Entry 28/4/11
Dịp này đi qua các trụ sở có niêm yết danh sách đại biểu ứng cử hoặc do cấp trên (đảng, nhà nước) giới thiệu hiệp thương thấy vắng hoe vắng hoắc. Trong, ngoài khu vực rực rỡ băng cờ đỏ hoét nhưng chơ lơ là một (hoặc hai) cụ ngồi uống trà vặt, cắt móng chân móng tay. Dân tuyệt không có mống nào dòm ngó.
Lại nhớ hồi đi học cô giáo cho bầu lớp trưởng.
Thường thì các thày cô chủ nhiệm tự ý chọn trong lớp một bạn ngoan ngoãn biết vâng lời, có thành tích học tập tốt từ năm trước làm lớp trưởng. Năm ấy ở lớp mình, Bạn Khôi được chọn theo tiêu chí đó. Nhưng suốt năm học, thành tích của lớp không lên được vì chả đứa nào trong lớp nể mặt cô mà phục tùng thằng Khôi cả. Chả đứa nào chơi, nó đâm ra cô đơn giữađám bạn bè nên càng bám váy cô chủ nhiệm. Khôi sinh ra tật hay nói xấu đứa này đứa nọ và chuyên ton hót với cô giáo. Cả lớp tẩy chay thằng Khôi. Cuối cùng cậu ta đâm ra chán nản rồi sa sút hẳn về học hành.
Chả cứ thằng Khôi, hầu hết những đứa học giỏi, hiền ngoan làm lớp trưởng đều trở thành những tay đại nịnh thần.
Thì ra không phải cứ học giỏi và ngoan là làm được lờ đờ mà còn phải có bản lĩnh, tố chất tập hợp quần chúng nữa. Vô tình cô chủ nhiệm làm cho thằng Khôi cùng cả lớp giật lùi về mọi phương diện.
Lớp 5C bên cạnh thì thầy chủ nhiệm chọn thằng Hùng bò làm lớp trưởng không phải vì Hùng giỏi giang trong chuyện bài vở mà vì nó đô con và có bản mặt rất ngầu. Có lẽ thầy có lý vì lớp 5C được ban giám hiệu thải vào đó toàn bọn lưu ban hoặc học sinh cá biệt, nghĩa là toàn bọn cặn bã của trường. Phần lớn bọn học trò 5C chịu thằng Hùng ngay lập tức. Số khác có máu mặt tỏ ra bất tuân bị Hùng bò chia cắt lẻ ra, đứa thì bị tẩn ngoài đường phố, đứa khác được cho ăn xái khoai nướng hoặc kẹo dồi. Dần dà lớp 5C đi vào kỉ cương rất hay tuy rằng thành tích học tập xuống thê thảm.
Về sau, một chuyện làm đảo lộn nề nếp chọn cán bộ lớp của trường. Số là dạo đó có vụ kiện nhà trường lên Sở của phụ huynh về việc thằng Trọng lác bị Hùng bò tẩn gẫy hai dẻ sườn thì ban giám hiệu buộc có buổi họp rút kinh nghiệm về vấn đề chọn lớp trưởng. Kết quả, từ đó việc chọn lớp trưởng do học sinh tự bầu, các thầy cô chủ nhiệm không chỉ định nữa để miễn trách nhiệm và tránh kiện cáo từ phía phụ huynh học sinh. Như vậy là đúng vì chỉ có học sinh nó mới biết hết về nhau chứ thày cô làm sao biết được. Vậy là rất dân chủ.
Thế là đầu năm học các thày cô chủ nhiệm cho bầu lớp trưởng, thày cô chỉ ngồi dự khán.
Lớp tớ, thày chủ nhiệm hiệp thương lấy bạn Dũng voi (làm hạt giống) nghĩa là chỉ giới thiệu thôi còn quyết định bầu ai do cả lớp chọn. Kế đó thày bảo các bạn khác ứng cử. Xưa nay học trò có đứa nào giơ tay xin làm ứng viên lớp trưởng bao giờ. Thế là thày lại hiệp thương bạn Thoa toét (mắt lắm rửquá) vào danh sách. Ban đầu Thoa toét cứ giãy nảy lên nhưng sau cũng chịu, thậm chí mặt còn đỏ lên vì xung xướng. Tiếp đó thày hỏi có bạn nào ứng cử nữa không nhưng ứ bạn nào chịu nên thày lại hiệp thương bạn Ánh loe và bạn Kiên nghiện. Thế là danh sách bầu cử đủ 4 người như luật định.
Chả nói ai cũng biết Dũng voi kiểu zì chả trúng lớp trưởng. hếhế...
Nhân chuyện bầu bán bi giờ nhớ lại chuyện xưa vui đáo để.
MXD
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011
DUNG SAI BẰNG CON BÒ CHƯA LÀ CÁI GÌ
Entry 27/4/11
Chuyện tếu này chắc nhiều người biết:
Có ông tây kia lấy vợ Việt.
Một hôm hai vợ chồng ra hồ nước chơi, ông tây nói :
- Con hồ này đẹp quá.
Vợ ông ta chỉnh :
-Anh phải kêu là cái hồ.
Hôm sau đi chèo thuyền trên sông, ông khen :
-Cái sông này cũng đẹp.
