Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TRANH ỦNG HỘ BLOGGER ĐIẾU CÀY


CẬP NHẬT THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TRANH ỦNG HỘ BLOGGER ĐIẾU CÀY


Xin được cập nhật kết quả 4 giờ đấu giá bán tranh ủng hộ Blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) trên trang Facebook Mai Dzung như sau:



        


        Tranh: sơn dầu 60cm x 80cm

        Họa sỹ: Mai Xuân Dũng


Bán đấu giá tranh vẽ chân dung Blogger Nguyễn Văn Hải (Tức Điếu Cày, tù nhân lương tâm, hiện đang tuyệt thực đã hơn 30 ngày trong trại giam số 6 Nghệ An-Việt nam).


         
         

Ngày Đấu giá: 8h00 ngày 28/7/2013 đến ngày 08/8/2013.
Nơi đấu giá: Trang Facebook: Mai Dzung.
Hình thức đấu giá: Công khai trên status timeline Mai Dzung.
Giá khởi điểm: $260. Giá mong muốn: $2.600. (US Dollar) 

Mục đích: Toàn bộ tiền thu được công bố công khai trên Facebook và chuyển cho Bà: Dương Thị Tân (vợ ông Nguyễn Văn Hải) và anh Nguyễn Trí Dũng con trai của ông Hải và bà Tân, nhằm góp phần ủng hộ, giúp đỡ Blogger Điếu Cày.
Nếu không bán được gía mong muốn, bức tranh sẽ được tác giả tặng cho Vợ và con trai Blogger Nguyễn Văn Hải.

KẾT QUẢ CẬP NHẬT sau 4 giờ qua:

1. Ông Vien Nguyen thông báo mua với giá: 400.000VNĐ
2. ÔNg Caubay Thiem thông báo mua với giá: 100 USD
3. Ông Hồ Chí Bửu thông báo mua với giá: 150 USD
4..Hồ Chí Bửu nâng lên 200 USD.
(Tôi làm thơ, ko làm chình trị- Ko ũng hộ ai hết- Thấy tranh đẹp mua chơi- Giờ trả 200/USD.
5. Cô Ly Ly trả 300 USD. 
(Em trả 300usd
6. Một người cosnick name: Consern đồng ý mua 2.700 USD
Concern 

(6 hours ago)


Là phận nữ Gốc Việt lẻ loi ở 1 quận hạt nhỏ tiểu bang Oklahoma Hoa-kỳ, tôi và ông xã luôn quan tâm đến vận mệnh đất nước trong thời điểm nhạy cảm nầy. Với sức của mình tôi chỉ gom được 2,570 đô thôi, có ACE nào giúp tôi 1 tay không? nếu được, bạn có quyền cùng tôi mua bức họa ấy, xin họa sĩ thêm vào: "Các thân hữu (DLB nếu được) thân tặng" và kính biếu gia đình anh DC. Khi nào các bạn đồng ý góp cho đủ thì xin bác họa công khai cho biết ngày giờ đã gửi emai, tôi sẽ theo cách chỉ dẫn để thanh toán, thế nào thì tôi cũng lãnh tới tấp spam emails. L/L Thêm Trần, facebook: Westside inn, hoặc Westsideinn@yahoo.com. Chúc PTDC sớm thành công.

6. Bạn đọc blog Mai Xuân Dũng Nguyễn Tiến Đức viết:
 
 
Kính thưa anh,

Tấm lòng của anh với anh Nguyễn Văn Hải thật đáng quý. Tổ Chức Hưng Việt sẽ mua bức tranh Điếu Cày một ngàn USD.

Cám ơn và chúc công việc đấu giá của anh thành công.

Thay mặt Tổ Chức Hưng Việt
Nguyễn Tiến Đức
Email Hưng Việt : nguyentienduc3@yahoo.com
nguyentienduc10:10 Ngày 29 tháng 7 năm 2013

KẾT QUẢ CUỐI CÙNG SẼ THÔNG BÁO TẠI ĐÂY LÚC 18 GIỜ GIỜ HÀ NỘI NGÀY 08/8/2013.

KẾT QUẢ ĐẤU GIÁ SẼ ĐƯỢC CẬP NHẬT NGÀY 2 LẦN VÀO 12 GIỜ TRƯA VÀ 20 GIỜ HÀ NỘI
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ QUAN TÂM THAM GIA ĐẤU GIÁ ỦNG HỘ BLOGGER ĐIẾU CÀY.
CẢM ƠN TẤT CẢ QUÝ VỊ ĐÃ CÓ THIỆN CHÍ CHIA SẺ THÔNG TIN NÀY.

Mai Xuân Dũng

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Ông Sang đến Washington (Phần 1)


Greg Rushford, Rushford Report, 23/7/2013

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

truong-tan-sangChủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang – một ủy viên cao cấp có thế lực của Bộ Chính Trị cầm quyền, nơi những quyết định quan trọng của chính quyền được đưa ra và ấn xuống cho Trung ương của Đảng Cộng sản cầm quyền – sẽ gặp gỡ hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Nhà Trắng vào ngày 25/7. Dù gì đi nữa, cuộc gặp hôm Thứ Năm sẽ có ý nghĩa quan trọng với hai vị nguyên thủ quốc gia. Cuộc gặp diễn ra vào thời điểm có những căng thẳng gia tăng lâu nay vẫn kìm hãm các mối quan hệ chiến lược và kinh tế mật thiết hơn giữa hai nước cựu thù trong chiến tranh.

Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama có cơ hội vun đắp mối quan hệ song phương (tôn trọng lẫn nhau) sâu sắc hơn. Nhưng vẫn chưa rõ liệu có vị lãnh đạo nào có tầm nhìn hay bản năng chính trị cần thiết để nắm bắt cơ hội này hay không. Hai vị nguyên thủ quốc gia này có thể chỉ cố gắng tán dương cho hấp dẫn, mong sao bỏ qua những bất đồng quan trọng về các vấn đề cốt lõi hiện đang chia rẽ Washington và Hà Nội. Trong đó, hai vấn đề nan giải nhất là: những cách hành xử nhân quyền của Việt Nam xúc phạm các chuẩn mực luật pháp quốc tế được chấp nhận (theo cách nhìn của Washington), và các áp lực kinh tế đầy xúc phạm của nước giàu (quan điểm của Hà Nội).

