Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

TRUNG QUỐC ĐẾ QUỐC MỚI (P2)

Mai xuân dũng
Nếu không nhận tiền của Trung Quốc, không việc gì phải sợ họ
19/8/2015
Trong khi Bộ Ngoai giao ta đang đấu tranh trong cuộc đàm phán biển đảo với Trung Quốc tại Quảng Châu thì tại Bắc Kinh, một cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người xảy ra bên ngoài Tòa Đại sứ Việt nam. Các biểu ngữ bằng tiếng Hoa, Anh,Việt “đả đảo Việt nam trục xuất và làm thiệt mạng” một số người Hoa tại các công trình khai khoáng và xây dựng thủy điện do Trung Quốc đầu tư tại Tây nguyên, Bình Dương, Ninh Thuận.
Đó là những hành động phối hợp ngoạn mục với các cuộc tiến công của hải quân Trung Quốc ngoài biển Đông.
Chính phủ mới của Lào cũng ra tuyên bố “Cực lực lên án hành động tội ác của Quân đội nhân dân Việt nam, xâm phạm lãnh thổ Lào và giết chết dã man 5 lính biên phòng Lào”. Trong tính toán của Trung Quốc, cơn sốt Việt-Lào sẽ nung nóng thế giới hơn là việc Trung-Việt đụng độ trên biển đông. Cuộc chạm súng Việt-Lào sẽ dẫn đến những mối họa khó lường khác từ Campuchia và nhất là Thailand . Mấy năm vừa qua Việt nam lợi dụng sự bất ổn tại Thailand để đầu cơ chính trị và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Món hàng xuất khẩu “chống lực lượng dân chủ” của Việt nam được một số nhà chính trị cực đoan Thái đón nhận. Thailand đã thụt lùi về dân chủ và minh bạch chính trị.
Nhưng hiện tại, Việt nam đang nằm trong hai gọng kìm từ phía Đông và phía Tây. Trong khi các đơn vị quân đoàn 3, quân đoàn 1 và lực lượng hải quân đang tập trung dọc bờ biển trải dài từ  Quảng ninh, Thanh Hóa, Ninh Thuận thì một số lớn các binh đoàn của Quân khu 4 và quân khu 3 phải dồn sang phía biên giới tại Thanh Hóa, Lai châu, Điện biên, Sơn la giáp Lào tại Khăm muộn, Phong sa ly, Sa va na khẹt.
Theo nhận định của Trung ương, chiến tranh biên giới phía Tây là không thể tránh khỏi. Tin tức tình báo cho biết lực lượng quân sự của Lào có sự dịch chuyển lớn về phía biên giới giáp Thanh Hóa là chính nhưng rất có thể đó là hướng nghi binh. Điểm yếu và trọng tâm lại là phía Tây bắc của tỉnh Sơn la và Điện biên, nơi gần Trung Quốc và có một số công trình thủy điện vừa xây dựng xong mà đặc biệt quan trọng là thủy điện Sơn la.
Anh Vĩnh rất khó hiểu về sự phân tích tình hình của Bộ chính trị về quy mô, mức độ căng thẳng của quan hệ hai nước. Trung Quốc ra tay đánh chiếm 6 đảo của ta tại Trường sa nam biển Đông nhằm tới các mục tiêu nào? Theo phân tích, đánh giá tình hình khách quan nhất cho thấy:
1/ Trung Quốc đánh chiếm Trường sa nhằm liên kết sức mạnh về không gian, nối liền quần đảo Trường sa với Hoàng Sa và đảo Hải Nam thành một chuỗi xích liên tục giúp Trung Quốc kiểm soát toàn bộ thủy lộ trên biển Đông. Hiện tại quần đảo Hoàng sa đã bị Trung Quốc chiếm giữ và lập ra một căn cứ quân sự thực thụ tại phía Tây quần đảo. Hai đường băng dài 1.500m và 3.000m cho phép máy bay vận tải quân sự và dân sự cỡ lớn lên xuống hàng ngày trên đảo Cù Mộc. Đảo Bắc ( North Island ). Đây cũng là căn cứ của các tầu khu trục tấn công và 3 tầu ngầm lớp. Trên đảo, phần nổi và các đảo nửa chìm nửa nổi trở thành một huyện đảo trực thuộc tỉnh Hải Nam Trung Quốc với hai nhà máy chế biến quặng Titan, Magie và một số công trình ngầm khác. Trung Quốc đã cho di dân ra đây để phục vụ ý đồ chiếm giữ lâu dài và hợp pháp hóa dần như một sự đã rồi khu vực quần đảo bán dân sự. Xâm chiếm êm thấm, nhẹ nhàng từng phần nhỏ lãnh thổ Việt nam nằm trong chiến lược lâu dài của lãnh đạo Trung Quốc đối với châu Á.