Vợ lại cằn nhằn :
-Anh phài kêu là con sông.
-Sao tiếng xứ em kỳ cục quá vậy? Cũng là nước, mà khi gọi là cái lúc gọi là con ?
-Tại anh không để ý chứ. Đây nè : Cái nhà, cái bàn, cái tủ, nó đứng y một chỗ nên gọi là cái. Con mèo, con chó, con gà nó chạy tới, chạy lui nên gọi là con. Tương tự như vậy : Cái hồ nằm yên, trong khi con sông nó chảy.
Anh chồng vỗ đùi cái đôp, rồi cười hì hì :
- Hèn chi cái của anh nó cứ nhúc nhích, cục cựa nên gọi là con, còn của em nó cứ nằm y một chỗ nên gọi là cái.
Một hôm hai vợ chồng ra hồ nước chơi, ông tây nói :
- Con hồ này đẹp quá.
Vợ ông ta chỉnh :
-Anh phải kêu là cái hồ.
Hôm sau đi chèo thuyền trên sông, ông khen :
-Cái sông này cũng đẹp.
Vợ lại cằn nhằn :
-Anh phài kêu là con sông.
-Sao tiếng xứ em kỳ cục quá vậy? Cũng là nước, mà khi gọi là cái lúc gọi là con ?
-Tại anh không để ý chứ. Đây nè : Cái nhà, cái bàn, cái tủ, nó đứng y một chỗ nên gọi là cái. Con mèo, con chó, con gà nó chạy tới, chạy lui nên gọi là con. Tương tự như vậy : Cái hồ nằm yên, trong khi con sông nó chảy.
Anh chồng vỗ đùi cái đôp, rồi cười hì hì :
- Hèn chi cái của anh nó cứ nhúc nhích, cục cựa nên gọi là con, còn của em nó cứ nằm y một chỗ nên gọi là cái.
Trên đây là chuyện tếu về sự khác biệt ngôn ngữ còn dưới đây là chuyện thật 100% về sự khác biệt ngôn từ nhưng nội hàm danh từ chỉ đại lượng đo đếm để thấy thời sự đất nước đã đi vào thực tế đời sống nhân dân ta như thế nào.
Về ngón chém gió của ông Phó Nguyễn Sùng Hinh thì có chuyện thế này:
Nhà nọ đang xây, đám thợ làm cốp pha chuẩn bị cho việc đổ mái. Thợ cả gọi thợ phụ cắt cho miếng ván dài mét tám nhưng lại nhận được miếng ván dài có mét bảy. Tức quá, ông thợ cả chửi rầm lên thì chú thợ phụ nhăn răng cười : mọi khi ông bảo cháu có đo cái gì thì cũng cho phép sai số ít nhất bằng con bò. Nay cháu sai có một tấc ông đã mắng, oan cháu lắm.
Ông thợ cả càng điên máu chửi nữa: Cha tiên sư mày, ông bẩu cho phép mày dung sai bằng con bòòòa chứ có cho mày dung sai bằng ông Nguyễn Sinh Hùng đâu mà mày đo đạc như vậy thì chết mẹ người ta còn gì.
Hé hé…Bó chim.
Xin trích dẫn vài đường chém gió tiêu biểu của ông Hinh:
1. “Với những chính sách điều chỉnh thị trường hiện nay, tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. Trả lời phỏng vấn Báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008http://nld.com.vn/217238P1010C1002/that-chat-nhung-phai-linh-hoat.htm2. "Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng".
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-vn/75/43/2/2/97/28457/Default.aspx
Đây là khẳng định của ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng tại Lễ kỷ niệm ba năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) ngày 19/3/2008
Khi ngài PTT nói 2 câu trên thì chỉ số giá chứng khoán đang đứng ở mức khoảng trên dưới 600 điểm, sau thời điểm ngài PTT phát biểu thì mọi người đều biết giá chứng khoán đã đi xuống một lèo và đáy thực sự của TTCK là khoảng 220 điểm.
3. “Tôi thì vẫn chưa lo” Ngày 8/6/2010, PTT vừa cười vô tư vừa nói câu này khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội. Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra (đương nhiên là ông không phải lo rồi, có mất gì tiền của ông đâu mà ông lo).
http://dantri.com.vn/c20/s20-401064/co-su-lan-lon-giua-thu-nhap-va-luong-tai-scic.htm
4. “GDP năm nay của Việt Nam tuy chỉ có 106 tỷ USD, nhưng đến 2020 sẽ tăng lên 300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ, đến 2040 ước đoán cỡ 1,2 - 1,4 nghìn tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi”. "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050". Ngài PTT giải thích về những lo ngại của các đại biểu Quốc hội là Việt Nam không đủ nguồn lực làm ĐSCT.
http://vneconomy.vn/20100612021457983p0c9920/pho-thu-tuong-khong-the-khong-lam-duong-sat-cao-toc.htm
Không hiểu ngài PTT lấy con những con số trên từ những cơ quan tham mưu nào, dùng tỷ giá hối đoái là bao nhiêu chứ TS.Nguyễn Văn Tuấn khi tính trực tiếp bằng đồng USD thì cho ra con số bé hơn nhiều. Tới năm 2050 GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ vào khoảng 5400 USD chứ không thể là 20.000 USD như ngài nói: http://nguyenvantuan.net/news/6-news/912-pho-thu-tuong-qua-lac-quan
MXD
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011
BỐ LÀM NGHỀ GÌ ?