Nhà Trắng đã liệt kê “nhân quyền” là chủ đề đầu tiên trong ba chủ đề sẽ có trong chương trình nghị sự khi hai vị lãnh đạo gặp nhau hôm Thứ Năm. “Biến đổi khí hậu” là ưu tiên thứ hai được nêu, và tiếp theo là các cuộc đàm phán thương mại Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia của Mỹ, Việt Nam, và 10 nước Châu Á- Thái Bình Dương khác.

Nhưng chương trình nghị sự thực sự lại rộng hơn, gồm những quyết định căn bản mà cả hai nước cần đưa ra về việc liệu có nên tăng cường hợp tác chiến lược và an ninh giữa hai nước hay không. Nhà bình luận sắc sảo David Brown, một cây bút đặc biệt cho tờ Asia Sentinel, đã viết rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị dường như đã “bị lay chuyển” khi ông Sang thăm Bắc Kinh vào tháng Sáu. Có vẻ như trong các cuộc hội đàm kín với những vị lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, chủ tịch nước Việt Nam ra về với những lời lẽ tốt đẹp, nhưng chẳng có gì thực chất. Do “cuộc gặp rõ ràng đáng thất vọng với các lãnh đạo của Trung Quốc”, tác giả Brown viết, một cuộc viếng thăm “vội vã” đến Washington được sắp xếp sau đó. Ở Washington, Bộ Chính trị muốn Chủ tịch Sang tìm hiểu xem liệu Tổng thống Obama – một chính khách, theo cách nhìn của một số người Châu Á, nổi tiếng là chủ yếu nói toàn điều hay ý đẹp trong các cuộc tiếp xúc với các nguyên thủ nước ngoài – sẽ có giúp ích được gì hơn hay không.

Cả hai chính phủ đều không tiết lộ thêm chi tiết về nội dung hội đàm giữa Trương Tấn Sang và Obama vào hôm Thứ Năm. Một phát ngôn viên Nhà Trắng thậm chí còn không cho biết hai vị nguyên thủ sẽ hội đàm ở phòng nào trong Nhà Trắng, chứ đừng nói gì đến chuyện cho biết tên những nhân vật khác sẽ có mặt trong phòng họp.

Nhìn kỹ mỗi đề mục trong ba vấn đề cụ thể trong chương trình nghị sự hội đàm Sang-Obama, ta thấy với mỗi vị nguyên thủ, bất cứ trao đổi ngoại giao thật sự “thẳng thắn” nào cũng sẽ đặt ra những câu hỏi gây khó xử, đó là chưa kể các tình huống làm bẽ mặt lẫn nhau.

Với Trương Tấn Sang, câu hỏi gây khó xử sẽ là giải thích cho Obama hiểu giới lãnh đạo Việt Nam nghĩ là họ thực sự được lợi gì khi giam giữ hơn 160 tù chính trị. Đây là những công dân Việt Nam không phạm “tội” gì cả – ngoài việc lên tiếng hòa nhã than phiền rằng chính quyền của họ bị xem là ngày càng tham nhũng và thiếu trách nhiệm giải trình. Và Obama có thể hỏi về một nghị định của Hà Nội ngày 15/7 nhằm cấm ngôn luận “chống lại nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hay bất cứ ý kiến phê phán nào mà đảng e ngại có thể “gây nguy hại cho an ninh quốc gia”, theo tường thuật của Đài Á Châu Tự Do. Nghị định này ngắm đến các biểu tượng internet phổ biến như Google và Facebook.

Dĩ nhiên, luôn nan giải cho người Mỹ khi bày tỏ các quan điểm hợp lý về nhân quyền mà không có vẻ ngạo mạn hay dạy đời dưới con mắt của giới lãnh đạo Việt Nam luôn nhạy cảm. Nếu bị gây sức ép quá nặng nề, hay quá công khai, cộng sản có thể chỉ việc bắt bớ thêm nhiều blogger vô tội để dằn mặt người Mỹ. Nếu Mỹ không làm căng, chính quyền Hà Nội có thể cứ tiếp tục làm bất cứ chuyện gì họ thích. Xưa nay, chưa ai thực sự hình dung được ngôn ngữ ngoại giao phù hợp nhất.

[Và nếu giọng điệu của Obama về nhân quyền xúc phạm Trương Tấn Sang, Chủ tịch Việt Nam có thể nêu ra vấn đề dioxin. Trương Tấn Sang có thể hỏi liệu vị lãnh đạo Mỹ có thấy xấu hổ về việc một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội gần đây phủ nhận với Drew Brown, phóng viên của McClatchy, rằng không có chuyện nhiều công dân Việt Nam ngày nay vẫn chịu những ảnh hưởng thảm khốc của dioxin do Không lực Hoa Kỳ rải trên đất Việt Nam trong thời kỳ bắn phá.]

Với Obama, có lẽ điều khiến bẽ mặt nhất là Nhà Trắng của ông – vì những lý do hoàn toàn mang tính cục bộ địa phương trong nước liên quan đến những quan hệ chính trị của ông với các nghiệp đoàn Mỹ và sự vận động hành lang của ngành dệt Mỹ không có khả năng cạnh tranh toàn cầu – đã quá quắt đưa ra những yêu sách đối với Việt Nam trong các cuộc đàm phán thương mại TPP mà Bộ Chính Trị có họa là dại dột mới chấp nhận. Quả thực, những áp lực kinh tế khá thô thiển của Obama lâu nay đang tạo ưu thế cho những người ở Hà Nội ngày càng nghi vấn giá trị của các mối quan hệ thương mại và chiến lược mật thiết hơn với Mỹ.

Ngoài khả năng có thể làm bẽ mặt lẫn nhau, hóa ra điều mà Nhà Trắng muốn bàn về biến đổi khí hậu cho thấy (rất có thể ngoài dự kiến của cả Trương Tấn Sang lẫn Obama) việc tăng cường quan hệ kinh tế song phương đã trở nên phức tạp đến mức nào.

Quyền lực chính trị và điện lực

Về biến đổi khí hậu, có thể Obama chỉ muốn đánh bóng phẩm chất ‘xanh” của mình bằng cách giảng cho Chủ tịch Sang một bài hay về tầm quan trọng của việc các quốc gia hợp tác với nhau để giải quyết tình trạng địa cầu ấm lên.

Nhưng còn một điều quan trọng khác đang diễn ra giữa Washington và Hà Nội cho thấy ý nghĩa chính trị của vấn đề biến đổi khí hậu đã xen vào mối quan hệ song phương ra sao. Không chắc là nhân viên Nhà Trắng – hiện nay dường như phải dàn sức đảm đương quá nhiều việc – đã báo cáo tóm lược cho Obama biết về các tác động của một quyết định hồi tuần trước của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (Eximbank) từ chối dùng nguồn vốn tài trợ xuất khẩu của Mỹ để xây một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than công suất 1.200 megawatt ở tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Nhưng chắc chắn, chủ tịch Sang không cần được báo cáo tóm lược đặc biệt mới hiểu trọn vẹn các tác động do hành động của Mỹ. Sở dĩ như vậy là do quyết định của Eximbank đi thẳng vào trung tâm của cách thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam ngày nay – và chạm đến những cái đầu nhạy cảm trong Bộ Chính Trị.

Trong một bức thư ngày 17/7 gởi cho tổng thống Obama, Greenpeace, Friends of the Earth và các tổ chức môi trường khác phàn nàn rằng “nhà máy chạy bằng than bẩn này sẽ gây ô nhiễm ở mức không thể chấp nhận được mà sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng xáo trộn khí hậu và đầu độc các cộng đồng địa phương”. Kế hoạch hành động về khí hậu của Obama, họ nhận xét (rất đúng), phản đối việc Mỹ tài trợ cho các dự án than ở nước ngoài, với lý do là chúng làm tăng lượng khí thải nhà kính.

Các nhóm vận động hành lang về môi trường đã khắc họa chính xác các chính sách hành động về khí hậu của Obama. Quy định hướng dẫn của ngân hàng Eximbank về cơ bản không tài trợ cho các dự án nước ngoài có độ carbon cao chẳng hạn như các nhà máy than. Hiện nay, Eximbank quan tâm hơn đến việc tham gia vào các dự án năng lượng có thể tái tạo. Dù sao, sau khi thực hiện một cuộc “thẩm định chi tiết”, cơ quan tài trợ xuất khẩu Mỹ đã phát hiện rằng nhà máy ở Thái Bình không hội đủ tiêu chuẩn. Vì thế, ngân hàng không kiểm tra các chi tiết khác của dự án: vốn tài trợ, mức độ khả tín, vân vân.

Phần lớn những điều nêu trên đã được các hãng tin Mỹ đưa – nhưng phần hay nhất của câu chuyện này lại không được tường thuật: chính xác là ai đã muốn nguồn vốn tài trợ xuất khẩu của Mỹ cho Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình?

Eximbank không nêu những chi tiết như vậy trong tài liệu công bố công khai trước khi các dự án được phê chuẩn, nhưng tìm hiểu thêm một chút thì thấy rằng người ta mong có nguồn vốn của Eximbank để giúp một trong những đại tập đoàn quốc doanh của Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (tự gọi mình là PV Power). PV Power là công ty con của Tập Đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam (tên tắt là PVN). Theo một bản tin tiếng Việt năm 2011, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 của PV Power là một dự án trị giá 1,6 tỉ Mỹ kim. Các đơn vị chính là các hãng xây dựng Hàn Quốc và Nhật.

Ngày 3/8/2012, Babcock & Wilcox Co., công ty có trụ sở ở Charlotte, Virginia, thông báo rằng một công ty con đóng ở Bắc Kinh –Babcock & Wilcox Beijing Co. Ltd. – đã giành được hợp đồng trị giá 300 triệu Mỹ kim liên quan đến Thái Bình từ công ty Daelim Industrial Co. Ltd. của Hàn Quốc. Công ty Babcock & Wilcox nói rằng họ sẽ thực hiện công việc kỹ thuật ở Bắc Kinh cho hai lò nung chạy bằng than cho dự án Thái Bình, và cũng sẽ tham gia vào sản xuất.

Tuy một phát ngôn viên của Babcock & Wilcox không thể trả lời các câu hỏi về dự án Thái Bình trước khi bài báo này lên khuôn, dường như PetroVietnam và công ty Hàn Quốc muốn xin nguồn vốn tài trợ từ Eximbank để mua thiết bị do Mỹ sản xuất. Tài liệu công bố công khai không có chi tiết về số việc làm ở Mỹ mà nguồn tài trợ xuất khẩu này lẽ ra đã có thể hỗ trợ. (Cũng không rõ vai trò mà than có – hoặc có thể nên có – trong việc giải quyết các nhu cầu năng lượng của một nước đang phát triển như Việt Nam).

Sự liên can của PetroVietnam, đối với những ai hiểu cách vận hành của cái có thể gọi là “nền kinh tế chính trị” Việt Nam, cho thấy các hậu quả của câu chuyện này vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc đấu tranh bình thường về đồng vốn và việc làm với chỉ một công trình xây dựng.

Các công ty quốc doanh kiểm soát có lẽ một phần ba nền kinh tế Việt Nam. Kém hiệu quả, bí mật và thường bị xem là có tham nhũng, các công ty quốc doanh cũng là chỗ kiếm tiền cho các đảng viên cộng sản cao cấp. Các công ty này trực thuộc văn phòng Thủ tướng, và vì vậy là một nguồn quan trọng để bổ nhiệm với mục đích ban phát bổng lộc và tạo ảnh hưởng chính trị. (Thử tưởng tượng Tổng thống Obama bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao của một phần ba trong 500 công ty hàng đầu theo xếp hạng của Fortune, chẳng hạn như Boeing, General Electric, Microsoft, Google, Exxon, vân vân.)

Trong các cuộc đàm phán thương mại TPP, phía Mỹ đang yêu cầu Việt Nam tiến hành những cải cách về tính minh bạch, và thực hiện những biện pháp nhằm giúp các công ty quốc doanh có tính định hướng thị trường hơn. Như vậy là đòi hỏi quá nhiều, nếu xét đến thực tế là cũng chính các tập đoàn nhà nước đó lâu nay đã giúp nhiều cán bộ đảng cao cấp – bao gồm cấp Bộ Chính Trị – trở nên giàu sụ. Trong gần suốt mười năm qua, Bộ Chính Trị đã chật vật tìm cách xử lý vấn nạn này.

PetroVietnam lâu nay đã có nhiều điều tiếng ở Việt Nam. Hồi tháng 10 năm ngoái, một bài trên nhật báo Thanh Niên cho biết PetroVietnam đã bị chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chỉ trích với lý do công ty này “cần công bố tài chính và số liệu lợi nhuận”.

Bài viết của báo Thanh Niên nói thêm rằng đại tập đoàn quốc doanh này đã phủ nhận những lời tố cáo công khai của các đại biểu quốc hội cho rằng tập đoàn lâu nay sử dụng tiền thuế của dân để đầu cơ bất động sản. Rồi tờ Thanh Niên đặt câu hỏi tại sao PV Power và các công ty con thuộc sở hữu 100% của PVN có công ty bất động sản của riêng mình. Tờ báo này thậm chí còn đăng ảnh chụp Nam Đàn Plaza ở Hà Nội, được mô tả là “một dự án trung tâm mua sắm cao cấp do PV Power đầu tư xây dựng”. (Theo quan điểm của giới quản lý công ty quốc doanh, đầu cơ bất động sản hẳn có lãi hơn điện lực, vì chính phủ buộc họ ấn định giá điện quá thấp cho người tiêu dùng Việt Nam nên không thể kinh doanh có lãi được.)

Tuần này, các quan chức Việt Nam cùng công cán với Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ ra sức thuyết phục các quan chức của Eximbank. Trong khi Chủ tịch Trương Tấn Sang và Obama hội đàm. Khó có khả năng họ sẽ thành công. Các quan chức Mỹ có thể thắc mắc liệu các quan chức PetroVietnam có dùng bất cứ khoản lãi nào thu được từ nguồn vốn vay lãi thấp của Mỹ để đầu cơ vào các thương vụ bất động sản mạo hiểm hơn hay không.

(Còn tiếp)

Nguồn: Greg Rushford, Mr. Sang Comes to Washington, Rushford Report, 23/7/2013.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

THƯ YÊU CẦU CẤP GIẤY THAM DỰ PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XÉT XỬ VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN TẠI HẢI PHÒNG NGÀY 29/7/2013



Kính gửi: 

Ông Thẩm phán Nguyễn Vinh Quang-Tòa Phúc thẩm-Tòa án nhân dân Tối cao (tại Hà nội)
Chúng tôi là những cựu chiến binh của quân đội, công an có tên dưới đây, rất quan tâm đến vụ án ĐoànVăn Vươn sẽ được Tòa phúc thẩm-TANDTC (tại Hà nội) xét xử phúc thẩm tại Hải phòng vào ngày 29/7/2013. 

Chúng tôi đề nghị Ông với tư cách chủ tọa phiên tòa phúc thẩm này tạo mọi điều kiện cho chúng tôi được tham dự phiên tòa  theo đúng quy định của điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự. "Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự..."

Chúng tôi tin rằng là một Thẩm phán Tòa án Tối cao, Ông sẽ đảm bảo quy định trên được thực thi trong phiên tòa do Ông làm chủ tọa, cấp cho chúng tôi giấy để tham dự phiên tòa, phòng khi chính quyền địa phương Hải phòng gây khó dễ cho sự tham dự của nhiều công dân như khi diễn ra phiên tòa sơ thẩm vụ này.

Chúng tôi đề nghị Ông sớm gửi văn bản dến địa chỉ sau đây:ông Nguyễn Đăng Quang, số 7, đường Bờ sông Tô lịch, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy Hà nội hoặc liên lạc qua điện thoại số: 0903.209.626.

Trân trọng

Những người tham dự phiên tòa phúc thẩm ký tên

Nguyễn Đăng Quang
Nguyễn Văn Khải
Phan Tất Thành
Nguyễn Anh Dũng
Nguyễn Nguyên Bình
Cao Bá Khoát







Nhiều người dân trong đó có cả thân nhân ông ĐoànVăn Vươn không được vào dự phiên tòa sơ thẩm tại Hải phòng

                                     



           
    
Clip của VTV1 về vụ cưỡng chế đầm tôm của ông ĐoànVăn Vươn.




Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

TUYÊN BỐ CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM


VIỆT NAM PHẢI SỬA ĐỔI PHÁP LUẬT ĐỂ CHỨNG MINH CAM KẾT TRANH CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

Hội đồng Nhân quyền Liên HiệpQuốc (HĐNQ) có trách nhiệm tăng cường việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền và đưa ra khuyến nghị.
Là một ứng cử viên vào HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với HĐNQ và duy trì “những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.
Những nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ được áp dụng trên bình diện quốc tế, mà còn trong nội bộ Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét ại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ và nhân dân Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.
Để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi sẽ thực thi các nguyên tắc của HĐNQ như những hướng dẫn cho các hành động của chúng tôi, vốn cũng đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.
Chúng tôi sẽ:
- Tiếp tục xúc tiến và truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền của họ bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn nhân quyền, tổ chức các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền.
- Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam,  với sự tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức trách Việt Nam tiến hành.
Để hoàn thành những hành động có trách nhiệm này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 – “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.
Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ.
Điều này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở,  được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”.
Sẽ là một trọng trách khi phụng sự như một quốc gia thành viên của HĐNQ, và là cơ hội để thúc đẩynhân quyền ở trong cũng như ngoài quốc gia đó. Để thành công trong việc ứng cử vào HĐNQ, chúng tôi tin rằng Việt Nam phải bãi bỏ hoặc sửa đổi điều 258 để đảm bảo rằng nhân dân Việt Nam được tự do để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền.
Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc huỷ bỏ điều 258 để chứng tỏ cam kết của mình và đóng góp cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền, và chúng tôi hy vọng các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam thực hiện điều đó trong thời gian vận động tranh cử.
Chúng tôi yêu cầu Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền của họ như một ứng cử viên tốt trước cuộc bầu cử, để tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của họ. Việc bãi bỏ điều 258 phải là một trong các cam kết đó.
Như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nói – “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”. Là những người vận động cho tự do biểu đạt ở Việt Nam và là nạn nhân của các vi phạm nhân quyền vì các hoạt động của mình, chúng tôi xem việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền như một cơ sở cho các cuộc thảo luận có tính xây dựng về nhân quyền ở đất nước chúng tôi.
----------
Bản tiếng Anh (English Version)
STATEMENT FROM A NETWORK OF VIETNAMESE BLOGGERS
VIETNAM SHOULD AMEND LAW TO DEMONSTRATE HUMAN RIGHT COUNCIL CANDIDACY COMMITMENT
The United Nations Human Rights Council (HRC) is responsible for strengthening the promotion and protection of human rights around the globe and for addressing situations of human rights violations and making recommendations on them.
As a candidate for the HRC for the 2014-2016 tenure, Vietnam must demonstrate its commitment to cooperating with the HRC and upholding “the highest standards in the promotion and protection of human rights”. 
These obligations and responsibilities do not only apply on the international arena, but also inside Vietnam.  The Vietnamese government also needs to review the human rights situation in their own country and the Vietnamese people also have a right to freedom of opinion and expression, including on these matters.
In order to improve the protection of human rights in Vietnam, we will take HRC's principles as guidelines for our actions, which also comply with Vietnam’s obligations under international human rights law.
We will:
- Continue to promote and inform the Vietnamese people about their rights by publicly distributing the Universal Declaration of Human Rights (UDHR), organizing public forums to discuss human rights in Vietnam and advocating for necessary improvements of the respect and protection of human rights.
- Continue to monitor, publicly report and comment on improvement, setbacks, or violations of human rights in Vietnam, with a focus on policy and practice by the Vietnamese authorities that affect human rights.
In order to fulfill these responsible actions, we call upon the Vietnamese government and the HRC to review Article 258 of the 1999 Penal Code, amended in 2009 - “crime of abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens”.

In May 2013, two bloggers were detained right after they distributed the UDHR and police accused them of abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State. Only weeks later, two other bloggers were detained after participating an outdoor picnic to discuss the content of the UDHR.
Most recently, in May and June 2013, Article 258 was used to arrest blogger Truong Duy Nhat, Pham Viet Dao, and Dinh Nhat Uy forexercising their rights of freedom of expression by peacefully publishing texts on their blogs.
This article is in breach of the Article 19 of the UDHR: "Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers."
It would be a great responsibility to serve as a member stateof the Human Rights Council, and an opportunity to promote human rights domestically and abroad. For a successful candidacy, we believe Vietnam must repeal or make amendments to Article 258 to ensure that Vietnamese people are free to educate themselves about and promote human rights. 
We hope that Vietnam will consider the abrogation of Article 258 to demonstrate its commitment and contribution to promoting and protecting human rights, and we hope that the General Assembly members will push Vietnam to do so during the campaigning period. 
We request Vietnam to present its human rights pledges as a candidate well before the election, to enable members of the General Assembly to assess its human rights commitment. The abrogation of Article 258 should be among the pledges.
As said by Ban Ki-moon, UN Secretary-General - “All victims of human rights abuses should be able to look to the Human Rights Council as a forum and a springboard for action.” As advocates for freedom of expression in Vietnam and victims of human rights violations because of our activism, we view Vietnam's candidacy for the HRC as a platform for constructive human rights discussions in our country.


Người ta lớn bởi vì biết quỳ xuống,
Chúng ta mạnh bởi đứng sát lại bên nhau... ;)

Nguyễn Lân Thắng

DANH SÁCH CÁC BLOGGER KÝ BẢN TUYÊN BỐ
(List of the Vietnamese Bloggers Signing the Statement)

1.       Võ Quốc Anh - Nha Trang
2.       Huỳnh Ngọc Chênh - Sài Gòn
3.       Phạm Lê Vương Các – Sài Gòn
4.       Nguyễn Thảo Chi - Sài Gòn
5.       Nguyễn Đắc Hải Di - Oslo, Norway
6.       Lê Dũng - Hà Nội
7.       Hoàng Văn Dũng - Sài Gòn
8.       Nguyễn Văn Dũng - Hà Nội
9.       Mai Xuân Dũng - Hà Nội
10.   Trương Văn Dũng – Hà Nội
11.   Ngô Nhật Đăng – Hà Nội
12.   Nguyễn Chí Đức - Hà Nội
13.   Phạm Văn Hải - Nha Trang
14.   Hoàng Thu Hà - Hà Nội
15.   Bùi Thị Minh Hằng - Vũng Tàu
16.   Nguyễn Vũ Hiệp – Hà Nội
17.   Vũ Sỹ Hoàng - Sài Gòn
18.   Nguyễn Thị Hợi - Nam Định
19.   Lê Anh Hùng – Quảng Trị
20.   Trần Văn Huỳnh - Sài Gòn
21.   Nguyễn Việt Hưng – Hà Nội
22.   Đặng Thị Hường - Hà Nội
23.   Nguyễn Xuân Kim - Nghệ An
24.   Đặng Ngọc Lan - Hà Nội
25.   Bùi Tuấn Lâm - Hà Nội
26.   Nguyễn Thùy Linh - Hà Nội
27.   Vũ Thị Thùy Linh – Hà Nội
28.   Đào Trang Loan – Hà Nội
29.   Lê Thăng Long - Sài Gòn
30.   Nguyễn Tiến Nam - Yên Bái
31.   Phạm Thanh Nghiên - Hải Phòng
32.   Vũ Quốc Ngữ - Hà Nội
33.   Đào Hữu Nghĩa Nhân - Sài Gòn
34.   Bùi Thị Nhung - Sài Gòn
35.   Lê Hồng Phong – Hà Nội
36.   Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Nha Trang
37.   Trương Minh Tam - Hà Nội
38.   Hồ Đức Thành – Hà Nội
39.   Phạm Văn Thành - Pháp
40.   Nguyễn Hồ Nhật Thành - Sài Gòn
41.   Nguyễn Lân Thắng - Hà Nội
42.   Châu Văn Thi - Sài Gòn
43.   Khổng Hy Thiêm - Nha Trang
44.   Võ Trường Thiện - Nha Trang
45.   Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Sài Gòn
46.   Nguyễn Tường Thụy - Hà Nội
47.   Trịnh Kim Tiến - Sài Gòn
48.   Nguyễn Thành Tiến
49.   Phạm Toàn - Hà Nội
50.   Lê Thu Trà - Hà Nội
51.   Nghiêm Ngọc Trai - Hà Nội
52.   Phạm Đoan Trang - Hà Nội
53.   Nguyễn Thu Trang – Hà Nội
54.   Hoàng Đức Trọng - Sài Gòn
55.   Phạm Văn Trội - Hà Nội
56.   Hoàng Anh Trung - Hà Nội
57.   Nguyễn Anh Tuấn - Đà Nẵng
58.   Trịnh Anh Tuấn - Buôn Ma Thuột
59.   Vũ Quốc Tú - Sài Gòn
60.   Đặng Vũ Tùng – Thụy Sĩ
61.   Nguyễn Chí Tuyến - Hà Nội
62.   Nguyễn Hoàng Vy - Sài Gòn
63.   Nguyễn Văn Viên - Hà Nội
64.   Bùi Quang Viễn –Sài Gòn
65.   Lê Công Vinh – Vũng Tàu
66.   J.B Nguyễn Hữu Vinh – Hà Nội
67.   Đặng Tuấn Vũ - Hà Nội
68.   Huỳnh Thục Vy - Quảng Nam

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ NHẬN TUYÊN BỐ CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM
(List of International Organizations Receiving the Statement)

1          Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights         InfoDesk@ohchr.org

2          Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)       

3          Southeast Asian Press Alliance (SEAPA)          

4          Human Right Watch     

5          Freedom House

6          Committee to Protect Journalists (CPJ)  

7          International Freedom of Expression Exchange network (IFEX)   campaigns@ifex.org

8          International Federation for Human Rights (FIDH)         

9          Civil Rights Defenders  

10         Amnesty International   

11         Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)       

12         Human Right Law Network      

13         Southeast Asian Human Rights Studies Network (SEAHRN)      http://www.seahrn.org

14         Southeast Asia Press Alliance(SEAPA)

15         Swedish International Development Cooporation Agency (SIDA)

16         Open Society Foundation (OSF)

17       Front Line Defenders

info@frontlinedefenders.org

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

RỐI LOẠN NHÂN CÁCH HOANG TƯỞNG

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid personality disorder) Viết tắt là: PPD là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự hoang tưởng. 

Các dấu hiệu phổ biến là tâm lý mất lòng tin ở người khác, quá nhạy cảm, dễ dàng cảm thấy khinh thường những cá thể khác. Người mắc chứng PPD thận trọng quá mức khi tiếp xúc với xã hội và luôn nghĩ rằng họ đang gặp nguy hiểm nên luôn tìm kiếm các dấu hiệu về các mối đe dọa với mình để phòng ngừa một cách  thái quá. Thông thường trong đời sống cá nhân họ luôn nghi ngờ nên có cuộc sống tình cảm khá hẹp.  Những người bị rối loạn đặc biệt này có xu hướng giải thích hành động của người khác chứa đựng yếu tố thù địch, làm hại mình, lợi dụng mình dù có hoặc không, nhiều hoặc ít các chứng cứ xác thực.

Theo Các Tổ chức Y tế Thế giới, biểu hiện của chứng PPD đặc trưng với những dấu hiệu sau đây:
1. Quá nhạy cảm với những thất bại và những sự từ khước bên ngoài với mình
2. Xu hướng mang mối hận thù dai dẳng, ít coa khả năng tha thứ cho những lời lăng mạ và gây thương tích tinh thần
3. Tâm lý phổ biến chủ quan tự  làm méo mó kinh nghiệm bằng cách hiểu sai những hành động trung lập hoặc thân thiện của người khác như sự thù địch hay khinh bỉ 
4. Tồn tại tinh thần chiến đấu ngoan cường và quyền cá nhân thiếu phù hợp với tình hình thực tế;
5. Nghi ngờ và tái phát sự ngờ vực mà không cần biện minh về khả năng trung thực trong quan hệ tình cảm, tình dục của vợ, chồng hoặc bạn tình
6. Xu hướng nâng tầm quan trọng quá mức những biểu hiện không phù hợp với mình một cách thường xuyên bất cần tham chiếu thái độ tích cực của đối phương.

Người mắc chứng PPD thường:
Cứng rắn  
Quyết đoán, kiên cường, bướng bỉnh, đanh thép, không đội trời chung, không ngừng, cáu kỉnh, khó điều chỉnh lập trường, coi trọng quá mức  tính pháp. Tự mãn.
Cuồng tín  
Ảo tưởng về sự vĩ đại một cách không hợp lý và mỏng manh, khoe khoang, khinh khỉnh và kiêu ngạo đối với người khác, tuyên bố ngông cuồng và ảo tưởng.
Hay phê phán 
Thường xuyên tranh cãi, trục trặc quan hệ, thích kiểm duyệt tình trạng tinh thần đối phương, đối tác, dễ bực bội, giận, ghen tuông, cáu kỉnh, lầm lì vô lối. 
Tự cô lập, tự che chở tách biệt với các mối đe dọa ở khắp nơi và phòng thủ chống lại mối nguy hiểm lực từ những lượng phá hoại tưởng tượng.
Ác tính  
Hiếu chiến, hay gắt gỏng, đe dọa, trả thù, tàn nhẫn và độc tài, trút sự thù địch trong tưởng tượng vào các dự án trả thù với người khác

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

MÓN SALAT Ở WASHINGTON DC




Anh Bốn sắp sang thăm xứ Cờ Hoa. Để mặc cả,Việt Nam có vị thế địa chính trị. Mỹ có sức mạnh mọi mặt. Việt nam muốn được hỗ trợ kinh tế, quốc phòng. Mỹ muốn có thêm một chân rết trong chính sách trở lại châu Á Thái bình dương. 
Hai nước và chúng ta trông đợi gì?

Tới nay Việt Nam đã có quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh và vừa rồi là tuyên bố Giacacta là có quan hệ chiến lược với Indonesia.
Giờ đây, Hà nội phát tín hiệu rằng:  Hoa Kỳ và Pháp là hai chàng nhà giầu cao to đẹp giai (không phải là thế lực thù địch nữa) và mong mỏi có quan hệ. Vâng,quan hệ Chiến lược.
Theo bình luận của ông Carl Thayer một chuyên gia về phân tích tình hình chính trị (châu Á) thì "Phía Hoa Kỳ muốn có một điều khoản riêng về nhân quyền trong khi Việt Nam muốn nhân quyền chỉ nằm trong điều khoản nói về quan hệ chính trị".

Như vậy có nghĩa là một bên muốn bạch hóa một bên muốn nhân quyền nằm trong một mớ bùng nhùng và để tình trạng đó như thế làm gì?
Ô, có lẽ câu hỏi chỉ để hỏi vì cả bên (và thiên hạ) đều hiểu.
Chuyến thăm của anh Bốn tới Hoa Kỳ chắc chắn nhắm tới hiệp định hợp tác chiến lược với Washingtonđể cân bằng hơn trong quan hệ Mỹ- Việt - Trung.
Ông Obama dĩ nhiên cũng muốn có cam kết chắc chắn hơn từ phía Việt Nam về vấn đề Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương phục vụ cho ý tưởng của Mỹ.
Anh Bốn đi Mỹ còn nằm trong kế hoạch hướng tới mục tiêu để Tổng thống Obama có thể đáp lễ trong chuyến thăm Việt Nam dù chỉ là đi thăm trong một chuyến công du vài nước bất định trong dịp hai nước sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược ?
Trong bối cảnh này, Nhân quyền có thể chỉ là món salat nhiều cà chua, ngô hộp, sốt mayone nhằm điểm xuyết cho bàn tiệc ở Washington DC thêm màu sắc rực rỡ.

Nếu đúng như vậy, sự thất vọng của dân chúng về anh Ô sẽ là vô cùng lớn.
Lạy  Chúa, cầu xin Ngài biến điều dự cảm này thành bọt biển viển vông.

MXD


Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN.


Chiều 7/7/2013, các anh Vũ Ngọc Tiến-Nhà văn, Nguyễn Đăng Quang-nguyên là đại tá công an, Nguyễn Văn Khải-Tiến sỹ khoa học, đến thăm gia đình nhà văn,blogger Phạm Viết Đào sau “tai nạn” 258.
Sau đây là phỏng vấn ngắn các vị nói trên.



MD: Thân kính chào bác Vũ Ngọc Tiến,bác Nguyễn Đăng Quang,bác Nguyễn Văn Khải. Hôm nay các bác đến thăm gia đình bác Phạm Viết Đào với tư cách là người hâm mộ trang Blog Phạm Viết Đào hay là với tư cách gì?
NĐQ: Dù ít gặp,chưa kết giao nhưng tôi và anh Đào coi nhau là bạn vì chúng tôi trạc tuổi và có sự tương đồng trong suy nghĩ về nhiều vấn đề hiện nay của đất nước. Tôi đến thăm gia đình anh ấy vì thấy anh Đào bị bắt, gia đình rất hoang mang, lo lắng cần được động viên, an ủi.

MD: Bác Vũ Ngọc Tiến, bác có phải là bạn của anh Đào không?
VNT: (Cười) Tôi đến thăm gia đình anh Đào hôm nay là lần đầu tiên. Nhưng tôi biết anh ấy lâu rồi. Tôi mến chủ trang blog Phạm Viết Đào. Tôi không quan tâm nhiều chuyện anh ấy là Nhà Văn,cán bộ Thanh tra trong ngành Văn hóa hoặc đời tư của anh ấy. Tôi đọc blog của anh Đào và thấy rằng tác giả blog là người nhiệt huyết, chân thành,viết hay và viết với tâm nguyện của một công dân trăn trở,  lo lắng về vận nước.

MD: Bác Nguyễn Văn Khải, hình như bác nêu ra ý tưởng đến thăm cụ thân sinh bác Đào, vợ bác ấy và gia đình?
NVK: Đi thăm gia đình một người đồng bào của mình đang gặp hoạn nạn dù người ta là ìthế nào đi nữa mà thưởng cho cái chữ “ý tưởng” thì to quá. (Cười). Quan tâm đến số phận của người gặp hoạn nạn, an ủi gia đình vợ con người ta là một việc tốt, đúng truyền thống tương thân tương ái của người mình. Nó không những là nghĩa vụ của công dân mà còn là trách nhiệm của chính phủ nếu đó là một chính phủ vì dân.
Mấy anhh em già chúng tôi tuy rằng mỗi người đều có việc riêng của mình nhưng thường xuyên điện thoại thăm hỏi nhau. Hôm nay, nhân đến chơi nhà anh Quang liền nghĩ ngay đến việc thăm gia đình anh Đào và rủ nhau cùng đi.

MD: Bác Vũ Ngọc Tiến đọc rất nhiều. Blog của bác Đào, bác cũng để ý khá kỹ và liên tục. Bác có nhận xét gì về những trang viết của bác ấy, thưa bác?
VNT: Thông tin điện tử ngày nay nhiều quá. Ví như chuyện ẩm thực thì các trang mạng, các bài viết như một tập Menu khổng lồ, ta chỉ có thời gian lựa chọn rồi nếm vài món trong hàng triệu thực đơn Đông-Tây mà thôi. Các bài viết của anh Đào tôi cũng chỉ có thể chọn đọc một số. Tôi chú ý đặc biệt các bài viết của anh ấy về cuộc chiến tranh biên giới với Trung quốc, vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước nhất là những bài viết về cuộc giao tranh trên cao điểm Lão sơn giữa quân Tầu và anh em bộ đội mình.

MD: Bác Tiến có nói về những bài viết của bác Đào đề cập tới cuộc chiến biên giới chống Trung quốc của bộ đội ta. Vậy theo bác có phải chính những bài viết đó đã “đưa” blogger Phạm Viết Đào vào tù không?
VNT: Trên các trang mạng người ta nói về nguyên nhân anh Đào bị bắt là do đề cập nhiều và gần như “độc quyền” thông tin về chiến tranh biên giới phía Bắc nước ta. Những bài viết đó bênh vực,bảo vệ bộ đội ta lẽ đương nhiên bất lợi cho Trung quốc.
Trong lúc nhà nước muốn êm ấm với Tầu thì nhà nước phải nín nhịn. Có khi còn phải “quà cáp” cho họ. Mà làm quà thì chỉ có cách làm sao đấy vừa lòng người ta. Anh Đào có là món quà hay không thì tôi không thể khẳng định nhưng trên mạng họ viết như vậy cũng cần ghi nhận.
Mặt khác blog của anh ấy cũng là một blog viết nhiều về nạn tham nhũng.
Tham nhũng ở mình là quốc nạn, là “bầy sâu” và dĩ nhiên người có chức quyền cao mới có thể tham nhũng. Vậy thì ai viết về tham nhũng đồng nghĩa với việc anh ta “chống lại” cả một tập thể tham nhũng  quyền lực. Người ta ưa anh làm sao được. Thế là anh “bướng quá”. Theo tôi những điều đó là có cơ sở.

MD: Vậy thưa bác Nguyễn Đăng Quang, theo bác còn nguyên nhân nào nữa khiến anh Đào thọ nạn?
NĐQ: Có những thông tin còn cho rằng anh Đào là nạn nhân của những đấu đá chính trường. Anh ấy có nhiều thông tin nhanh, độ tin cậy cao. Nếu các thông tin của anh ấy sai sự thật chắc báo chí nhà nước đã “phang” anh ấy tan xác ra rồi ấy chứ. Họ không nói gì, không phản bác. Vậy cũng có nghĩa là những thông tin đó đúng. Chết cái là anh ấy có thể có nguồn cấp tin từ những người sở hữu thông tin tuyệt mật. Họ bắt anh để lần cho ra cái “nguồn” ấy ở đâu.

MD: Bác Đào bị bắt từ tối 13/6 đến nay là 25 ngày rồi tại sao bây giờ các bác mới đến thăm gia đình bác ấy thưa bác Nguyễn Văn Khải?
NVK: Được tin anh Đào bị bắt tôi đang đi giúp bà con trên Bắc giang chữa bênh cho gia súc. Về lại phải đi một chuyến dài ngày trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu long và Tây Nguyên giúp bà con các phương pháp bảo quản thực phẩm, rau củ quả mà không dùng hóa chất độc hại, các phương pháp diệt khuẩn bằng sinh học, quang học, chữa bệnh bằng Anolis cho người và gia súc.
Rồi đến thăm gia đình anh Đào cũng phải liên lạc với vợ anh ấy xem có nhà hay không, gia đình có sẵn lòng tiếp mình hay không. Mặt khác đã đi thì nên đi cùng mấy anh em với nhau mới ý nghĩa. Nhưng hẹn được người này lại lỡ hẹn người khác nên hôm nay mới thực hiện được.

MD: Thưa bác Nguyễn Đăng Quang, bác là một cán bộ từng công tác trong ngành công an tới 40 năm, theo bác việc bắt bác Đào có đúng trình tự theo Bộ luật tố tụng hình sự không?
NĐQ: Xét về sự vụ của anh Đào, ai cũng thấy chẳng có gì mà phải bắt “khẩn cấp” như thế. Nhưng đâu đó người ta vẫn “lách luật’, người ta cứ “đưa vào” cái quyền bắt “khẩn cấp” để đạt được mục đích là bắt anh ấy rồi tiến hành lấy phê chuẩn của Viện kiểm sau như một việc đã rồi.
Theo tôi việc bắt ai chứ bắt anh Đào là một việc bất lợi cho nhà nước vì hai lẽ: một là Anh Đào vô tội. Anh ấy chỉ làm những việc pháp luật không cấm. Anh Đào là một người tốt, có thâm niên công tác và đóng góp nhiều công lao với đất nước và là một công dân hiền lành tử tế, không làm việc gì xấu bao giờ. Thứ hai, trong lúc giữa ta với Trung quốc đang có tranh chấp các đảo và vùng lãnh hải mà bắt người có tiếng là bênh vực bộ đội ta, chống Tầu thì dễ cho nhân dân có cảm giác nhà nước đã bênh vực Tầu, bị Tầu “xỏ mũi”. Chưa kể các bài viết của anh Đào chống tham nhũng mà bị bắt thì chả hóa ra nhà nước đang chứng minh rằng “chúng tao đang tham nhũng đây,thằng nào chống tham nhũng là chống nhà nước, chúng tao gô cổ”.
Vậy thì bắt anh Đào đã không lợi thì giam giữ anh Đào lâu lại càng là một điều bất lợi cho nhà nước. 

MD: Bác Vũ Ngọc Tiến và bác Nguyễn Văn Khải có ý kiến khác không thưa hai bác?
VNT: Tôi cho rằng anh Đào sẽ được trả tự do sớm vì nhà nước khôn chán, họ chả dại đâu. Rõ ràng bắt anh Đào và giam giữ anh ấy chỉ làm tình hình xấu thêm.

NVK: Tương lai chuyện này thì chưa thể đoán được. Nhưng tôi hy vọng, chỉ hy vọng thôi là nhà nước còn có những cái đầu sáng suốt để không đưa đất nước lệ thuộc vào những ý tưởng thôn tính biển Đông của Trung quốc và với sự tác động của dư luận tiến bộ trong, ngoài nước, nhà nước sẽ cân nhắc lợi hại, sớm trả tự do cho Anh Đào.


MXD