
Điều gì đang diễn ra trên đất nước này khi đảng CS giảng bài khắp thế giới rằng: “nhà nước là của dân, do dân và vì dân” nhưng trên thực tế đang chà đạp lên quyền sống của nhân dân?
Ba chục năm qua, Luật Đất đai cùng rất nhiều nghị định của chính phủ, thông tư của các bộ, ngành… chồng chéo nhau, qua nhiều lần chỉnh sửa không giải quyết nổi các rắc rối, xung đột phát sinh trong lĩnh vực bồi thường giải tỏa, thu hồi đất. Khiếu kiện liên quan đất đai không giảm mà còn có xu hướng ngày càng gay gắt.
Nguyện vọng của nông dân Văn Giang, Vụ Bản hoặc bất kỳ nơi nào đều có một mẫu số chung: “Chúng tôi muốn thỏa thuận với chủ đầu tư để đạt được mức giá đền bù hợp lý, hoàn toàn dựa trên quy định pháp luật mà Nhà nước đã ban hành. Đúng ra nhà nước chỉ làm trung gian giúp hai bên thỏa thuận chứ tại sao lại cưỡng chế ? Tại sao nhà nước cưỡng bức dân phải chấp nhận mức giá 135.000 đồng/m2 trong khi đó các Dự án đã lên phương án sẵn sàng bán sản phẩm ở mức từ 25-45 triệu đồng /m2?
Giải bài toán về giá đền bù-bồi thường quả thật không đơn giản. Nhưng nguyên tắc cốt lõi cần phải được khẳng định: Quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất phải được bảo đảm. Không vì nhân danh quyền lợi chung, sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mà hy sinh quyền lợi của người dân, đẩy họ vào chỗ không còn nguồn sống.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng ngay cả trong các dự án thực hiện theo phương thức thu hồi đất, quyền lợi của người bị thu hồi đất vẫn có thể giải quyết ổn thỏa, hài hòa nếu chính quyền và chủ đầu tư chịu ngồi lại với người dân, bàn bạc dân chủ, công khai với tinh thần hợp tác. Điều tối kỵ là dùng quyền lực, dựa vào quyền lực để ép dân, tước đoạt quyền lợi của dân.
Phát biểu tại cuộc họp toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vào ngày 2-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: Công tác giải phóng mặt bằng cần “Lấy vận động, thuyết phục làm chính. Tập trung giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu kiện còn tồn đọng trong cả nước, bởi nếu chủ quan, coi thường, không tập trung giải quyết dứt điểm thì đây sẽ là những mầm mống dẫn tới bất ổn an ninh chính trị thời gian tới”.
“Chúng ta phải làm hết lòng, hết trách nhiệm để người dân thấy được lẽ phải. Khi họ thấy lẽ phải thì họ sẽ đồng thuận thực hiện”.
Nhưng lẽ phải ở đâu? Lẽ phải làm sao có được khi “Đền bù cho người ta chỉ hơn 100.000 đồng/m2, nghĩa là mua được vài lít xăng hoặc ba bát phở. 1 m2 đất nông nghiệp, kết quả tích tụ của hàng bao nhiêu năm, lại là cái người nông dân phải đổ ra bao nhiêu mồ hôi mới có được, chưa tính đến chuyện trong đó có cả thành quả cách mạng chia cho người ta nữa, mà giờ trả quá rẻ mạt. Làm sao người ta sống được” như lời GS Nguyễn Minh Thuyết đã nói.
“Vận động thuyết phục là chính” ở đâu trong khi nông dân chưa thông thì nhà cầm quyền đã dùng sức mạnh của cả một bộ máy nhà nước chuyên chính đè bẹp phản kháng chính đáng của nhân dân.
Rõ ràng nói là một chuyện, thực tế là chuyện khác. Kêu gọi tìm sự “hài hòa quyền lợi” giữa nhà đầu tư, nhà nước và người dân nhưng nhà nước luôn đặt quyền lợi tối thượng của cá nhân nhóm lợi ích lên quá cao bất chấp quyền lợi, số phận của nông dân thì làm sao có được sự “hài hòa”.
Đằng sau giá đất chênh lệch khủng khiếp giữa đền bù và giá kinh doanh kia là những cái bắt tay thỏa thuận chia tiền trên máu của nông dân.
Tuy vậy, trong bài toán đất đai, nhận thức của Thủ tướng về sự “bất ổn an ninh chính trị thời gian tới” là điều dễ thấy. Nhưng để hạ nhiệt cho đám lửa đang lan rộng, nhà cầm quyền lại đang đổ thêm dầu. Bài toán được và mất này, thực ra nhà nước có vẻ nói cho vui cho êm dư luận chứ không muốn giải quyết rốt ráo trên cơ sở công bằng và pháp luật.
Như vậy, có phải họ cố lấy được đất, được tiền bằng mọi giá và sẽ nhanh chân tẩu tán khi đám cháy không còn khả năng dập tắt?
Trong khi quan hệ Việt nam-Trung quốc đang ở vào thời điểm đầy nguy hiểm rất dễ diễn ra xung đột vũ trang thì nhà cầm quyền vẫn tiếp tục chủ trương đẩy mạnh các cuộc cưỡng chiếm đất đai bằng bạo lực khác nào cố tình châm ngòi cho quả bom “bất ổn an ninh chính trị”.
Sau Văn Giang nay lại là Vụ Bản và còn hàng trăm vụ vụ cưỡng chế khác sẽ tiếp tục xảy ra.
Các vụ đàn áp, cưỡng chế đang thổi bùng ngọn lửa mâu thuẫn giữa nhà nước với tầng lớp nông dân đông đảo đang phẫn uất cùng cực.
Liệu cướp được đất có giữ được Nước?
Câu hỏi này có lẽ là câu hỏi gây day dứt, đau đớn cho những người nặng lòng với dân với Nước chứ không phải là mối quan tâm của những kẻ đang chia tiền.
Mai Xuân Dũng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
cướp đất của dân đề bán cho Tầu chứ giũ làm gì cho mệt !
Trả lờiXóahe he ????
XóaHành động ăn cướp sẽ làm chế độ này nhanh chóng sụp đổ !
Trả lờiXóaNhưng trong cơn say máu ,con thú dữ không còn trí khôn nữa rồi.
Những kẻ bất lương bây giờ đang ngập ngụa trong cơn say BUÔN ĐẤT và BUÔN QUAN !!!
Có lẽ khuyến khích cho nó tham lam hơn chăng? hi hi
XóaTên phó công an Nam định tên Dũng chính là con của tên bí thư Nam định - thế thảo nào chúng đồng thuận cướp nốt mảnh ruộng của Dân là đúng rồi.
Trả lờiXóaNhưng chúng sẽ phải chuẩn bị sẵn cống bê tông hoặc bẻ phốt để dự phòng cho ngày mai, ngày kia - khi nông dân hết đất và không còn gì để làm, để ăn.
Lũ cẩu quan ngày nay đa số toàn kẻ thất học, vô học nên không hiểu nhân tình thế thái, không có lương tri của con người văn minh, chúng là sũ súc vật còn nguyên nhiều tính hoang dã, chỉ còn chưa ăn thịt người giữa đường giữa chợ thôi.
Nhìn chị phụ nữ bị chúng đánh ngất rồi kéo lê trên đường nhựa, vứt ra giữa đường trong ảnh tràn ngập các trang mạng thì thấy lũ đầu trâu mặt ngựa kia dã thú đến đâu.
Chung sống bằng tiền thuế của nông dân cấy cày nuôi chúng, nhưng chúng quay lại cắn Nhân dân, chúng còn không bằng con chó mà dân đang nuôi trong nhà về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Một Đất nước mạt vận, một Dân tộc bị đám cẩu quan thối nát biến thành hạ đẳng, thương thay !
Thông tin quý báu nhưng độ chính xác cao không ạ ? Thanks.
XóaTôi không còn suy nghĩ gì được nữa, trong tôi chỉ tồn tại sự căm phẩn,từ xưa đến giờ tôi không sống bằng đất,nhưng những người Nông dân đã nuôi tôi lớn bằng hạt thóc hạt gạo,bởi những đồng tiền chắt chiu đóng thuế để nuôi tôi khôn lớn trong cái TP Sai gòn này. Tôi còn căm phẩn cái chế độ này huống chi người bị cướp đi sự sống.Tôi thật sự đau khổ
Trả lờiXóaCảm ơn Nguyen minh.
Xóa