2/ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Trường sa của ta nhằm mục tiêu 20 năm phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế, phấn đấu vượt mặt Mĩ. Ngày nay Trung Quốc đã là con quỷ tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Nếu không có trữ lượng dầu mỏ tại vùng biển quanh quần đảo Trường sa với ước tính tới hàng nghìn tỷ Dollars Mĩ cung ứng cho các ngành kinh tế thì Trung Quốc không thể giữ được tốc độ phát triển như dự báo.
3/ Theo dõi hải đồ thế giới cho thấy thủy lộ trên biển qua Trường sa hiện nay từ vị trí thứ 2 đến nay đã trở thành thủy lộ có lưu lượng tàu bè qua lại lớn nhất và quan trong bậc nhất thế giới. Lượng dầu thô chuyên chở qua đây chiếm 41% tỷ trọng dầu thô giao thương của thế giới. Đặc biệt Trung Quốc đang kiểm soát chính phủ các nước châu Phi bằng mối lợi kinh tế song phương và các khoản tiền hối lộ mờ ám cho các quan chức lục địa Đen. Con đường qua, lại châu Phi của Trung Quốc quan trọng tới mức không thể không kiểm soát biển Đông. Đặ biệt, đoạn xung yếu nhất của toàn bộ lộ trình nằm ngay sát quần đảo Trường sa. Nếu có được căn cứ tại Trường sa, vị trí đó cho phép Trung Quốc khống chế, đe dọa ngay cả các nước Philipin, Singapo, Malaisia. Hơn nữa, với Trung Quốc dầu mỏ trở nên trái tim của nền kinh tế. Kiểm soát trữ lượng dầu và kiểm soát con đường huyết mạch số 1 thế giới này là điều kiện gần như tiên quyết để Trung Quốc vươn lên đứng đầu thế giới.
Việt nam đã mất quần đảo Hoàng sa vào tay Trung Quốc từ năm 1974 nhưng chưa bao giờ Việt nam muốn làm to chuyện chủ quyền của mình vì các động cơ chính trị…tế nhị khó hiểu. Tuy nhiên mất Trường sa đồng nghĩa mất nước trong tương lai gần. Quân đội và phần lớn thành viên chính phủ muốn quyết giữ quần đảo Trường sa. Nếu Trường sa lại bị Trung Quốc chiếm nốt và trở thành một căn cứ quân sự quá gần Ninh Thuận, Khánh hòa thì an ninh của Việt nam gần như do Trung Quốc định đoạt.
Trung Quốc bất ngờ đánh ta và chiếm giữ 6 đảo: Đá Vàng, đảo Yến, Song tử, Sinh Tồn, Đá Hoa lau, đảo Dừa. Tư lệnh hải quân   đề xuất kiên quyết và nhanh chóng phản công chiếm lại bằng mọi giá. Ông cho rằng khả năng thành công là không nhỏ. Thiệt hại của phía hải quân Trung Quốc vừa qua cho thấy tuy bị bất ngờ nhưng các thê đội hải quân nhỏ với sự tiếp ứng của một tàu ngầm lớp của ta đã chiến đấu tốt hơn họ. Nhưng Trung ương lại muốn đoàn Ngoại giao tại Quảng Châu đàm phán lâu dài? Đó có thể là bài toán khôn ngoan khi Trung Quốc chưa ra tay. Còn trong trường hợp này chậm ngày nào bất lợi cho ta ngày đó. Ngay cả Philippin cách đây 6 tiếng đồng hồ đã tăng cường cho hải quân vây kín đảo Half moon nằm trong sự kiểm soát của họ để cảnh cáo Trung Quốc. Vậy mà ta lại muốn “đàm phán lâu dài” là thế nào?
Nhà ngoại giao nhìn xa trông rộng như anh Vĩnh không thể không thấy những vô lý đó. Chúng tôi cũng rất buồn vì trong chừng mực nhất định, mọi người đều hiểu các năm trước Việt nam đã dành cho đối tác Trung Quốc đến 85% các hợp đồng kinh tế quan yếu. Các dự án nhùng nhằng này không chỉ làm chúng ta suy yếu về nguồn lực tài chính và công nghiệp mà còn là một nhát dao chí mạng găm vào sườn Việt nam trong vấn đề chính trị. Đó là con bài qua cầu rút ván mà Trung Quốc đã thực hiện ở châu Phi như Zambia , Haiti , Botxoana , Angola , Sudan … Các hợp đồng với Trung Quốc đã đem lại cho các quan chức Việt nam các khoản hoa hồng rất lớn và dễ dàng hơn nhiều khi ký hợp đồng với các đối tác Nhật hoặc các quốc gia có thể chế minh bạch khác. Cũng chính vì “ăn xôi chùa Bắc kinh” nên các quan chức Việt nam đã buộc phải “ngậm miệng” bất chấp Tổ Quốc an nguy ra sao. Các mũi dao được Trung Quốc găm từ trước cho đến nay đã phát tác công năng ghê gớm.