Entry 26/4/11
Một đoạn video ngắn được đăng trên mạng NanDu.Net, ở Trung Quốc nói về một bé gái 6 tuổi tại thành phố Quảng Châu. Khi được hỏi về cuộc sống lý tưởng của mình, cháu bé lớp một nói rằng cháu mơ trở thành "một quan chức, vì quan chức có nhiều tiền”
Tương lai của Trung Quốc có vẻ sẽ là như vậy.
Ở Thanh hóa.
-Bố cháu làm nghề gì?
-Bố cháu làm nghề đánh cá
-Thế còn cháu?
-Bố cháu làm nghề…đánh…phỏm.
Thế còn cháu?
-Bố cháu…bố cháu…
-Bố nó làm nghề ĐÁNH-BẮT chú ạ.
-Bố nó làm ngề CƯỚP CÂN GIẬT ĐÒN GÁNH.
Lũ trẻ cười ré…
Ngày xưa, đứa nào có bố làm công an, bộ đội thì rất tự hào. Còn bây giờ trẻ con giấu nhẹm chuyện bố làm công an. Lý do vì sao thì ai cũng biết.
Việt nam còn có cái để mà hy vọng.
MXD
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
GÌ PHẢI HẠ MÌNH
Entry 24/4/11
Ảnh: Internet.
Trong cuộc đời, chẳng nhiều thì cũng một lần bạn được (bị) xem một vở bi (hài) kịch trên sân khấu đường phố: đánh ghen.
Diễn viên chính (cầm kéo hoặc guốc có gót nhọn) đả thương diễn viên phụ. Trong khi đó diễn viên phụ chúi đầu, loạng choạng vì bị túm tóc, chỉ còn biết ôm khư khư hai…gói xôi mỡ màng che dấu ánh nhìn của thiên hạ một cách bất lực.
Đám khán giả không mất tiền mua vé đứng vòng trong vòng ngoài khoái trá theo dõi diễn biến màn tạp kĩ. Đàn ông tặc lưỡi nhìn nhau cười đầy ý vị. Đám đàn bà kết luận như đinh đóng cột rằng con kia cướp chồng (nếu diễn viên chính tuổi sồn sồn) hoặc con nọ cướp bồ (nếu diễn viên chính mặt còn măng tơ). Nạn nhân gần như hoàn toàn đơn độc vì hầu như không ai can thiệp.
Giả sử có một nam tử nghĩa hiệp giữa đàng thấy sự bất bằng mà tha có mục kích được thì cũng rất ngại can thiệp vì sợ bị hiểu lầm, không phải đầu phải tai.
Không cần phải tham khảo điều tra xã hội học ai cũng biêt các vở diễn dạng này thường do giới chị em sắm vai. Đàn ông họ không (hoặc hiếm) khi vào vai như vậy. Mèo mỡ với vợ người ta bi giờ rất an toàn.
Hầu hết khi biết bị cắm sừng, đàn ông tìm cách gặp tình địch nói chuyện phải quấy ở quán cà phê. Sau chầu cà phê nếu đàm phán ổn thỏa tiếp theo sẽ là quán bia hơi mà kết thúc thường có hậu: hai kẻ tình địch say chúi vào nhau cùng móc ví tranh trả tiền. Đấy, bảo sao lãnh đạo thế giới toàn là đàn ông.
Đến đây, các gái rất tò mò muốn biết hai thằng đàn ông kia nói với nhau những gì. Thì đây, tuột luôn cho mà biết. Thằng này hỏi thằng kia là quan hệ đến mức nào? Có sướng không? Nếu đối tác thẳng thắn giả nhời là nói chung cũng được, của lạ bằng tạ mì chính, nhưng nếu em làm phiền bác thì từ nay xin thôi, em đền bác cái này cũng được lắm thì đối tác được khuyến khích cứ tự nhiên “ẵm luôn cục vàng” ý cho tớ, tớ sẽ thưởng thêm. Còn nếu đối tác loanh quanh chối thế nào cũng bị cái tát. Thế thôi. Nói chung bọn men đánh ghen có văn hóa. Chuyện găm vào người tình hoặc tình địch viên kẹo đồng là chuyện của mấy thằng điên ở thế kỉ 19, nay là chuyện cổ tích.
Tại sao lại có chuyện đó?
Đơn giản quá. Vì từ cổ đến kim cho chí…còn lâu, gái cứ đề cao quá đáng cái ấy của men. Gái đừng vội tưởng “cái ấy” là cái ấy như thầy hiệu trưởng của Vô va nhé. Giá trị của đối tượng ở le vờ nào đều do chính gái đặt ra mà thôi. Nó là rau dưa nếu gái quan niệm “nó” là thứ thường nhật phải xài. Nó là của để dành nếu gái xếp nó vào hàng châu báu. Nó là hương hỏa nếu gái để nó lên…nóc tủ. Có thế thôi.
Bản thân đàn ông có nhiều hạng. Kể cả hạng châu báu nếu gái cứ cất giấu bao bọc kĩ quá thế nào nó cũng trở thành vô dụng hoặc có ngày bị mất cắp do gái sơ ý đem ra phơi phóng hoặc tự nó đâm thủng túi chui ra.
Tớ cũng chả dám khuyên gái đừng vào thẩm mĩ viện để nâng ngực, sửa mũi, xẻ cằm. Tớ chả dám bảo gái đừng mặc váy ngủ, đồ lót đắt tiền và đừng tốn tiền mua nước hoa hảo hạng mà xức vào nách khi lên giường với chồng. Đó là việc của gái. Có điều gái nên tự giải ảo và rất nên biết sự thật đau thương rằng 99,9% lũ men khi đã chán chường thì cái váy ngủ vơ xịt, áo lót trai ầm sẽ làm nó ngứa mắt thêm vì gây cho nó cảm giác của cái ví móp mép chứ không làm cho nó thấy mát mắt. Cũng vậy, mùi hôi nách của con bồ làm nó thèm thuồng và chửi thầm mùi nước hoa trưởng giả của gái đấy.
Vấn đề ở đây là gái phải biết giữ cân bằng. Gái cần biết dũng cảm sẵn sàng quẳng cái “cục vàng” ấy ra đường không chớp mắt khi cần và làm đẹp mình bằng vẻ chân thật, mộc mạc nhất có thể chứ đừng cư xử với men theo cách thức khôn lỏi. Thật thà là cha quỷ quái. Các cụ ta dạy thế mà. Gái cứ nghĩ mà xem nếu tất cả mọi người dứt khoát không dấm dúi tiền cho cảnh sát, phạt ráng chịu khi mắc lỗi thì cảnh sát sẽ hiên ngang đứng giữa ngã tư đường phố thay vì lén lút nấp sau gốc cây như hiện nay. Đừng khôn lỏi nữa mà hãy cư xử đàng hoàng và tự tôn phẩm giá của chính mình gái ạ.
MXD
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
NÓI THÊM VỀ ENTRY CỦA BẠN LÁI GIÓ
Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh sinh ngày 02/10/1912 ở làng Ngọc Lũ huyện Bình lục tỉnh Hà nam.
Cha xứ hồiđó là Dépaulis giới thiệu Vinh lên Hà nội tại học ở trường Puginier.
Năm 1930 thày Vinh được du học Pháp ở chủng viện St. Sulpice Paris. Và 6/1940 thụ phong linh mục tại Limoges.
Ngài học Văn Khoa-Triết tại Sorbone và sáng tác hòa âm tại nhạc viện Quốc gia Pháp.
Sauk hi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone ngài vào dòng tu Khổ hạnh BiểnĐức đan viện Ste Marie.
Năm 1947 cha Vinh về nước và được bổ nhiệm làm cha xứ Nhà thờ Lớn Hànội.
Dù được học ở Pháp nhưng ngài có tinh thần dân tộc và rất yêu nước. Năm 1951, nhà thờ Lớn làm lễ an táng cho Bernard-con trai tướng De Lattre de Tassigni. Tướng Tassigni đòi đặt chỗ của mình trên cung Thánh (khu sát bàn thờ) và chuyển ghế thủ tướng Việt nam Trần Văn Hữu xuống dưới. Vì tự tôn dân tộc, cha Vinh không chịu.
Tướng Tassigni tức giận gọi cha Vinh tới đập bànđe dọa, cha Vinh cũng đập bàn lớn tiếng phản đối. Tuy nhiên thủ tướng Hữu ngại người Pháp nên tự rút lui.
Sau sự cố đó, để tránh căng thẳng, Đức cha Khuê bề trên phải chuyển cha vinh đi làm giáo sư chủng viện. Ngài khiêm tốn vâng phục cha bề trên.
Năm 1957 trường đại học Y Hà nội đề nghị đức cha Khuê cử cha Vinh đến dạy tiếng La tinh một thời gian.
Dạo đó thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai đến thăm trường thấy một giáo sư mặc áo linh mục nên đã phàn nàn “đến giờ mà có cha cố dạy đại học Quốc gia ư ?”.
Ít lâu sau, trường đại học Y không mời cha Vinh dạy tiếp nữa.
Ngài là người sáng tác rất nhiều ca khúc Thánh ca và là người đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà nội. Ngài chơi dương cầm cũng rất thuần thục và đã trình bày bản hợp tấu “Ở dưới vực sâu” nhân cuộc tiếp kiến phái đoàn chính phủ do Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dựhội nghị Fontainebleau năm 1946.
Noel Năm 1957, nhà nước muốn tỏ cho thế giới thấy Việt nam có tự do tín ngưỡng nên muốn tổ chức hoành tráng. Chính quyền tự ý cho người tổ chức chăng đèn tại nhà thờ và đòi thanh toán chi phí rất vô lý.
Năm 1958 cũng vậy, nhà thờ phản đối việc nhà nước cho xe chở vật liệu đến để tự tiện trang trí nhà thờ. Cha Vinh phản đối và sau đó xảy ra xô xát. Cha Vinh bị bắt rồi bị kết án 18 tháng tù giam. Tuy nhiên cha Vinh đã bị lưu đày đi khắp các nhà tù và cuối cùng bị đưa đến nhà tù Cổng trời Cắn tỷ ở Hà Giang, bị nhốt vào xà lim biệt giam và chết ở đó sau 12 năm giam cầm. (Bạn đọc cóthể xem hồi ký của Kiều Duy Vĩnh nhan đề: Cổng trời Cắn tỷ để biết thêm về nhà tù ở đây-nơi giam giữ 70 người theo đạo Công giáo và 2 người ngoại đạo là nhà thơ Văn nhân giai phẩm Nguyễn Hữu Đang và ông Kiều Duy Vĩnh. Về sau hai người này cho biết 70 người Công giáo ở đâyđã chết hết tại nhà tù Cổng trời).
Theo TGP Hànội.
MỘT NGƯỜI TÙ
Người Buôn Gió-Bùi Thanh Hiếu
for everyone |
Từ nhỏ mình đã bị ấn tượng về những người bị bắt tù , mình luôn say sưa đọc về những chiến sĩ cách mạng bị giam ở Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, những vị anh hùng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú...đến Hồ Chí Minh. Thật ra hồi mình bé thời bao cấp chỉ có sách về các nhân vật này thôi. Lớn chút mới đọc được Pa Pi Lon, thiên hạ say mê anh chàng Bướm lắm, nhưng mình cũng chả thấy có gì hâm mộ anh chàng này, bá tước Monte của Đuy Ma cũng không ấn tượng lắm vì có lẽ thời kỳ của các nhân vật này khá xa lạ với Việt Nam, sau này có điều kiện mới lùng được sách của Solzenitsyn như cuốn Tầng Đầu Địa Ngục, Một Ngày Trong Đời của I Van , hay cuốn Lửa Yêu Thương, Lửa Ngục Tù của Re Mac, cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. Mỗi nhật vật đều để lại cho mình những ám ảnh, những ấn tượng. Nhưng có lẽ đoạn văn của Phùng Quán viết lại theo lời kể của Tuân Nguyễn khi Nguyễn ở trong tù là ám ảnh hơn cả'
Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. Mình chỉ đơn cử với cậu một người…
***
"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thắng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.
Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc. Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ. Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.
Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù ìoong" cũng phải rơm rớm nước. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?… Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho đầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong Tội ác và trừng phạt. Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.
Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".
- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người hnh canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi tong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…
Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…
Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rầm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.
Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…
Trong số bao nhiêu nhân vật tù đã được nổi tiếng nhờ tiểu thuyết hóa, người bạn tù của Tuân Nguyễn chỉ là hạt bụi bay qua so với những tác phẩm đồ sộ để đời ấy, mấy ai biết đến nhà thơ Tuân Nguyễn và mấy ai biết hơn về người bạn tù bí ẩn của ông.Người ta ấn tượng cách ông già của Solzennitsyn đầu rụng hết tóc, nhai bánh mỳ bằng lợi hay già Đô của Bùi Ngọc Tấn chết vất vưởng đâu đó trên phố phường Hà Nội khi mãn hạn tù..mình cũng ấn tượng những nhân vật ấy.
Nhưng hình ảnh người tù xấu xí, nghèo khổ đọc nguyên bản Candide bằng tiếng Pháp khiến mình luôn bị ám ảnh trong đầu, Tuân Nguyễn cả Phùng Quán đều về thiên thu, giá như các cụ ấy còn sống mình cũng cất công đi tìm hỏi người mà các cụ nói ấy là ai.
Tình cờ hôm nọ được cho tập hồi ký của Đức Cha Phao Lô Lê Đắc Trọng mới láng máng biết rằng đó là cha Chính Vinh của nhà thờ lớn Hà Nội, vì can tội không cho chính quyền trang trí trước cửa nhà thờ, cha Chính Vinh bị kết án 3 năm tù, nhưng đi tù mãi chả thấy về , tăm hơi biệt tích, hơn 40 năm sau nhờ bạn tù chỉ dẫn, người thân mới biết nơi cha Chinh Vinh chết để chuyển thi hài ngài về.
Sau này cất công đi hỏi một vài vị cao tuổi nữa, mới càng khẳng định chính xác là Cha Chính Vinh. Đúng như lời Tuân Nguyễn nói, đây là chất liệu vàng ròng cho các nhà văn. Tuân Nguyễn thì mất rồi, liệu ai tiếp nối ước nguyện của ông để khai thác những chất liệu quý báu như thế này không.
Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. Mình chỉ đơn cử với cậu một người…
***
"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thắng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.
Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc. Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ. Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.
Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù ìoong" cũng phải rơm rớm nước. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?… Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho đầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong Tội ác và trừng phạt. Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.
Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".
- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người hnh canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi tong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…
Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…
Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rầm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.
Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…
Trong số bao nhiêu nhân vật tù đã được nổi tiếng nhờ tiểu thuyết hóa, người bạn tù của Tuân Nguyễn chỉ là hạt bụi bay qua so với những tác phẩm đồ sộ để đời ấy, mấy ai biết đến nhà thơ Tuân Nguyễn và mấy ai biết hơn về người bạn tù bí ẩn của ông.Người ta ấn tượng cách ông già của Solzennitsyn đầu rụng hết tóc, nhai bánh mỳ bằng lợi hay già Đô của Bùi Ngọc Tấn chết vất vưởng đâu đó trên phố phường Hà Nội khi mãn hạn tù..mình cũng ấn tượng những nhân vật ấy.
Nhưng hình ảnh người tù xấu xí, nghèo khổ đọc nguyên bản Candide bằng tiếng Pháp khiến mình luôn bị ám ảnh trong đầu, Tuân Nguyễn cả Phùng Quán đều về thiên thu, giá như các cụ ấy còn sống mình cũng cất công đi tìm hỏi người mà các cụ nói ấy là ai.
Tình cờ hôm nọ được cho tập hồi ký của Đức Cha Phao Lô Lê Đắc Trọng mới láng máng biết rằng đó là cha Chính Vinh của nhà thờ lớn Hà Nội, vì can tội không cho chính quyền trang trí trước cửa nhà thờ, cha Chính Vinh bị kết án 3 năm tù, nhưng đi tù mãi chả thấy về , tăm hơi biệt tích, hơn 40 năm sau nhờ bạn tù chỉ dẫn, người thân mới biết nơi cha Chinh Vinh chết để chuyển thi hài ngài về.
Sau này cất công đi hỏi một vài vị cao tuổi nữa, mới càng khẳng định chính xác là Cha Chính Vinh. Đúng như lời Tuân Nguyễn nói, đây là chất liệu vàng ròng cho các nhà văn. Tuân Nguyễn thì mất rồi, liệu ai tiếp nối ước nguyện của ông để khai thác những chất liệu quý báu như thế này không.
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011
KHÔNG ĐÓNG BỈM
Entry 14/4/11
Anh ta bị lôi đi bởi hai người ăn vận lịch sự nhưng vẻ mặt lạnh lẽo, sắt đá. Đến gần hơn thì thấy anh ta bị còng. Hai tay thu ra trước bụng. Chiếc còng sáng loáng. Anh chúi về bên trái khi người mặc áo trắng kéo mạnh và lại xiêu sang phải khi người mặc áo kẻ lôi sang phải. Khi hỏi người áo kẻ tại sao anh ta bị bắt thì người hỏi nhận được một ánh nhìn vừa khinh mạn vừa đe dọa. Cái ánh mắt ấy rõ ràng lắm, cái thông điệp ấy cực kì rõ ràng như ánh mắt của con sói tự biết mình làm chủ thảo nguyên chỉ rặt có bầy cừu và lũ sơn dương cao đạo nhưng nhút nhát. Người hỏi điềm tĩnh, ôn hòa đến độ gần như là sức mạnh làm người áo trắng phải lên tiếng “hắn gây rối trật tự công cộng”. Người vận áo kẻ thêm “hắn vờ câm để chống người thi hành công vụ”.
-Tôi biết người này, anh ta bị câm sau lần phẫu thuật cắt thanh quản.
Hai nhân viên công lực dừng lại ngạc nhiên. Người bị bắt vùng vẫy và ú ớ trong cổ. Người khách vạch cổ áo của người bị bắt để lộ một cái lỗ đen ngòm chính giữa ức.
Hình như chỉ chờ có một người lên tiếng thì đám đông ở đâu đó trong các khe cửa, hàng quán…mới túa ra, mắt mở to theo dõi, vẻ mặt mất biến nét thờ ơ thường nhật…
Tỉnh thức sau một đêm mệt mỏi mộng mị, hắn bị một giọt nắng rơi vào mắt. Giọt nắng hiếm hoi của những ngày u ám tháng tư. Hắn lật dở những dòng Tân ước nghiền ngẫm những ý tứ xa xôi như tiếng thở dài của quá khứ.
“26Vậy đừng sợ chúng! Vì không gì che giấu mà lại sẽ không bại lộ, và không gì kín ẩn mà lại sẽ không bị thấu biết. 27Điều Ta nói với các ngươi trong bóng tối, các ngươi hãy nói ra nơi ánh sáng; điều các ngươi rỉ tai nghe được hãy rao trên sân gác.
28Đừng sợ những kẻ giết được xác, nhưng không thể giết được hồn; hãy sợ Đấng có thể diệt được cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. 29Hai con chim sẻ há không bán một đồng tiền sao? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha các ngươi! 30Cả những sợi tóc trên đầu các ngươi cũng đã cộng sổ rồi! 31Vậy đừng sợ! Các ngươi quí giá hơn nhiều con chim sẻ (Mt 10,17-11,30).
28Đừng sợ những kẻ giết được xác, nhưng không thể giết được hồn; hãy sợ Đấng có thể diệt được cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. 29Hai con chim sẻ há không bán một đồng tiền sao? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha các ngươi! 30Cả những sợi tóc trên đầu các ngươi cũng đã cộng sổ rồi! 31Vậy đừng sợ! Các ngươi quí giá hơn nhiều con chim sẻ (Mt 10,17-11,30).
Khi biết anh Lê Quốc Quân là người công giáo thì nhiều người không phải công giáo muốn đến nhà thờ để xem biết, để giải phóng tò mò. Tối 13/4/11 gia đình 2 anh Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn đi đón thân nhân của mình. Họ không khỏi ngạc nhiên, đặc biệt gia đình anh Phạm Hồng Sơn không là người công giáo khi chứng kiến cộng đoàn giáo dân cũng đi đón hai anh bằng nhiều hoa tươi và rất nhiều nụ cười ánh mắt yêu mến ngưỡng mộ.
Còn các nhân viên công lực cũng ngạc nhiên không kém “chúng được gì khi bạo dạn tỏ mặt ra là những người yêu mến hai tay bất đồng chính kiến này cơ chứ ? Họ bị các thế lực thù địch xúi dục làm mê muội rồi sao ?”
Não trạng của nhiều người, nhất là nhân viên công lực trước bất kì việc gì cũng là “hắn làm thế thì ĐƯỢC cái gì ?”
Phải có mối lợi gì đó thì mới làm. Mấy chục năm ở đời này cái “tôn giáo độc tôn” dạy người ta kiếm lợi bằng mọi giá, thu lấy mối lợi bằng bất kể thủ đoạn nào và che đậy nó bằng cách nói dối. Người ta không tin ư? Càng phải nói dối trơ trẽn hơn nữa. Nói dối để tồn tại.
Đám người tò mò đến nhà thờ.
Họ đã đến và họ đã thấy. Hóa ra người công giáo không ba hoa về giáo lý suông. Họ sống có niềm tin và có tình người. Họ đang xả thân vì nghĩa cử. Họ không trốn trong tôn giáo như một con sâu trốn trong kẽ nứt một cây gỗ mục. Họ không đóng bỉm.
MXD
Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011
MỘT PHIÊN TÒA QUÁ THÀNH CÔNG.
Entry 07/4/11
Vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ đã khép lại nhưng dư âm của nó lại mở toang cánh cửa ra bên ngoài. Vụ án không có vẻ giống tiếng sét nổ chát chúa với những lằn chớp xé toạc bầu trời nhưng hiệu ứng của nó lại tạo ra một loạt tiếng sấm trầm uất, rền vang đầy bất trắc lan truyền khắp thế giới, khắp hang cùng ngõ hẻm trên đất nước này.
Ngành Tư pháp Việt nam với một phiên tòa quái gở đã làm được một việc không tiền khoáng hậu là biến một người bình thường như ông Vũ trở thành một anh hùng Dân tộc, một biểu tượng vĩ đại của Con người trước cường quyền.
Việc ngành Tư pháp huy động một lực lược khổng lồ công an, cảnh sát cùng với hàng loạt khí tài, thiết bị chống bạo động đã cho thấy có ai đó đang hoảng sợ tột cùng khi đánh hơi thấy sự bất bình ghê ghớm của đám đông dân chúng bề ngoài tỏ ra ngoan ngoãn lầm lì kia.
Việc tòa án chế định phóng viên, các hãng thông tấn nước ngoài, gây khó cho họ bằng cách kì lạ là cấm thông dịch đi cùng như một thông điệp quá rõ ràng về sự lo lắng mất ăn mất ngủ trước các thông tin SỰ THẬT bị rò rỷ - cái mà có ai đó đang khiếp sợ hơn cả rò rỷ phóng xạ hạt nhân.
Việc phần lớn phóng viên “lề phải” ăn lương nhà nước bị hạn chế ngặt nghèo cũng cho thấy rõ như ban ngày rằng cánh báo chí cũng không còn như những con rối như trước kia nữa và có ai đó đang phải sốt vó lên vì lo tìm cách đối phó với các “con rận” trong chăn.
Chưa bao giờ người ta thấy một phiên tòa vội vã, cuống cuồng như thế, cố tình bỏ qua quy trình tiêu chuẩn của một vụ tố tụng là không đưa ra bằng chứng luận tội. Điều đó vô tình cho thấy các quan tòa ngồi xử mà nhấp nhổm như ngồi trên đống lửa, như loài dơi đi kiếm ăn đêm cuống cuồng trốn về hang trước lúc bình minh.
Còn “phạm nhân” Cù Huy Hà Vũ thì đàng hoàng tuyên bố rằng: “Tổ quốc và Nhân dân sẽ phá án cho tôi”. Câu nói của ông, thần thái của ông đã biến ông thành người anh hùng trong lòng Dân chúng. Chính ông trở thành Ánh sáng và Ánh sáng không bao giờ mảy may phải lo sợ bản án bảy năm. Chỉ có ai đó sẽ phải ám ảnh với bản án nghìn năm chắc chắn sẽ tới trong tương lai. Một phiên tòa đánh động được lương tri đang hôn mê. Một phiên tòa mở mắt cho rất nhiều người còn ngái ngủ.
Một phiên tòa quá thành công.
MXD
Vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ đã khép lại nhưng dư âm của nó lại mở toang cánh cửa ra bên ngoài. Vụ án không có vẻ giống tiếng sét nổ chát chúa với những lằn chớp xé toạc bầu trời nhưng hiệu ứng của nó lại tạo ra một loạt tiếng sấm trầm uất, rền vang đầy bất trắc lan truyền khắp thế giới, khắp hang cùng ngõ hẻm trên đất nước này.
Ngành Tư pháp Việt nam với một phiên tòa quái gở đã làm được một việc không tiền khoáng hậu là biến một người bình thường như ông Vũ trở thành một anh hùng Dân tộc, một biểu tượng vĩ đại của Con người trước cường quyền.
Việc ngành Tư pháp huy động một lực lược khổng lồ công an, cảnh sát cùng với hàng loạt khí tài, thiết bị chống bạo động đã cho thấy có ai đó đang hoảng sợ tột cùng khi đánh hơi thấy sự bất bình ghê ghớm của đám đông dân chúng bề ngoài tỏ ra ngoan ngoãn lầm lì kia.
Việc tòa án chế định phóng viên, các hãng thông tấn nước ngoài, gây khó cho họ bằng cách kì lạ là cấm thông dịch đi cùng như một thông điệp quá rõ ràng về sự lo lắng mất ăn mất ngủ trước các thông tin SỰ THẬT bị rò rỷ - cái mà có ai đó đang khiếp sợ hơn cả rò rỷ phóng xạ hạt nhân.
Việc phần lớn phóng viên “lề phải” ăn lương nhà nước bị hạn chế ngặt nghèo cũng cho thấy rõ như ban ngày rằng cánh báo chí cũng không còn như những con rối như trước kia nữa và có ai đó đang phải sốt vó lên vì lo tìm cách đối phó với các “con rận” trong chăn.
Chưa bao giờ người ta thấy một phiên tòa vội vã, cuống cuồng như thế, cố tình bỏ qua quy trình tiêu chuẩn của một vụ tố tụng là không đưa ra bằng chứng luận tội. Điều đó vô tình cho thấy các quan tòa ngồi xử mà nhấp nhổm như ngồi trên đống lửa, như loài dơi đi kiếm ăn đêm cuống cuồng trốn về hang trước lúc bình minh.
Còn “phạm nhân” Cù Huy Hà Vũ thì đàng hoàng tuyên bố rằng: “Tổ quốc và Nhân dân sẽ phá án cho tôi”. Câu nói của ông, thần thái của ông đã biến ông thành người anh hùng trong lòng Dân chúng. Chính ông trở thành Ánh sáng và Ánh sáng không bao giờ mảy may phải lo sợ bản án bảy năm. Chỉ có ai đó sẽ phải ám ảnh với bản án nghìn năm chắc chắn sẽ tới trong tương lai. Một phiên tòa đánh động được lương tri đang hôn mê. Một phiên tòa mở mắt cho rất nhiều người còn ngái ngủ.
Một phiên tòa quá thành công.
MXD
Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011
VẼ VOI
Entry 05/4/11
Tranh thủ ít phút rảnh rỗi post mấy số liệu thống kê hầu quý vị xem chơi đỡ tốn tiền trà quán, thuốc lá vặt.
Tranh thủ ít phút rảnh rỗi post mấy số liệu thống kê hầu quý vị xem chơi đỡ tốn tiền trà quán, thuốc lá vặt.
Danh nhân đất Việt | Quê quán | Chức vị | Miền | Ghi chú |
Hai bà Trưng | Hà nội | Vua | Bắc Việt nam | |
Lý Bí | Sơn tây | Vua | Bắc Việt nam | |
Triệu Việt Vương | Vĩnh yên | Vua | Bắc Việt nam | |
Mai Hắc Đế | Hà tĩnh | Vua | Miền Trung | X |
Phùng Hưng | Hà nội | Vua | Bắc Việt nam | |
Khúc Thừa Dụ | Vĩnh yên | Vua | Bắc Việt nam | |
Ngô Quyền | Hà nội | Vua | Bắc Việt nam | |
Đinh Tiên hoàng | Ninh bình | Vua | Bắc Việt nam | |
Lê Đại Hành | Thanh hóa | Vua | Bắc Việt nam | |
Lý Công Uẩn | Bắc ninh | Vua | Bắc Việt nam | |
Trần Thái Tông | Nam định | Vua | Bắc Việt nam | |
Hồ Quý Ly | Chiết giang(Trung quốc) | Vua | Ly kì, hi hữu | |
Lê Thái Tổ(Lê Lợi) | Thanh hóa | Vua | Bắc Việt nam | |
Quang trung (Nguyễn Huệ) | Nghệ an | Vua | Miền Trung | X |
Nguyễn Ánh (vua Gia long) | Thanh hóa | Vua | Bắc Việt nam | |
Trần Phú | Hà tĩnh | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Miền Trung | X |
Lê Hồng Phong | Nghệ an | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Miền Trung | X |
Hà Huy Tập | Hà tĩnh | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Miền Trung | X |
Nguyễn Văn Cừ | Bắc ninh | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Bắc Việt nam | |
Trường Chinh | Nam định | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Bắc Việt nam | |
Hồ Chí Minh | Nghệ an | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Miền Trung | X |
Lê Duẩn | Quảng trị | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Miền Trung | X |
Nguyễn Văn Linh | Hưng yên | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Bắc Việt nam | |
Đỗ Mười | Hà nội | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Bắc Việt nam | |
Lê Khả Phiêu | Thanh Hóa | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Bắc Việt nam | |
Nông Đức Mạnh | Bắc Cạn | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Bắc Việt nam | |
Nguyễn Phú Trọng | Hà nội | Tổng Bí thư đảng cộng sản | Bắc Việt nam | |
? | ? | ? | ? |
MXD
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)