Một bộ phận nội bộ chính phủ muốn thỏa hiệp chính trị, chấp nhận đàm phán lâu dài để che đậy thái độ bán nước cho Trung Quốc để được Trung Quốc tiếp tục nuôi dưỡng, bơm tiền vào các tài khoản cá nhân ở HongKong và cuối cùng được rửa tiền ở Thụy sỹ.
20/8/2015.
Đúng như dự đoán của anh Vĩnh. Sau khi đoàn Trung Quốc tuyên bố đơn phương chấm dứt đàm phán trong hai ngày 20,21/8 thì Lào nổ súng đánh ta ở phía Tây Tổ quốc địa phận tỉnh Sơn la và Tây trang của Điện biên phủ.
Hôm qua, Thủ tướng điện đàm với Đại sứ Mĩ tại Hà nội. Cuộc trao đổi không kéo dài. Phía Mĩ yêu cầu Việt nam ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp để hợp pháp hóa việc quốc tế trợ giúp quân sự. Hiện tại hai tàu sân bay trong đó có tầu sân bay  USS Geoger Washington neo tại Busan vẫn không thấy có động tĩnh. Nếu ta ra tuyên  bố này thì có nghĩa là chiến tranh quy ước thực sự nổ ra và kết thúc vĩnh viễn mối quan hệ giả tạo bao năm nay với Trung Quốc.
21/8/2015
Chúng tôi cùng anh Vĩnh liên với sứ quán Ita lia. Trước đó tôi liên lạc với Thứ trưởng ngoại giao Pháp Vê lăng và thứ trưởng ngoại giao Ba lan để xác định lại quan điểm và ý đồ của Trung Quốc với ta trong thời điểm ngắn hạn phạm vi 2 năm 2015-2016.
Sau khi sàng lọc thông tin, chúng tôi cho rằng Trung Quốc gây chiến tranh với chúng ta ở quy mô cục bộ vừa như cuộc chiến với Ấn tại biên giới năm ngoái 2014. Họ sẽ không làm quá to chuyện để ảnh hưởng đến kinh tế và ngoại giao trong trường hợp Việt nam kháng cự mạnh mẽ. Nếu dễ dàng trong tác chiến và được gián tiếp hỗ trợ tích cực của một số lãnh đạo Hà nội, Trung Quốc sẽ mạnh tay làm lớn. Mặt khác qua việc đánh chiếm Trường sa, Đài Loan sẽ khuất phục Trung Quốc khi chứng kiến sức mạnh thực sự của hải quân Đại lục và thúc đẩy nhanh tiến trình trở lại với Trung Quốc. Về phía Nhật, mặc dù có nhiều mối liên quan kinh tế và tỷ trọng buôn bán giữa Nhật và Việt nam khá lớn nhưng Nhật không muốn dây dưa vào việc bênh vực Việt nam vì mục tiêu của Thủ tướng Kowami là tái phục hồi nền kinh tế đang có dấu hiệu đi xuống. Nhật sẽ có thái độ trung lập. Liên minh châu Âu sẽ la to lên nhưng chỉ để đấy. La xong họ lại về nhà rót rượu vang ra cốc và cheer chúc sức khỏe như không có vấn đề gì.
Tuy nhiên Trung Quốc phải lo ngại Ấn Độ. Ấn có khả năng nhân lúc này phản công Trung Quốc ở biên giới nơi Trung Quốc chiếm 120.000m2 lãnh thổ của họ. Tuy nhiên nếu chiến cuộc với Việt nam không quá phiêu lưu thì Ấn độ sẽ tiếp tục phải chờ đợi cơ hội tốt hơn.
Với Việt nam, tiếp tục nhún nhường hoặc tỏ ra cứng rắn là lựa chọn cần cân nhắc thận trọng. Nhưng trong lúc này có lẽ không còn lựa chọn thứ nhất nữa.
Đứng từ tầng 21 Tòa nhà Yun Liang, anh Vĩnh áp mặt vào cửa sổ tư lự như một bức tượng thạch cao. Ánh đỏ từ một khoảng trời phía xa nhuộm thắm đậm cả tấm kính cong và các dẫy rèm dài thả sát mặt sàn đá. Với anh, quyết định chấm dứt đàm phán là một quyết định quá khó khăn trong nghiệp ngoại giao của mình. 
mai xuân dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét