Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

HÀ SỸ PHU: 24 NĂM NHÌN LẠI MỘT BÀI VIẾT


31/08/2012

Hà Sĩ Phu
Đúng ngày này 24 năm về trước (2-9-1988) , với chiếc máy chữ cọc cạch tôi đã “xớ rớ” vào một lĩnh vực không chuyên để hoàn thành bài triết luận xã hội đầu tiên ”Dắt tay nhau, đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ”, bài viết đã dẫn tôi vào một quãng đời mà tôi không bao giờ ngờ tới, mà hôm nay hồi tưởng tôi cứ buồn cười một mình.
Xuất xứ của bài viết
Số là một hôm ngồi nghe Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo chính trị, chị Đặng Việt Nga, con gái Chủ tịch Trường Chinh bảo tôi: Thỉnh thoảng nghe những ý kiến phân tích của anh về xã hội tôi thấy sáng ra nhiều điều, anh nên nói lại một cách hệ thống cho các bạn bè cùng nghe. Thế là, theo thói quen của một giảng viên về Sinh học, tôi vẽ một sơ đồ ra tờ giấy “croquis” cỡ lớn với các ô vuông và các mũi tên (xem phụ lục), chứng minh rằng nếu xuất phát từ quan điểm giai cấp Mác-xít cực đoan thì không thể đến cái đích Cộng sản mơ ước, mà nửa chừng nhất định sẽ gặp bế tắc, xã hội thoái hóa, bạo lực và dối trá ngự trị, dùng PHƯƠNG TIỆN sai thì không thể đến được MỤC ĐÍCH, phải thay tấm biển chỉ đường duy ý chí của Mác bằng tấm biển chỉ đường của TRÍ TUỆ … (Trong khi theo các nhà Tuyên huấn lúc ấy thì chủ nghĩa Xã hội đang thành công rực rỡ, Liên xô đã xây dựng xong XHCN và bước vào giai đoạn Cộng sản, tiếp theo là Cộng hòa dân chủ Đức và Rumani cũng vậy).
Buổi “báo cáo khoa học” hôm ấy có nhà thơ Bùi Minh Quốc, có hai nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến và Phạm Vĩnh Cư…
Sau đó bạn bè yêu cầu tôi viết ra thành bài và gửi đến các nơi có trách nhiệm. Hồi âm của Hội Nhà văn Việt Nam, Tạp chí Sông Hương, nhà văn Ma Văn Kháng…rất tán thưởng, coi đây là những phát hiện khoa học để đóng góp cho xã hội… Nhưng chẳng bao lâu những đòn phản kích về lý luận bắt đầu giáng xuống suốt 2 năm trời. Tạp chí Sông Hương số 37 đã lên khuôn bài lại bị bóc ra, ông Ủy viên Bộ Chính trị Đào Duy Tùng đi nói chuyện khắp nơi về “một bài lý luận phản động”, báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Tuổi trẻ, tạp chí Thông tin lý luận, tạp chí Giáo dục lý luận, tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản, Triết gia Trần Đức Thảo…liên tiếp đăng các bài phê phán. Nặng ký nhất (về chính trị) là hai tài liệu của Trung ương ĐCSVN là “Nêu cao tính chiến đấu chống mọi hoạt động phá hoại về tư tưởng” và “Đề cương giới thiệu Dự thảo cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ” đã dành nhiều trang phê phán Hà Sĩ Phu là kẻ phá hoại về tư tưởng .
Ở trong nước tất nhiên không nơi nào dám đăng, chỉ chuyền tay, nhưng GS Nguyễn Ngọc Lan và các bạn ở Pháp đã đưa lọt ra nước ngoài và bài viết đã được đăng và phổ biến rộng rãi.
Ấy thế là cái bút danh Hà Sĩ Phu bị cuộc đời đẩy vào vòng chính trị, thành “nhân vật chính trị” mà khi ấy, nói vô phép hắn chỉ là anh nhà giáo khoa học tự nhiên hiền lành và nhút nhát, cả đời chỉ biết bục giảng và phòng thí nghiệm, không biết và không liên quan gì, dù chỉ chút xíu, với những thứ “chính trị chính em” !
Thuở ấu trĩ
Tại sao tôi lấy làm buồn cười? Tự cười mình và cười cho cả một hệ thống chính trị: một bên thì chỉ quen chuyện khoa học, một bên thì ngớ ra và cuống lên trước một phản biện bất ngờ, đến nỗi trông gà hóa cuốc. Đôi bên cùng ấu trĩ. Hồi ấy làm gì có Internet, tôi cũng chẳng biết thế giới đã phê phán Mác-Lê ra sao, tất cả nhận thức chỉ rút ra từ trong đầu, với những lô-gích và kiến thức của các môn Toán-Lý-Hóa-Sinh mà mình tích lũy được. Nhưng khổ nỗi cái lô-gích khoa học trừu tượng, duy lý và khúc chiết có thể dẫn ta đến ngay cái gốc của chân lý (một cách tương đối) mà không cần sự trải nghiệm đầy đủ trong thực tế. Vì chỉ cốt bộc lộ những lô-gích cơ bản thuần túy khoa học, tôi chưa cần đi vào chi tiết để mổ xẻ những thực tế chính trị như đánh giá thế nào về Cách mạng tháng Tám và hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, đánh giá thế nào về ưu khuyết của ĐCSVN, về nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh…, nên cứ tạm dùng những đánh giá chính thống đang lưu hành. Tóm lại chưa thể gọi đó là một bài nghị luận chính trị đúng nghĩa. Nhưng vì chạm đến cái gốc của Chủ nghĩa là điểm tối kỵ lúc bấy giờ nên bài viết lập tức bị chính trị hóa, có tác giả đã khẳng định Hà Sĩ Phu phải là tên một tổ chức có mục đích chính trị nguy hiểm.
Lúc đầu nhà nước còn dùng lý luận để đối phó với lý luận
Vì không báo nào đăng bài “Dắt tay nhau…” ấy, nhưng Nhà nước lại đăng hơn hai mươi bài phê phán nên ông Bùi Tín gọi tình trạng ấy là “Xích tay đối thủ rồi thách đấu”. Kể cũng bất công, nhưng so với cách ứng xử của nhà nước chuyên chính với những người bất đồng chính kiến sau này thì sự ứng xử lúc ấy còn phần nào tử tế và nghiêm túc! Vì dù sao lúc ấy Nhà nước còn dùng lý luận công khai để chống lại lý luận. Chỉ sau khi thấy vũ khí lý luận chính thống tỏ ra bất lực, Nhà nước mới chuyển sang “đối thoại” bằng Công an. Đến bài thứ ba của tôi (bài “Chia tay Ý thức hệ”) thì Nhà nước không dùng lý luận nữa, mà dùng kịch bản “tông xe giật túi” và tặng luôn cho một năm tù. Cứ thế, những nhà bất đồng chính kiến càng về sau càng bị trừng trị nặng nề hơn mà trường hợp Cù Huy Hà Vũ,Trần Huỳnh Duy Thức…là những ví dụ nặng nề rất điển hình.
24 năm dư luận xã hội đã trưởng thành
Bài viết từ năm Mậu Thìn (1988), trải qua Canh Thìn 2000, nay là Nhâm Thìn 2012, hai mươi bốn năm đầy biến động. Sau khi Liên xô và Đông Âu tan rã (1989-1990) thì thời kỳ yên bình của các nước Cộng sản còn lại cũng chấm dứt. Gắng “ổn định” đến 2012 thì mọi chân tướng cũng bị phơi trần , đặc biệt vấn đề nền độc lập nửa vời của Việt Nam có nguy cơ bị Trung Quốc thanh toán nốt là chủ đề mà trước đây hoàn toàn bị phong kín thì nay cũng phơi bày trước thanh thiên bạch nhật.
Hoạt động chính trị chẳng qua là sử dụng được sức mạnh của quần chúng, là điều khiển được tâm lý của đám đông. Việt Nam vốn thiếu vắng một giới “Trí thức chính trị” nên quần chúng cũng nông nổi. Vì nông nổi nên đang lúc bức xúc vì bị Pháp đô hộ liền bị “xui dại” mà nóng vội, nô nức chạy theo một chủ nghĩa hoang tưởng để bây giờ “xôi hỏng bỏng không”. Nay nhờ có thế giới văn minh, mọi màn bí mật đều bị vén lên, dân mới khôn ra nhiều, khôn rất nhiều. Về thần tượng “Cha già dân tộc” chẳng hạn (như một điểm tựa có tính sống còn của tư duy cũ) nay đã có hàng xê-ri những bài đúc kết để tham khảo và sàng lọc, để có cái nhìn đa chiều tiếp cận sát hơn với sự thật.
Một ví dụ khác: Hiện nay tâm lý quần chúng đang rất bức xúc trước nạn tham nhũng, nạn nội xâm đến mức dã man, thì việc bắt trùm sò “bầu Kiên” quả đã gõ trúng tâm lý đang dồn nén ấy, nếu như trước đây thì quần chúng đã nức lòng hò reo hy vọng vào “chuyên án” này. Nhưng không, lập tức trên trang Anhbasam (23/8/2012) đã có lời bình ngắn gọn về 3 khả năng trước sự phân hóa của các phe phái:
- Ủng hộ “chuyên án” để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, cùng “bạn vàng môi răng” dắt tay nhau tiến tới liên bang Trung Cộng XHCN trá hình?
- Hay theo ảo vọng một nhà nước tư bản hoang dã độc tài kiểu Nga hậu Xô Viết của Putin? (Cộng sản biến tướng).
- Hay đấu tranh cho một nhà nước pháp quyền, dân chủ thực sự, của Dân, vì Dân?
Trong ba khả năng ấy chỉ hai khả năng đầu (tức hai khả năng xấu, từ hai phe trong đảng) đã bày ra trước mắt, với bàn tay của ngoại xâm Đại Hán lấp ló phía sau. Vậy dân phải làm gì để xuất hiện khả năng thứ ba, khi mà số đông đã bị thất vọng kéo dài và trở nên thực dụng chán chường vô cảm, khi mà rất có thể hai phe trong đảng kia sẽ thỏa hiệp để phân chia quyền lực và cùng nhau chống lại ước vọng dân chủ của nhân dân? Xem thế đủ biết trí thức và dân chúng ngày nay đã khôn ra nhiều, đã đi guốc trong bụng các phe nhóm trong trò xiếc bán mua quyền lực. Muốn lợi dụng tâm trạng bức xúc đơn giản của đám đông, dùng một lý thuyết mị dân để thực hiện ý đồ riêng không phải dễ dàng như hồi Việt Minh nữa.
Cuối cùng, sau hơn 20 năm, trong nước cũng đã có 3 blogger công khai đăng bài “Dắt tay nhau…” của HSP ! (blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hữu Quý và Phùng Hoài Ngọc). Tôi tin rồi sẽ được công khai cả bài “Chia tay Ý thức hệ”, bởi trong thực tế thì Ý thức hệ Mác-xít hoang tưởng chỉ còn như cái xác không hồn, không còn ruột gan tim óc, đứng hờ làm chiếc bình phong chờ một ngày đẹp trời để đào sâu chôn chặt mà thôi. Dù bị trăm ngàn lực cản của con người, lịch sủ vẫn lầm lì bước tới.
Thế là, hai mươi bốn năm từ lúc bắt đầu phô bày ý kiến phản biện, tôi đã được bổ sung và tiếp sức rất nhiều từ mạng Internet toàn cầu và từ các thế hệ thức tỉnh đang hình thành đội ngũ, ngày càng gắn bó hơn với các diễn biến chính trị để cụ thể hóa những nhận thức khoa học mà lúc đầu mới chỉ khái quát sơ lược.
H.S.P (nhân ngày 2-9-2012)

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

GHI TÊN CHA MẸ LÊN CMTND ĐỂ LÀM GÌ



Việt Nam ta vốn có "truyền thống" làm không giống ai.
Số lượng ô tô ở VN không nhiều hơn số lượng ô tô ở nhiều nước (*) nhưng bảng số xe của VN có 8 hoặc 9 ký tự nhiều ký tự hơn bảng số xe của đa số các nước


Bảng số xe VN đã nhiều ký tự lại còn phân biệt màu để cảnh sát giao thông dễ dàng nhận biết các đối tượng sử dụng xe. 
Màu bảng số xe để phân biệt các đối tượng sở hữu xe:
- Bảng số màu đỏ: xe quân đội
- Bảng số màu xanh: Công vụ nhà nước. Bảng số màu xanh phân biệt 2 loại: loại mang số 80 và loại còn lại
- Bảng số màu trắng: bảng số dân sự cấp cho xe tư nhân hoặc doanh nghiệp.
Gặp xe bảng số đỏ thì CSGT mặc định tránh va chạm vì Quân đội làm kinh tế là một lãnh địa riêng, dân sự bất khả xâm phạm.
Bảng số 80 là đối tượng CSGT "ngại phạt". Xe mang bảng số 80 được CSGT ngầm hiểu là xe của các đồng chí lãnh đạo cấp trung ương, xe của các cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí thuộc trung ương quản lý... Xe bảng số 80 thường có quyền:
- Xe mang biển số 80B được ưu tiên lưu thông không hạn chế tốc độ, không bị CSGT dừng xe kiểm tra, xử phạt.
- Trường hợp CSGT phát hiện xe 80B dừng, đậu sai quy định hoặc lưu thông vào đường cấm, xe không có tem kiểm định... chỉ nhắc nhở tài xế. Khi qua cầu, phà xe 80B luôn được ưu tiên đi trước.
Về hình thức, nhiều người cho rằng xe 80B còn là phương tiện để chứng minh vị thế, giá trị của bản thân, tiện việc giao dịch...
Theo quy định, chỉ có 22 cơ quan trung ương và xe của Bộ Công an được cấp biển số xanh 80B. Trên thực tế nhiều đơn vị kinh doanh hoặc hành chính sự nghiệp trực thuộc tỉnh vẫn tìm cách đăng ký gắn biển số 80 nếu được sự phê duyệt của lãnh đạo Bộ Công an.
Bảng số dân sự của ta có đặc điểm dễ dàng nhận ra xe thuộc về tỉnh nào mà không cần phải tra cứu. Tài xế các tỉnh vào thành phố hay than phiền rằng hay bị CSGT thổi phạt vì lẽ
- Người ngoại tỉnh vào thành phố đông đúc hơn địa phương họ sống nên không kịp quan sát các tín hiệu giao thông đường bộ và nhất là không kịp thời cập nhật điều chỉnh luồng giao thông của sở Giao thông.
- Người tỉnh khác vào thành phố sẽ không ở lại lâu nên ngại phạt theo đúng trình tự thủ tục.


Giấy căn cước (ở ta gọi là CMND) là thứ mà đa số các nước trên thế giới không còn dùng nữa thì ở ta không những qui định bắt buộc công dân phải thường trực mang theo mà nay còn phải ghi thêm tên cha tên mẹ của người mang căn cước đó.
Người Việt Nam mình có "truyền thống" "cậy thần cậy thế". Khi gặp rắc rối với công an, để đối phó nhiều người có thể tự nhận là con (cháu) ông nọ bà kia, chẳng hạn "cháu bác Nhanh" "em anh Chung" hoặc tự nhận là "nhà báo" để các đ/c công an thông cảm bỏ qua.
Vấn nạn này cũng gây khó xử cho các đ/c công an không ít. Nếu lỡ bắt con một vị lãnh đạo thì sẽ gặp rắc rối về sau, có thể bị thuyên chuyển công tác "không rõ nguyên nhân". Mà nếu "tha lầm" thì bị đối tượng chế giễu. Chuyện mượn oai như thế hay xảy ra trên địa bàn Thủ đô - trung tâm chính trị - nơi tập trung nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước.
Việc xảy ra phổ biến đến nỗi ông bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã phát biểu: “Trên thực tế có nhiều người can thiệp vào việc xử phạt vi phạm giao thông, nói ra thì không tiện nhưng tôi đề nghị phải nghiêm cấm lãnh đạo các cấp can thiệp vào việc xử lý vi phạm giao thông để công tác xử lý vi phạm được nghiêm minh. Vì cứ khi bắt các đối tượng vi phạm là lực lượng liên tục nhận được điện thoại từ các cấp lãnh đạo, anh em không nghe không được, khi xử lý không đảm bảo lại phê phán, chê trách là mắc khuyết điểm." hết lời dẫn

Để có thể dễ dàng xác định nhân thân của đối tượng ngay từ "cái nhìn đầu tiên" mà bộ Công an phải ban hành Thông tư 27 bắt buộc ghi tên cha mẹ công khai lên CMND của mọi công dân.

(*) Việt Nam có 13 xe mỗi 1000 dân, ít hơn Mã lai (350), Thái (165), TQ (83), Nam dương (79), Cambode (21) Lào (20), Ấn độ (18); nhiều hơn Bắc Hàn (11), Miến điện (8)

Nguồn tham khảo
- Thẻ căn cước đe dọa bí mật đời tư. (PLTP). 
- CMND ghi tên cha, mẹ: Bước thụt lùi! (PLTP).
- Xem xét bỏ quy định đưa tên cha mẹ vào CMND (NLĐ).
- Sẽ dừng cấp CMND mẫu mới có ghi tên cha mẹ (LĐ). 
- Về việc chứng minh nhân dân ghi tên cha mẹ: Tư pháp nói “không”, công an nói “nên” (TT)
- Bộ Công an tạm dừng triển khai mẫu CMND mới (Chinhphu.vn).
- Bộ Công an dừng cấp chứng minh thư ghi tên cha mẹ (VNE).
- Tên cha mẹ trên CMT không giải quyết việc gì! (VnMedia).
- Mạo danh cháu lãnh đạo cấp cao để lừa đảo  (NĐT)

Mai Xuân Dũng đăng
(Nguồn Lý Toét Blog)

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

TÔI QUYẾT "PHẢN CÁCH MẠNG" ĐẾN CÙNG



27/8/2012

Sau việc tôi lên tiếng về vụ cướp,đầm tôm của anh Đoàn văn Vươn,ngày 5/1/2012 là tiếp nối tới việc lăn lộn cùng bà con nông dân Văn giang quyết đòi lại công bằng và đất đai bị cướp trong ngày 24/4/2011 kinh động lương tâm cả nước và thế giới.
Chính vì việc này, tôi phải cùng với nhân dân Văn giang dự cuộc đối thoại ngày 12/4/2012 với các cơ quan liên ngành do Thanh tra Chính phủ tổ chức. Rồi các buổi sát cánh với nhân dân Đắc nông , Đồng nai,Dương nội,Bắc ninh đến thanh tra chính phủ,mặt trận tổ quốc..v...v...
Có lẽ tất cả những sự kiện đó đã làm họ cay cú và là nguyên nhân dẫn đến vụ tôi bị hành hung ở sở 4T Hà nội. 
Thêm vào đó, tôi thường đi đầu trong đoàn người xuống đường diễu hành thể hiện lòng yêu nước,phản đối Trung quốc ngang nhiên xâm chiếm biển đảo,lên tiếng bảo vệ ngư dân Việt nam đã làm cho "họ" hết chịu nổi và họ đã tìm mọi cách hèn hạ tách  nhân dân ra khỏi tôi.
Họ đạo diễn cho đăng 2 bài báo vu khống bôi nhọ tôi trên hai tờ Hà nội và báo kinh tế dô thị.
Họ còn cố công dựng chuyện cho truyền hình Hà nội bôi nhọ tôi,(mặc dù trước đó không lâu họ đã từng phỏng vấn rồi đưa lên báo chí,truyền hình  để ca ngợi tâng bốc tôi ...v..v...)
Những toan tính và chiêu trò thâm độc, hạ tiện trong nghề truyền thông vong nô nhằm xuyên tạc về tôi và kết quả sau đó cho thấy họ rất LẦM khi hòng "TÁCH" dân ra khỏi tôi.
Không những dân không rời khỏi tôi mà ngược lại dân càng đến với tôi nhiều hơn nữa.Báo chí nước ngoài nói vui là: "Họ không bôi nhọ được cụ Hiền Đức vì càng bôi nhọ cụ, tên tuổi cụ càng sáng ngời. Vì cụ đã như viên ngọc,càng bôi bẩn thì ngọc càng sáng hơn,càng long lanh hơn, đối nghịch với cái xấu xa của những kẻ bôi bẩn cụ".
Có báo nói: "Người ta đã vô tình quảng cáo không công cho cụ Hiền Đức".
Với tôi, những chuyện ca ngợi,hay bôi nhọ cũng chẳng đáng làm cho tôi bận tâm lắm. (Tôi vẫn luôn nhớ câu thơ ghi trên màn hình máy tính của tôi từ lâu nay rồi:
    "Bậc trí như vách đá
     Gió cường nộ, chẳng lay
     Lời tán dương,phỉ báng
     Không thể gợn đôi mày."
bởi 1 lẽ đơn giản: Nghĩ về DÂN, lo cho DÂN là Lẽ sống của tôi...tôi làm việc không vì danh,không vì tiếng tăm mà đơn giản: tôi thương dân tôi. Dân tôi đã quá khổ từ lâu rồi.
Tôi cũng chẳng muốn nói những chuyện này,nhưng gần đây tôi hay  nhận được những cuộc điện thoại từ bà con các nơi gọi đến.
Thí dụ:
Bà Tường là 1 người dân ở Đông ngạc, huyện Từ liêm Hà nội gọi đến hỏi thăm nói với tôi rằng: "Cụ ơi! chúng nó bảo cụ Hiền Đức bị “quản thúc, nhân dân ai mà đến gặp cụ thì công an bắt đấy”....
Ông Dân ở Tây ninh gọi điện nói:"Cụ ơi, chúng bảo cụ bị bắt sau khi đi biểu tinh, sắp đưa ra Tòa án xử cụ đấy,Chúng con thương cụ quá và cũng không hiểu vì sao mà cụ bị Tòa án xử ? Chúng nó nói: "Nếu người dân nào liên lạc với cụ Hiền Đức, công an sẽ bắt ngay..v...v..
Và còn nhiều người dân khác nữa như bà con ở An giang,Long an thì gọi cho tôi nói rằng:"Cụ ơi, sao chúng nó lại bảo là cụ “Phản cách mạng đã rõ ràng”?
Rồi còn nhiều thông tin rất buồn cười nữa ...
Tôi muốn nói một điều với họ rằng: Nếu vì dân, thương dân, đấu tranh chống tham nhũng cho một xã hội lành mạnh mà bị coi là “phảncách mạng” thì tôi quyết Phản cách mạng đến cùng.
Chỉ tiếc cho chúng rằng:
Chúng muốn:TÁCH dân ra khỏi Tôi đã không được,mà ngược lại dân càng biết đến tôi,càng tìm tôi,càng thương mến tôi hơn nhiều.
Thật nực cười những chiêu trò của chúng.
Tôi lại nhớ câu nói của một tờ báo nước ngoài khi biết tin tôi bị bôi nhọ: "NGƯỜI TA QUẢNG CÁO KHÔNG CÔNG CHO CỤ HIỀN ĐỨC ĐẤY".
Còn bà con biết chuyện tôi thì nói vui:
GẬY ÔNG LẠI ĐẬP LƯNG ÔNG
Còn nhiều chuyện nực cười nữa trong cái việc hèn hạ của chúng nó. Nhưng tôi phải tạm dừng ở đây,vì điện thoại của dân lại gọi đến kêu cứu…
Chỉ xin nói thêm một chuyện nữa, vào ngày bà con nông dân Văn giang đến nhà đài VOV để thăm hỏi 2 nhà báo bị công an Hưng yên đánh trọng thương trong vụ ECOPARK, tổng công ty VNPT tự ý khóa máy điện thoại của khách hàng là tôi trong 7 tiếng đồng hồ từ 9 giờ sáng  đến 16 giờ ngày 4/6/2012, (khi dân Văn giang đã ra về họ mới khôi phục lại điện thoại của tôi).
Thật không còn gì để nói về những hành động quá bỉ ổi của chúng.
Xin các bạn tiếp tục theo dõi những chuyện xảy ra xung quanh vụ cụ bà Lê Hiền Đức bị bôi nhọ nhằm làm một công việc tốn kém tiền dân và vô ích là: tách cụ ra khỏi nhân dân.

Ghi theo lời cụ Lê Hiền Đức
Mai Xuân Dũng

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

AI , NHỮNG AI ĐANG “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ” ?



Trần Mạnh Hảo.

Riêng chúng tôi, người viết bài này (TMH) cho rằng trong bài tập làm văn kiểu trữ tình học trò của ông Trương Tấn Sang, thấy một câu văn ( vẻ) này cần chú ý :

“Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…”
Xin chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thương thì thương cho trót, xin làm ơn làm phúc cho dân tộc Việt Nam chúng tôi đang có cơ bị diệt vong bởi ngoại bang phương bắc, là xin ông hãy chỉ ra đích danh những kẻ bán nước cõng rắn cắn gà nhà hèn hạ vô lương tâm ấy ( chúng là giặc rồi sao chúng vẫn ngồi ghế lãnh đạo quốc gia ?) để nhân dân chúng tôi hôm nay và mai sau muôn đời nguyền rủa chúng. Xin cám ơn trước chủ tịch nước Trương Tấn Sang .,.

Bài viết “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” : 
Thứ Năm, 23/08/2012, 07:30 (GMT+7) Phải biết hổ thẹn với tiền nhân (*)
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/508023/Phai-biet-ho-then-voi-tien-nhan-.html

của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được in trên hàng trăm tờ báo lề phải và lề trái đã bị dân mạng trong nước chê bai, thậm chí coi nhẹ. Chỉ xin trích lời 2 blogger vào diện hàng đầu trong nước là nhà báo Trương Duy Nhất và nhà báo Nguyễn Thông.

Nhà báo Nguyễn Thông trên blog của mình, trong bài “ Đúng thực lỗi của thư ký”, viết như sau :

“Nói chung không có gì mới. Phần tình cảm nhiều hơn phần lý trí, suy nghĩ.

Chỉ có điều, cái phần mở đầu làm mình khó chịu, câu chữ loáng thoáng chập chờn giọng văn kiểu trong bài tập đọc "Tôi đi học" của nhà thơ Thanh Tịnh hồi nảo hồi nào .Mở đầu một bài viết quan trọng tầm quốc gia, cho hàng chục triệu người đọc mà lại lả lướt, trữ tình ngoại đề như thế thì quả không nên. Rất khó nghe. Không ai cấm chủ tịch nước được quyền bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của mình nhưng phải trong hoàn cảnh, văn cảnh thích hợp, trong những dịp khác cơ. Ví dụ bên bàn nhậu, bác cứ nói thoải mái, thậm chí càng trữ tình càng tốt. Còn ở chỗ này, dịp này, phải lập nghiêm, bác ạ.

Ấy, em là em cứ khó tính, xét nét như thế, không phải để chê bác chủ tịch, mà em chỉ muốn mắng mấy chú giúp việc cho bác mà thôi. Đã ăn lộc nhà chúa, xơi oản của chùa thì phải hết công hết sức, tỏ hết tài trí để phụng sự chúa, cúng chùa. Chỉ cốt làm cho xong thì nên về với mẹ đĩ rửa bát quét nhà còn có ích hơn.” ( hết trích)
http://thongcao55.blogspot.com/2012/08/ung-thuc-loi-cua-thu-ky.html
Nhà báo Trương Duy Nhất trong bài :” Khi chủ tịch tập làm văn” trên website của mình, chê bài viết của ông Trương Tấn Sang ( thực ra là do thư ký cao hứng trữ tình ngoài lề viết hộ theo kiểu : bài văn của tôi đồng chí viết chưa ?) là lối văn học trò, lạc đề như sau :

“Cứ ngỡ đó là một bài… tập làm văn. Một bài viết quá ư lòng thòng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Một bản thông điệp nguyên thủ chung chung, khẩu hiệu, sáo rỗng đến nhàm chán… Ý tứ chắp ghép lòng vòng, chung chung, khẩu hiệu và sáo mòn, lại lòng thòng đọc đến hụt hơi và phát ngán.Chủ tịch Sang đã cố làm mới, nhưng điểm mới duy nhất thấy được ở bản thông điệp của ông vẫn chỉ dừng lại ở những câu đoạn… tập làm văn! Một bản thông điệp tập làm văn làm ông mất điểm nhiều sau những ấn tượng tốt đẹp từ “một bầy sâu” đến “ăn hết phần của dân”…( hết trích)

http://truongduynhat.vn/khi-chu-tich-nuoc-tap-lm-van/

Riêng chúng tôi, người viết bài này (TMH) cho rằng trong bài tập làm văn kiểu trữ tình học trò của ông Trương Tấn Sang, thấy một câu văn ( vẻ) này cần chú ý :

“Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…”

Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, có một vị lãnh đạo cao cấp của đảng là chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dám công khai thừa nhận trong ban lãnh đạo cao cấp gồm 14 vị bộ chính trị của ông có người ( hay những người ?) làm cái việc ô nhục đáng để muôn đời cháu con nguyền rủa là “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ” ( phạm tội BÁN NƯỚC)…?

Xin tra “ Đại từ điển tiếng Việt” ( nhà xuất bản Văn hóa Thông tin- 1999), trang 445 định nghĩa : “Cõng rắn cắn gà nhà : hành động phản bội nhân dân,hèn hạ đưa rước bọn giặc về giết hại đồng bào, đồng loại”…

Muốn cõng rắn cắn gà nhà, tức là muốn bán nước, phải là vua chúa, là người cầm quyền cao nhất nhì của quốc gia mới có khả năng làm việc đốn mạt này.
Thời phong kiến NƯỚC LÀ CỦA VUA nên chỉ có vua như Lê Chiêu Thống mới bán nước cho nhà Thanh; như kẻ em vua, muốn lật anh là Trần Nhân tông để mình làm vua nên Trần ích Tắc mới theo giặc Nguyên để chúng phong cho là An Nam quốc vương…mới là những kẻ bán nước bị lịch sử dân tộc muôn đời nguyền rủa.

Ngày nay, NƯỚC LÀ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, nên chỉ có những lãnh tụ tối cao của đảng mới có khả năng bán nước... Trong ngôn ngữ ứng xử hàng ngày của người cầm quyền ở Việt Nam hiện nay trên các phương tiện tuyền thông bao giờ cũng xưng danh : “đảng và nhà nước, đảng và nhân dân, đảng và chính phủ…”Khẩu hiệu của đảng cộng sản luôn đặt ĐẢNG trên DÂN : “ Trung với Đảng, hiếu với DÂN”. Quốc hội cũng của đảng chứ nào phải của dân. Dân : ngót 90 triệu, đảng chỉ có ba triệu mà quốc hội 95% là đảng viên thì sao gọi là quốc hội của dân được ?

Cho nên.người dân Việt hiện nay đa số nghèo đói, cơm còn chả có ăn chứ có nước đâu mà bán ? Chỉ có kẻ đang lãnh đạo đất nước này mới có nước để bán mà thôi…

Vậy họ bán nước cho ai ? Cho Mỹ chăng ? Không, Mỹ chưa từng chiếm của Việt Nam một mét vuông biển, một mét vuông đất nào, càng không hề có chút tham vọng nào về lãnh địa, lãnh hải Việt Nam. Vả, Mỹ đang có công lớn với Việt Nam là vì nhờ sự có mặt của họ ở vùng biển Đông Nam Á nên giặc Tàu chưa dám động binh đánh vào đất liền Việt Nam; chúng chỉ đánh và chiếm Hoàng sa, Trường Sa ngoài biển…

Đúng như lời cựu Tồng Bí thư Lê Duẩn đã nói trên rất nhiều báo chí suốt thời ông làm lãnh tụ : kẻ thù trực tiếp và kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất, tàn ác nhất của dân tộc ta là bọn bành trướng Bắc Kinh, tức giặc Tàu. Giặc Tàu dán mác cộng sản, bịt mắt ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam bằng phương trâm 4 tốt và 16 chữ vàng để cướp dần đất đai và biển đảo quê hương ta như chúng đã đang và sẽ cướp nước ta . Vậy, họ, một số người trong 14 ông to nhất cầm quyền ở Việt Nam đang cõng rắn cắn gà nhà, tức bán nước cho giặc Tàu kia họ là ai, là những ai thưa chủ tịch nước Trương tấn Sang ?

Xin chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thương thì thương cho trót, xin làm ơn làm phúc cho dân tộc Việt Nam chúng tôi đang có cơ bị diệt vong bởi ngoại bang phương bắc, là xin ông hãy chỉ ra đích danh những kẻ bán nước cõng rắn cắn gà nhà hèn hạ vô lương tâm ấy ( chúng là giặc rồi sao chúng vẫn ngồi ghế lãnh đạo quốc gia ?) để nhân dân chúng tôi hôm nay và mai sau muôn đời nguyền rủa chúng. Xin cám ơn trước chủ tịch nước Trương Tấn Sang .,.

Sài Gòn ngày 24-8-2012

HỆ LỤY CHÍNH TRỊ CỦA VIỆC BẮT BẦU KIÊN?



22/8/2012
Stephen Norris
Chuyên gia phân tích - Control Risks Group

 Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một cuộc họp về bóng đá ở Hà Nội
    Vụ bắt ông Kiên có thể là cây gậy buộc Thủ tướng chia quyền?
Hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận rõ ràng nào về chuyện có động cơ chính trị nào đằng sau vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên dựa vào những thông tin ít ỏi đang được cung cấp nhỏ giọt.
Nếu chúng ta nhìn vào tiểu sử của ông, hay những gì chúng ta biết về tiểu sử đó, ông Kiên không phải là người xa lạ với các tranh cãi.
Các bài liên quan
Báo Thanh Niên 'không PR cho Bầu Kiên'
'Bầu Kiên' bị bắt
Chính quyền trấn an vụ bắt giữ Bầu Kiên
Chủ đề liên quan
Chính trị Việt Nam
Ông đã bị cáo buộc về những vụ làm ăn mờ ám trong quá khứ và đã bất đồng với nhiều cá nhân và tổ chức có quyền lực.
Do vậy có khả năng ông Kiên đã chọc vào ai đó có quan hệ ở cấp cao và vụ này không liên quan trực tiếp tới chính trị hay quan hệ của ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Mặc dù vậy, các cáo buộc hiện tại có vẻ khá nhẹ và cách bắt giữ ông khá đáng ngạc nhiên và bởi vậy cách giải thích hợp lý hơn có thể là ông Kiên là nạn nhân của cố gắng nhằm làm suy yếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Kiên có liên hệ với Thủ tướng và một số nguồn nói rằng ông là một trong số những người giàu có nằm ngoài chính phủ làm ăn với các cộng sự của Thủ tướng trong nhiều dự án lớn, kể cả một số dự án gây tranh cãi, bao gồm cả các hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng.
Người ta cũng đồn rằng vụ bắt giữ ông đã được giữ bí mật tới phút chót và một phần của bộ máy an ninh và các bộ trưởng nội các có quan hệ với Thủ tướng đã không được thông báo nhằm tránh sự can thiệp vào quá trình bắt giữ.
"Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế."
Nếu đúng vậy, người thông qua vụ bắt giữ có lẽ muốn đạt được hai mục tiêu:
1. Tìm thấy tì vết của ông Kiên có liên quan tới Thủ tướng hay gia đình ông và dùng nó để hạ uy tín của ông Dũng, vốn đã bị hoen ố sau vụ scandal Vinashin và hoạt động yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung. Nếu các đối thủ có thể biến ông Dũng thành biểu tượng của tham nhũng, họ có thể toan đẩy ông khỏi ghế thủ tướng và lấy lại tính chính danh đã hoen ố của Đảng Cộng sản trong việc chống tham nhũng.
2. Ngăn cản những nhân vật giàu có từ khu vực tư - và thậm chí cả chính trị gia - có liên hệ với ông Dũng bằng cách cho thấy rủi ro của mối quan hệ và như thế giảm được quyền lực và ảnh hưởng của ông Dũng.
Trong tình huống này, vụ bắt ông Kiên có thể được xem là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Thủ tướng Dũng và các đối thủ đứng đầu Đảng Cộng sản, một cuộc chiến mà việc dùng các cuộc điều tra tham nhũng để loại bỏ đồng minh của đối phương và sử dụng truyền thông nội địa một cách chiến thuật là chuyện không có gì xa lạ.
Thỏa hiệp mới
Chỉ riêng vụ bắt ông Kiên không thôi có lẽ không báo hiệu sự sụp đổ nhanh chóng của ông Thủ tướng.
Điều đáng quan sát là sau ông Kiên liệu có thêm các vụ bắt giữ nào trong những tuần/tháng tới đây hay vụ ông Kiên chỉ được dùng như cây gậy mà các đối thủ của Thủ tướng dùng để buộc ông bỏ bớt quyền lực.
Khả năng thứ hai này có vẻ hợp lý hơn và có lẽ sẽ lại có một đơn thỏa hiệp mới trong đó Thủ tướng chuyển một số quyền uy cho đối thủ nhưng vẫn tại nhiệm.

Ông Dũng có vẻ đang bị các đối thủ trong Đảng tấn công
Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế. Trước mắt có nhiều khả năng ông Dũng vẫn tại nhiệm.
Cuộc đấu đá nội bộ này chắc chắn có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chủ yếu vì những tranh cãi chính xoay quanh việc làm sạch hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất cũng như cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Việc cải cách ngân hàng đã bị trì hoãn từ lâu, nhiều hạn chót đã bị lỡ và nó cho thấy sự thiếu nhất quán trong chính sách kinh tế vĩ mô vốn gây ra tình trạng khó vay vốn và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tư nhân.
Vụ bắt ông Kiên có vẻ phát tín hiệu cho thấy hiện vẫn chưa có sự đồng thuận trong số các lãnh đạo cao cấp về cách giải quyết vấn đề trong hệ thống ngân hàng (và cải cách kinh tế nói chung) và kết quả sẽ là bất ổn về chính sách kinh tế trong tương lai.
Bài viết gửi BBC của tác giả đang làm việc ở Singapore cho một công ty tư vấn rủi ro về chính trị và an ninh.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

BÚA LIỀM ĐÃ VUNG LÊN VÀ MỘT CON SÂU CHẢY MÁU


21/8/2012

Sau khi nhậm chức, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã  trao đổi khá thẳng thắn về những vấn đề mà người dân đang rất quan tâm, nhất là vấn đề Biển Đông và phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là vấn đề tham nhũng đang là vấn nạn của đất nước này. 
Trả lời câu hỏi của phóng viên:
"Chủ tịch suy nghĩ gì về bức xúc những "con sâu làm rầu nồi canh?"
Ông Trương Tấn Sang trả lời:
"Đây là phát biểu của một đại biểu QH, một cựu chiến binh bức xúc về tham nhũng. Lâu nay ông bà nói "con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng đồng chí đó nói bây giờ không phải một con sâu mà nhiều con sâu. Đồng chí đó có hỏi tôi là theo đồng chí phải làm thề nào đây. Tôi trả lời: "đúng là ông bà lâu nay nói chỉ một con sâu đã làm rầu nồi canh. Bây giờ đồng chí nói nhiều con sâu thì đúng là rất nguy hiểm. Đồng chí và tất cả chúng ta phải ra sức mà chống cho tốt, nếu phòng, chống mà không tốt, trở thành một bầy sâu thì rất nguy hiểm cho đất nước này”.
Theo thông tin trên các trang mạng và đồn đại trên giới giang hồ thạo tin thì Bầu Kiên là  một trong những “con sâu” khá bự. Hôm qua, trên các trang mạng lan truyền thông tin “giật cục” về chuyện Kiên bị cơ quan công an bắt giam. Nhiều người bán tin bán nghi vì chả ai lạ gì chiếc ô ghê ghớm của “bố già” Nguyễn Đức Kiên sẽ che chở cho Kiên kể cả tội Kiên có tầy trời đến đâu. Nhưng một vài tờ báo Mậu dịch đã chính thức công bố tin này. Hôm nay Tuổi trẻ điện tử loan báo:
“Ông Nguyễn Đức Kiên (48 tuổi) là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội, là cổ đông tại nhiều ngân hàng thương mại như ACB...
Được biết, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này.
Ngay trong tối 20-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên tại Hà Nội. Việc khám xét kéo dài khoảng hơn một giờ. Cơ quan công an đã thu giữ một số tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra của ông Nguyễn Đức Kiên.”
Tuy nhiên để có thêm thông tin chéo cho việc kiểm chứng, xem thêm 1 bài trên trang Quan báo để xem vai trò của Kiên ra sao.

"Chỉ chưa đầy một năm qua, ở VN đã lộ rõ 02 nhóm lợi ích hành xử gần như sao y những gì đã diễn ra tại Nga vào những năm đầu của thập niên 90. Có thể chỉ mặt hai nhóm lợi ích đang bao trùm toàn bộ nền kinh tế – tài chính của Việt Nam:
Đó là: Nhóm lợi ích Thâu tóm ngân hàng và khuynh đảo hệ thống tín dụng: Nguyễn Đức Kiên (Còn gọi ‘Bầu Kiên’ hoặc ‘Kiên bạc’) – Trầm Bê – Nguyễn Thanh Phượng (NTP) – Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Và đó là: Nhóm thôn tính Tài sản, doanh nghiệp, dự án: Nguyễn Thanh Phượng – Hồ Hùng Anh & Nguyễn Đăng Quang – Thống đốc Nguyễn Văn Bình
THÔN TÍNH NGÂN HÀNG:
Đến 30/4/2012 Nhóm thôn tính NH đã thực hiện thành công và hiện đang sở hữu các NH: Bản Việt, NH Thương mại CP Phương Nam (gọi tắt PNB), Eximbank, VietBank, Kiên Long, Samcombank, ACB, Techcombank…. Mục tiêu: Từ nay đến 2013 sẽ nắm trọn ít nhất 10 Ngân hàng và thao túng toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam để tiến tới biến các quan chức tham nhũng của Việt Nam thành các con rối trong tay chúng.
thực hiện mưu đồ của mình, hãy xem dưới sự chỉ dạy của bố già Kiên, Phượng và Trầm Bê đã thực hiện với sự đồng lão của Thống đốc Nguyễn Văn Bình như thế nào?

Bước 1: Biến NH Phương Nam có vốn điều lệ 3200 tỷ đồng – Là ngân hàng nhóm 4 đã bị mất mất thanh khoản trầm trọng từ đợt đầu tiên theo công bố của NHNN trong tháng 10/2011 trở thành NH nhóm 2 được NHNN cấp tăng trưởng tín dụng 15% vào tháng 1/2012 để thực hiện KH thâu tóm bằng các trò ảo thuật:
Đến 31/12/2011 theo báo cáo tài chánh gởi cho NHNN thì NH Phương Nam có tổng dư nợ huy động của người dân và lien NH khoảng trên 70.000 tỷ. Song hầu như hầu hết tiền huy động của dân, Trầm Bê đã thông qua hơn 40 công ty con của mình để vay đến 90% và thực chất đa bị mất trắng 20.000 tỷ là tiền dùng để hối lộ và Trầm Bê vẫn tự đắc “’Qua’ không cần phải nhờ ai cả, ‘qua’ cứ đến thẳng Thủ Tướng… Mọi việc của ‘qua’ đều xin ý kiến thủ tướng…”. Bằng thủ thuật làm giả các hồ sơ dự án rồigiải ngân về công ty làm dự án là các Công ty được Trầm Bê thuê cá nhân rút tiền, sau đó chuyển cho ngay cho Trầm Bê…
NH Thương mại Cổ phần Phương Nam (Phương Nam Bank) là 1 trong 8 NH đầu tiên bị ngân hang nhà nước ( NHNN) công bố bị mất thanh khoản, vậy mà chỉ sau hợp đồng tái cấu trúc với Nguyễn Thanh Phượng thì cuối tháng 11/2011: Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã lấy tiền của nhà nước rót 5.000 tỷ để cứu NH Phương Nam; Lúc này NH PN bị giám sát đặc biệt của NHNN.
Làm thế nào để thoát khỏi giám sát đặc biệt?
Không ai khác, ngay trong tháng 1/2012 cũng chính Thống đốc Bình lại rót 5.000 tỷ cho BIDV với chỉ đạo: Phải rót 5.000 tỷ này cho NHPN vay và ngay lập tức BIDV đã chuyển ngay số tiền này cho NHPN để Trầm Bê như đã thoả thuận trước với Thống đốc Bình: đã dùng số tiền này để trả lại NHNN để xoá dấu vết đã vay 5000 tỷ của NHNN (Tuy nhiên 5000 tỷ tiền NHNN đã chi viện này thì ngay tại báo cáo tài chánh của NHPN cũng thể hiện, không ai có thể dấu được!) và ngay lập tức Thống đốc Bình mau mắn ra quyết định xếp hạng NHPN vào nhóm 2, được cấp tăng trưởng tín dụng 15% cho năm 2012 và đến đây Bước 1 của quá trình thâu tóm NH Samcombank bắt đầu.
Để trả công cho Thống đốc Bình, Trầm Bê đã chuyển từ NHPN 1775 tỷ vào tài khoản của bố già Kiên tại ACB với Memo “Chuyển tiền mua cổ phiếu” song thực chất không hề có một cổ phiếu nào được chuyển nhượng. Số tiền 1775 tỷ này, bao gồm 275 tỷ để trả công cho chính bố già Kiên đã lấy 3.000 tỷ của ACB cho NH Phương Nam vay liên ngân hàng và 1500 tỷ để trả cho thống đốc Bình vì đã có công lấy 5.000 tỷ từ NHNN rót vòng qua BIDV 5.000 tỷ để BIDV cho NHPN vay hoàn trả lại NHNN.
Khoảng Trung tuần tháng 3/2012 khi thị trường tài chánh rung động bởi công bố của Eximbank đòi Ngân hang Samcombank phải đại hội cổ đông vì họ đã nắm trên 51% Samcombank. Thực chất Eximbank chỉ là kẻ được thuê để chường mặt ra. Kẻ thôn tính thật sự chính là Nguyễn Thanh Phượng – Trầm Bê & Kiên bạc. Khắp nơi choáng váng trước việc chỉ chưa đấy 03 tháng 1 ngân hang đang bị mất thanh khoản trầm trọng, bỗng chốc trở thành ông chủ của NH nhóm 1 có tổng tài sản đang niêm yết tại HOSE trị giá khoảng 7 tỷ USD …
Đã có 06 ngân hang làm đơn khiếu nại về sự việc bất thường của NHPN, vì vậy Thủ Tướng đã triệu tập Thống đốc Bình đến để chỉ đạo: ‘Nếu lùm xùm quá thì thu 24% Samcombank mà NH Phương Nam đang nắm chuyển cho NHNN để sau này tính sau”. Đúng như Trầm Bê ba hoa, Thủ tướng biết rất rõ nguồn gốc 24% NHPN nắm của Samconbank là chính từ phép thuật 5000 tỷ và quyết định cấp tang trưởng tín dụng cho một NH bị chết mà có!!!
Nhưng ngay sau đó từng NH ký đơn khiếu nại đều bị Đặng Văn Thảo – Phó Thanh tra NHNN – Tay chân đắc lực của Bình, Bình không thể thực hiện được các trò ảo thuật nếu không có sự góp sức của Thảo. thảo cần mẫn gọi điện, thậm trí xuống từng NH này doạ nạt và xua thanh tra xuống đe dọa. Bình và Thảo hiểu rất rõ: Lĩnh vực NH vô cùng nhạy cảm, nếu làm phật òng Thống đốc và Thanh tra thì coi như tự mình buộc dây vào cổ, vì vậy cả 06 NH nhỏ này sợ hãi đã phải im luôn và tất nhiên cũng không có ‘lùm xùm qua!’ nên nhóm lợi ích KHÔNG kìm được lòng tham nên NHPN hiện vẫn là chủ sở hữu của 24% cổ phần.
Vậy nhóm lợi ích này đã thôn tính Samcombank (Mã chứng khoán STB) như thế nào?

Ngân hàng Samcombank là NH nhóm 1 được tạo dựng 20 năm bởi ông Đặng Văn Thành trị giá 7 tỷ USD theo thời giá hiện nay đang xuống đáy và cuối cùng đã bị thôn tính bởi NH CP Thương mại Phương Nam ( NHPN)
Trước tiên, ngay sau khi được ông Thống đốc Bình rót 5.000 tỷ đồng và cho phép tang trưởng tín dụng 15% cho năm 2012 thì NHPN đã móc nối ngay với Bầu Kiên để vay liên ngân hàng của ACB 3000 tỷ (vì vậy đã chuyển lại trả công cho Kiên 275 tỷ đồng) và sử dụng 5000 tỷ do NHNN rót cho vay thông qua BIDV để mua 24% của Samcombank;
Kiên – Phượng và Trầm Bê đã Thông qua việc thuê Nhóm Eximbank gồm Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT và Các Phó chủ tịch HĐQT của Eximbank là Phạm Hữu Phú, Phạm Trung Cang với thoả thuận: Phú và Cang sẽ lợi dụng chức vụ của mình đứng tên vay 1.500 tỷ đồng từ Eximbank để mua mỗi người 5% cổ phiếu STB ( Samcombank – đang niêm yết trên sàn HOSE) và được trả công 2000 đồng cho mỗi cổ phiếu. Thông qua việc đứng tên này Trầm Bê đã trả công cho ông Dũng, Cang, Phú mỗi người vài chục tỷ.
Giá Trầm Bê + Phương & Kiên đặt mua: 18.000 đồng/ CP STB (NH Samcombank), trong đó có 2000 đồng/CP STB để trả công cho mỗi người với điều kiện: NH Phương Nam sẽ thanh toán 8.000 đồng/CP vào tài khoản cá nhân của 03 lãnh đạo chủ chốt của Eximbank, sau đó 03 CB lãnh đạo này vay 10.000 đồng/CP STB của Eximbank và thế chấp bằng chính số sổ phiếu STB bằng đúng mệnh giá. Bằng thỏa thuận trên: NH Phương Nam đã chuyển cho các ông Dũng, Phú và Cang: 1.200 tỷ và 03 ông này vay thêm 1.500 tỷ của Eximbank để mua cổ phiếu STB đứng tên thay cho Trầm Bê, Phượng và Kiên.
Bằng phép biến hóa trên mà Thanh Phượng, Trầm Bê và bầu Kiên đã nắm thêm được 15% cổ phiếu STB, cùng với 16% do chính EXimbank đã mua và 24% do NH Phương Nam mua bằng tiền của NHNN và ACB…, các ông bà Trầm Bê + Thanh Phượng và bầu Kiên dấu mặt đẩy cho 03 kẻ làm thuê: Dũng – Phú – Cang Lãnh đạo của Eximbank đứng ra chính thức đòi Samcombank chuyển giao quyền lực.
Kết quả Nhóm Kiên – Phượng và Trầm Bê Đã thâu tóm thành công STB một cách ngoạn mục.
Hãy xem chân dung của nhóm thâu tóm

Trầm Bê: Hãy nghe câu chuyện thật tưởng như đùa này: Một lần, khi NHNN làm việc với chủ tịch danh nghĩa do Trầm Bê thuê đứng tên và ông chủ thật sự của NH Phương Nam là Trầm Bê thì: Ông Chủ tịch cầm tờ Biên bản NGƯỢC – Lộn đầu xuống dưới do ông KHÔNG BIẾT CHỮ. Còn Trầm Bê – Người học hết lớp 3 thì chỉ biết lăn tay điểm chỉ, đã khiến cho Cán bộ NHNN sợ quá nên đã chỉ đường cho Trầm Bê phải thay ngay vị chủ tịch mới biết đọc, biết viết và giao hẹn Trầm Bê phải ráng tập để ký được chữ ký của chính mình! Đến nay Trầm Bê quả thật cũng đã ký được đúng một chữ ký của chính mình!
Thói làm ăn bậy bạ của Trầm Bê thực ra trong hồ sơ của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đều có đầy đủ từ thời còn buôn lậu vàng và kim cương từ Campuchia về Việt Nam, song Hưởng đã đạo diễn lấy cớ Trầm Bê là cơ sở nội tình của Bộ Công an trong cộng đồng người Campuchia ở Miền tây vì vậy mà Trầm Bê đã thoát qua khỏi con đường tù tội.

Nguyễn Thanh Phượng: Chủ tịch của Bản Việt chỉ sau mấy tháng đã trở thành nhóm có tổng tài sản hàng tỷ usd chỉ trong vài tháng. Phượng cũng là người làm tư vấn cho nhóm Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh – Techcombank đã mua thành công mỏ Núi Pháo – là một trong những mỏ Niken lớn nhất thế giới. Phượng đã được trả công 150 triệu USD và Quang, Hùng Anh đã bán sang tay Núi Pháo cho nước ngoài thu ngay tiền mặt 450 triệu USD để rồi dùng tiền này để mua nợ cứu Vinashin.

Nguyễn Đức Kiên: Đây là một loại bố già kiểu Mafia Nga. Kiên chính là người công bố đã mua được 02 phiếu của Bộ chính trị để đưa ông Bình được trở thành Thống đốc!? Mọi Kế hoạch lợi dụng chính sách xiết chặt tín dụng với việc liên kết với Nguyễn Thanh Phượng và sự dung túng của thống đốc Bình thực hiện mọi kế hoạch do bầu Kiên vạch ra: Kiên đã vay khoảng 70 ngàn tỷ để cùng Phượng đi thôn tính các NH khác. Thủ đoạn của Kiên vô cùng tinh vi: KIÊN, PHƯỢNG & TRẦM BÊ đều không trực tiếp đứng tên các công ty vay tiền, nhưng tiền vay từ các NH cuối cùng đều chuyển về tài khoản cho Kiên, rồi từ đó sẽ chạy đi các nơi. Chỉ cần kiểm tra các NH ACB, Kienlong Bank, Vietbank, Eximbank, Phuong Nam Bank … sẽ thấy những khảon vay hang ngàn tỷ dài hạn 10 năm do ai đó đứng tên, nhưng truy tới tận nguồn gốc thì sẽ lòi ra Bố gia Kiên tất cả!
Một thủ đoạn được Kiên áp dụng khá thành công: Thành lập Hội đồng sáng lập của Ngân hang – Đây là một cơ chế trái luật pháp nhằm để quyết định mọi vấn đề, nhưng sau đó được hợp thức hóa các khoản vay của Kiên – Bê – Phượng bằng Hội đồng quản trị được thuê ví dụ như ở ACB là Nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá đứng ra chịu trách nhiệm và khi xảy ra chuyện bê bối thì chính những quan chức về hưu này phải lo mà chạy cho Kiên và Kiên hoàn toàn không bị sơ xảy gì.
Trong khi cả nền kinh tế kiệt quệ, Quý 1, tăng trưởng tín dụng -3.5% và đến tháng 5 thì tang trưởng tín dụng vẫn còn -1% nghãi là NHNN đã hút về 250.000 tỷ để rồi rót cho thị trường liên NH cho các NH vay lại với nhau để đi ăn cướp và nhờ vậy chỉ trong mấy tháng nhóm lợi ích Phượng, Trầm Bê – Bầu Kiên và Nhóm lợi ích Hồ Hùng Anh – Nguyễn Đăng Quang đã đưa tổng tài sản của mình lên hàng chục tỷ đô la. Đúng là chỉ qua một đêm đã trở thành tỷ phú đô la như các tỷ phú của Nga xô!
Việc mở tín dụng, hạ lãi suất và xóa bỏ toàn bộ khống chế lãi suất trần huy động vào tháng 6/2012 hiện nay đang được tung hô cổ suý như là thành tích của Chính Phủ và của Thống đốc Bình tháo gỡ, chia xẻ khó khan cùng doanh nghiệp, song tất cả thực chất đã nằm trong kịch bản của nhóm thâu tóm từ ngay trước khi Thống đốc Bình được bổ nhiệm Thống đốc và cũng để phục vụ cho chính lợi ích của nhóm nay. Lý do vì sao? Câu trả lời là:
Về bản chất nhóm lợi ích này hoàn toàn tay không bắt giặc, bọn chúng hoàn toàn không có tiền, với chỗ dựa là Thủ Tướng và Thống đốc Bình và chúng đã áp dụng chính sách ‘buôn cơ chế’, dung chính chủ trương xiết chặt tín dụng để ổn định chính sách vĩ mô!!! Để săn đuổi những con mồi mà chúng đã chọn từ trước. Sau đó chúng đã rút tiền từ các ngân hàng từ tiền dùng toàn bộ tiền huy động của nhân dân, hiện nay ít nhất mỗi người trong nhóm này đa đang vay nợ từ 30.000 tỷ đến 70.000 tỷ qua các NH mà chúng đang thao túng như ACB, Eximbank, Phương Nam Bank, VietBank, Kien Long Bank, Techcombank, BIDV… Do vậy việc giảm lãi suất nhằm để cho chính bọn chúng được hưởng, vì vậy mà đến nay hầu như không có doanh nghiệp bình thường nào có thể vay được.
Trong những tháng tới, chính nhóm lợi ích sẽ cho tháo khoán tín dụng theo kịch bản là điều bắt buộc phải làm để bảo vệ chính chúng . Với việc vay nợ lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng nhóm lợi ích của Phượng, Kiên – Trầm Bê – Quang và Hồng Anh (Techcombank) cần phải đẩy giá cổ phiếu ngân hang, đẩy giá tài sản , đặc biệt là giá bất động sản lên bán ra thu tiền về kết thúc một chu trình thôn tính và chuẩn bị cho đợt thôn tính thứ 2 trong khoảng từ nay đến 2015"

Mai Xuân Dũng

Nhat Si Bao Thu (Tô Hải's Blog ): Nhật ký mở (về những ngày thu...buồn)

Nhat Si Bao Thu (Tô Hải's Blog ): Nhật ký mở (về những ngày thu...buồn)

THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC KHÔNG THEO CHỈ THỊ

             Nguyễn Văn Khải-Ông già Ô zôn.
Tác giả gửi trực tiếp cho Blog Mai Xuân Dũng


Sáng sớm chủ nhật 19-8-2012,trời mưa lác đác.Tôi phải mặc áo mưa để treo cờ Tổ quốc ở trước cổng nhà mình trong hẻm 175/5/167 phố Định Công.


Lúc đó cả hẻm hình như vẫn còn ngủ yên.Tôi phải mắc vội cờ vì đã hẹn xuống Hà Nam giúp dân làm và treo đèn LED. Quá 8h đang đi ra ga Giáp Bát để bắt xe buýt thì bà con Hà Nam lại gọi điện lên: trời dưới này vẫn đang đổ mưa rớt bão to lắm,thầy đừng xuống vội. Vừa hay, từ Tuyên Quang,Tế Tiêu,Hoài Đứ,Vĩnh Long,Gia Lai lại có người gọi điện hện đến nhà xin Anolyt chữa bệnh lở loét cho trẻ nhỏ, tôi rất mừng : Ngựa Tái Ông họa phúc biết thế nào, hôm nay không đi Hà nam thì ít nhất  sẽ giúp được mấy gia đình đỡ khổ,đỡ mất tiền chữa bệnh cho con cháu.Tranh thủ khi họ chưa đến, tôi ghé về nhà ở 42 Thợ Nhuộm thắp hương cho bố-và mẹ.
Ngày 19-8-1945 hồi đó, bố tôi là bí thư đoàn thanh niên Cứu Quốc và Đội trưởng đội tự vệ của xã Hà Cầu,Thị xã Hà Đông. Mẹ tôi là hội viên hội phụ nữ Cứu quốc của chợ Đồng Xuân đã tham gia biểu tình giành chính quyền ở Hà Nội.Sau đó,về tham gia giành chính quyền ở Hà Đông.
Ngày 21-8-1945,bố tôi đã chỉ huy đội tự vệ và quần chúng tấn công trại Bảo An của  Tỉnh .Khi chính quyền VNDCCH được thành lập,bố tôi là ủy viên quân sự của Tình Hà Đông.Trong đình làng có ảnh bố tôi chụp với Đội tự vệ và Đoàn thanh niên cứu quốc xã Hà Cầu dưới khẩu hiệu:”Thà chết còn hơn làm nô lệ”.Sau đó tôi và vợ tôi đến bệnh viện Thanh Nhàn thăm Bác Huấn gái-Chị vợ mẹ tôi,cũng đã tham gia giành chính quyền 09-08-1945 nhưng lại trong tổ do chiến sĩ thuộc Đội tự vệ của bố tôi chỉ huy.Khi đánh chiếm trại Bảo An,con gái bác Hạng(anh bố tôi) là chị Nguyễn Thị An và anh Bạch Văn Ngô(con chị gái bố tôi) đã hi sinh.Dù có bận thế nào,tôi cũng phải về Hà Cầu để thắp hương cho các anh các chị,nhất là cho bố mẹ tôi ở nghĩa trang.
 Hôm nay cũng ngày 19/8 kỷ niệm ngày khởi nghĩa năm nào, tôi đi từ Định Công tới Thợ Nhuộm chỉ thấy có ba lá cờ đã cũ,rách,bạc màu treo ở phía trước cửa hàng đồ gỗ Mỹ Hà;cửa hàng Mobifone và trước cổng ĐH Kinh tế Quốc dân. Đi dọc Thợ Nhuộm,Bà Triệu,Trần Khất Chân,Võ Thị Sáu,Thanh Nhàn không nhìn thấy lá cờ nào và từ bệnh viện về nhà cũng vậy, không có bóng dáng lá cờ nào.
Tôi chợt nhớ tới những ngày tháng 8 của những năm 1953-1954,ở vùng tự do Thanh Hóa,lúc ấy tôi còn rất nhỏ nhưng sao mà vui thế! Suốt ngày tập hát,tập múa,lấy hạt bưởi phơi khô để tối đốt là đuốc,căng da ếch để làm trống,…Đêm nào cũng đi múa,hát tới khuya mới về.
Những năm trước 1965,ngày 19-08 nào tôi cũng đi xem đua xe đạp quanh bờ Hồ,xem đua thuyền ở đấy vào buổi chiều và buổi tối thì xem ca nhạc,mà chủ yếu là ca nhạc quần chúng,có khi kéo dài từ hôm 15 rồi.Còn hôm nay bão đang tan,không khí trong lành,đường phố sạch sẽ,thỉnh thoảng trên đường lại thấy cái loa của các phường nói chuyện khủng hoảng thế giới,người nước ngoài thất nghiệp,… Sao mà tôi thấy thèm được trẻ lại vài chục tuổi để vừa đi vừa hát những bài ca yêu nước mà bố mẹ,anh chị,thầy cô giáo,bè bạn dạy truyền khẩu.
  Đúng hẹn từ sau 11h,rất nhiều người đến lấy Anolyt,tất nhiên đây là quà tặng của tôi đối với họ.Tất cả đều để xe ở ngoài cổng,nên khi dắt xe đi đều chạm má vào lá cờ tôi treo.
Ít nhất có hai người ngạc nhiên nói: “Ơ! Có mỗi Bác treo cờ à?” và “Bác yêu nước bằng nhiều hành động quá ạ”.
Tôi cười: “Tôi yêu nước bằng những cách của tôi, không cần chỉ thị của ai cả”.
       

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

HOA NAM TRUNG ƯƠNG TÌNH BÁO CỤC Ở SỞ 4T ?


16/8/2012

Tin  (tức) về việc Blogger Nguyễn Xuân Diện bị sở Thông tin và Truyền thông Hà nội do chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính loang ra rất nhanh trong dư luận xã hội, nhất là ở Thủ đô.



Dư luận ghê gớm nhất và đang được giới thạo tin bàn tán sôi nổi trong các quán cà phê là: vị trí chủ chốt của sở 4T là người của Hoa nam trung ương tình báo cục.(?)
Quan điểm này sở dĩ được người nghe chấp nhận vì một lý do hiển nhiên ai cũng thấy: Blog Nguyễn Xuân Diện là blog chống Tầu. Đó là đặc điểm lớn nhất, gai góc nhất đối với những kẻ thân Tầu hoặc đã bán mình cho đồng Nguyên.
Blog Nguyễn Xuân Diện nổi lên từ năm 2011 với những bài tường thuật trực tiếp các cuộc biểu tình chống Trung quốc. Tin bài trên Blog này đăng tải các bài viết công khai của các nhân sỹ trí thức phân tích tình hình chính trị đất nước trước nguy cơ Hán thuộc. Chính vì nói lên được tâm tình yêu nước, tinh thần dân tộc của nhân dân nên Nguyễn Xuân Diện blog đã được rất đông những người quan tâm vận mệnh đất nước yêu mến, quan tâm theo dõi, truy cập.
Mặt khác, ngoài những tin bài về biểu tình chống Tàu, Blog Nguyễn Xuân Diện còn đăng các bài viết vạch rõ sự nguy hiểm của các nhóm lợi ích câu kết nhau lũng đoạn đất nước, bán rẻ tài nguyên làm giàu trên lưng cả một dân tộc.
Những cái đầu nóng Bắc kinh và tay sai rất tức tối vì bị vạch mặt hành động leo thang xâm lấn bờ cõi Việt nam nên hằn học tìm cách triệt hạ Nguyễn Xuân Diện Blog là điều dễ hiểu.
Sau vụ các “thương binh nặng” xông vào cơ quan Viện nghiên cứu Hán nôm tấn công “bịt mồm” Blog Nguyễn Xuân Diện bị thất bại thảm hại, nhóm những kẻ theo chỉ đạo của Trung quốc tiếp tục dùng đến các chiêu trò hạ uy tín để vô hiệu hóa blog Nguyễn Xuân Diện. Nhưng rõ ràng ở thời đại Internet, việc khóa cánh cửa này cũng là mở ra các cánh cửa khác. Sau khi blog Nguyễn Xuân Diện bị đánh, một loạt các Blog khác lần lượt xuất hiện: Quan làm báo, Lê Hiền Đức, Xuân Việt nam..v.v…Điều đó cho thấy rõ việc bịt mồm hiện nay là bất khả thi và chỉ tổ kích thích các Blog khác ra đời nhiều hơn và mạnh mẽ hơn. 
Hãy xem màn đấu tố, bịt mồm của sở 4T diễn tiến ra sao để có thể xác minh dư luận về đám tay sai của Hoa nam trung ương tình báo cục trong sở 4T đang ra đòn với Nguyễn Xuân Diện Blog là đúng hay sai.

Mai Xuân Dũng.

THƠ : THẦN, PHẬT HAY NGƯỜI LÀM KHÔNG QUAN TRỌNG, VẤN ĐỀ THƠ ẤY HAY HAY DỞ ?




Trần Mạnh Hảo
Tác giả gửi trực tiếp tới Blog Mai Xuân Dũng

Sáng nay 16-8-2012 vào mạng, đã thấy hai trong số hàng trăm tờ báo chính thống là tờ SGGPonline và THANH NIÊNonline lên tiếng lại về vụ án ăn cắp thơ ( đạo thơ) động trời của ông GSTS. Hoàng Quang Thuận; vì trước đó hai tờ báo này cũng a dua với các báo lớn lề phải khác là Nhân Dân, Quân Đội nhân dân, Công an nhân dân, An ninh thủ đô, Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Tạp chí nhà văn, Văn nghệ quân đội…Đài truyền hình Việt Nam…thi nhau ca tụng ông Hoàng Quang Thuận là thánh thơ, Phật thơ, thần thơ…nên Hội nhà văn mới làm hội thảo ca ngợi thơ thần thánh này lên mây; ông Thuận từng được ông Hữu Thỉnh chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam viết thư giới thiệu tập thần thơ này tham dự giải Nobel năm 2011. Việc giới thiệu ông Thuận dự giải Nobel còn sự tiếp tay của Bộ ngoại giao của chính phủ Việt Nam…

Vì sao một tập thơ ăn cắp văn người khác ( đạo văn) là “ Thi Vân Yên tử” của GSTS. Hoàng Quang Thuận lại được cả nền truyền thông vĩ đại của nhà nước cộng sản, lại được hội nhà văn của chế độ, được các quan chức cao cấp của chế độ thi nhau ca tụng đến át cả thơ Nguyễn Du, Nguyễn Trãi đến như vậy? Khi luật sư Nguyễn Minh Tâm đã dày công chỉ ra cụ thể việc ăn cắp thơ của Hoàng Quang Thuận rõ như ban ngày thế mà bà nhà văn Võ Thị Xuân Hà còn cố bao che, nói là sẽ xin lập một hội đồng ( hội đồng chuột hay ma?) làm rõ Hoàng Quang Thuận có đạo văn hay không ? Chúng tôi xin trích một đoạn trong bài viết của luật sư Nguyễn Minh Tâm để mọi người tường tận rằng Hoàng Quang Thuận, một giáo sư tiến sĩ ( gà sống thiến sót), một ngài Viện trưởng viện công nghệ viễn thông danh giá chung quy chỉ là một tên ăn cắp. Tình cờ, khi lên Yên Tử, tôi vào quầy sách của Ban quản lý, thấy cuốn “CHÙA YÊN TỬ, LỊCH SỬ - TRUYỀN THUYẾT DI TÍCH VÀ DANH THẮNG” của tác giả Trần Trương, Trưởng Ban quản lý Yên Tử (1992-2003), tôi đã đọc ngấu nghiến bởi sự thôi thúc của tâm linh, một niềm tin bất diệt vào sự hiển linh của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Người Anh Hùng dân tộc và Đệ Nhất Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử. 
    Đọc xong cuốn sách, tự nhiên tôi có liên tưởng đến 63 bài thơ “Thiền” của anh Hoàng Quang Thuận và thật ngẫu nhiên, tôi phát hiện ra trong hầu hết các bài thơ anh Thuận viết, đều lấy từ nội dung cuốn sách này, thậm chí có nhiều bài thơ, câu thơ còn sao chép nguyên xi câu văn của tác giả Trần Trương. Tôi sững người và liên tưởng tới điều anh Thuận nói về  xuất xứ của 63 bài thơ được anh viết trong ba đêm với trạng thái như “nhập đồng”, như có “ai” đó, từ cõi cao xanh thúc giục anh phải viết. Tuy nhiên, vì là bạn bè, nên tôi cũng không nỡ trao đổi với anh, e anh tự ái rồi giận tôi. Vả lại, tôi coi đó là một niềm vui riêng của anh, niềm vui có thể chia sẻ trong phạm vi bạn bè, chẳng ảnh hưởng gì đến nhân tình thế thái. Thế rồi, năm tháng trôi qua, do bận công việc, tôi cũng không còn để ý đến điều đó nữa.

Cách so sánh của tôi là : Nêu những đoạn văn trong cuốn sách của tác giả Trần Trương, sau đó là bài thơ của anh Hoàng Quang Thuận trong tập “Thi vân Yên Tử” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn, xuất bản tháng 3/1998 để người đọc cùng suy ngẫm.

1. Trang 20-21 cuốn sách của Trần Trương (sau đây gọi tắt là cuốn sách) viết :
     “ Hồ Yên Trung nằm ở ngang lưng núi. Hồ rộng hàng ngàn mẫu, nằm lọt giữa bốn bề núi biếc. Nước từ khe suối đổ về. Đôi gò bồng đảo bập bềnh trên sóng nước giữa hồ. Bồng đảo phủ đầy thông… Thỉnh thoảng, một vài chú cá to phởn chí, tung mình lên cao rồi rơi xuống, tạo thành quần sóng lan xa, lan xa mãi.
    Ở một góc hồ, thấp thoáng trong khe núi, bầy le le, vịt trời vui đùa nhau, tung cánh… Những đêm trăng sáng, lòng hồ đầy ánh trăng. Bốn bề im ắng, chỉ nghe tiếng chim gù trên núi. Thực là một bức tranh sơn thủy hữu tình… Hồ Yên Trung – Nàng Công Chúa Ngủ Quên nay đã thức… Tạo hóa khéo bày tuyệt tác của thiên thiên. Được kết tụ bởi mây trời non nước thanh hương sắc con người. Nàng vô tư không một chút ưu phiền”. 
   
     Trong bài thơ “Hồ Yên Trung” (trang 15), anh Thuận viết :
Yên Trung vắt vẻo ngang lưng núi
Bốn bề mây biếc sóng lô xô
Đôi bồng đảo bập bềnh trên sóng
Cả rừng thông xao động mặt hồ”.

Tạo hóa bày tuyệt tác thiên nhiên
Kết tụ bởi mây trời non nước
Nàng vô tư không chút ưu phiền
Ngắm sao trời đầu gối Hoa Yên.
- Trong bài “Đêm hồ Yên Tử” (trang 17), anh Thuận viết :
Cát vàng thoai thoải sóng lao xao
Cá to phởn chí nhảy lên cao
Le le xanh biếc đùa tung cánh
Chim gù trên núi cảnh tiêu dao

Sơn thủy hữu tình động tiên đào
Lạc đường Lưu – Nguyễn đếm trời sao
Lòng hồ đầy ắp đêm trăng sáng
Vua Trần thưởng nguyệt, nhớ năm nào.

2.  Trang 24, cuốn sách viết :
     “ Đến hẻm núi kia có ba tên cướp nhảy ra chặn đường, vua Trần khoan thai ra hiệu cho Bảo Sái cho chúng vài lạng bạc, cả suất cơm chay để độ đường. Đoạn ngồi trên mình ngựa, Ngài thuyết giáo, thức tỉnh từ tâm, đoạn trừ tam độc trong lòng chúng…
    … Cả ba quỳ sụp xuống lạy tạ và hứa rằng “ sẽ trở về lương thiện làm ăn”. Kể từ ngày đó, chúng bỏ nghề đao búa, chăm chỉ nghề nông, siêng làm công đức xây dựng chùa miếu, trở thành các tín đồ ngoan đạo của Trúc Lâm. Và từ độ ấy, nạn cướp nơi đây được tiệt trừ. Con đường dốc gập ghềnh nơi hẻm núi, kẻ lại người qua được bình an”.

Trong bài “Kẻ cướp chắn đường” (trang 19), anh Thuận viết :
Ba tên kẻ cướp nhảy chắn đường
Vua Trần cho bạc lẫn phần cơm
Nhẹ nhàng thuyết giáo trừ tâm độc
Cả ba quỳ lạy hứa hoàn lương

Bỏ nghề đao búa thiện giáo đường
Sơn lâm từ ấy hết tai ương
Gập gềnh hẻm núi người qua lại
Bình an vô sự hết đạo cường”.

3. Trang 29, cuốn sách viết :
     “ Trưa hè oi ả. Tiếng suối mùa mưa reo réo rắt hòa với tiếng chim rừng ca lảnh lót. Hoa rừng muôn sắc tỏa hương theo gió thơm ngào ngạt. Bụi đường trường quyện lẫn mồ hôi khiến cả hai bức bối. Vua Trần đóng khố, nhoài mình nơi dòng nước trong xanh. Dòng suối cuốn trôi bụi trần ra sông biển. Kể từ dịp ấy, suối được đặt tên : Suối Vua Tắm”.

 Trong bài “Suối Tắm” (trang 20), anh Thuận viết :
Trưa hè oi ả tiếng suối reo 
Chim ca lảnh lót giữa lưng đèo
Hoa rừng hương sắc hương theo gió
Đàn cá xuôi dòng nước trong veo”.

4.Trang 34, cuốn sách viết :
     “ Phía bên kia cầu là cổng tam quan, dáng vẻ cổ kính, đắp nổi đôi câu đổi viết theo chữ thảo “Cổ tự lưu danh Linh Nhâm Tự”… Xung quanh chùa xum xuê cây trái. Quả trứng gà sai chíu chít vàng ươm. Quả hồng đỏ thắm như hàng trăm chiếc đèn lồng treo lơ lửng. Quả mận tím trĩu cành lúc lỉu… Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Linh Nhâm là tên của một vị Thiền sư đã được Tổ Trúc Lâm giao xây dựng ngôi chùa và nhiều năm trụ trì ở chùa này. Tên của Thiền sư được đặt tên cho chùa…”.

Trong bài “Chùa Cầm Thực” (trang 26), anh Thuận viết :
Tam quan đắp nổi Linh Nham Tự
Thiền sư có phải đặt tên thầy
Mận chín trĩu cành lúc lỉu quả
Trứng gà chiu chít cả trong mây

Linh Nham đâu khác nơi tiên cảnh
Hồng đỏ như trăm đèn lồng cầy…

5. Trang 40, cuốn sách viết :
     “ Thưở xưa, cánh đồng Nam Mẫu nước ngập trắng. Từ dốc Quàng Hái, muốn vào Yên Tử, phải đi bè mà vào. Hay tin Vua Trần vào Yên Tử, các cung tần mĩ nữ của triều đình đã tìm về, gặp Vua ở tại con dốc này. Họ than khóc thảm thiết, xin Vua quay trở lại triều đình… Vua cho lập đàn tràng cầu Phật Tổ Như Lai. Vài ngày sau, nước ở hồ Nam Mẫu rút hết. Lòng hồ phơi ra, khá bằng phẳng. Đất nơi đáy hồ thật màu mỡ. Dân bản ùa ra bắt tôm, cá, khai khẩn bãi hoang, thành ruộng vườn. Cánh đồng Nam Mẫu được khai sinh”.
    
Trong bài “Làng Cung Nữ” (trang 28), anh Thuận viết :
    Làng Mụ, Làng Nương đường Nam Mẫu
    Xưa kia nước ngập trắng lòng hồ
Vua Trần thương xót đoàn cung nữ
Lòng trung không trở lại kinh đô

 Vua lập đàn cầu Phật Như Lai
Nước hồ rút hết ruộng đất dài
Đáy hồ mầu mỡ -  tôm cùng cá
Làng Mụ, làng Nương được sinh khai.

6. Trang 53, cuốn sách viết :
     “Cá tôm say nước nhảy lia thia. Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối… Mới hay chín suối chỉ chung một dòng… Con suối cắt chia tuyến đường Hạ Kiệu – Nam Mẫu thành chín đoạn”.

6. Bài “Chín suối chung một dòng” (trang 36), anh Thuận viết :
Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối
Cá tôm say nước nhảy lia thia
Mới hay chín suối chung dòng một
Đường đi Nam Mẫu suối cắt lìa.

7. Trang 79-80-82, cuốn sách viết :
     “ Hãy vào Lăng Quy Đức. Lăng quây bốn mặt thành vuông vức, bao quanh ngôi tháp cổ… Mái tường lăng lợp bằng ngói mũi hài, đổ về hai phía, dáng cong theo dáng mái chùa…Mặt ngoài các tảng đá chạm nổi hoa văn sóng nước hình quả núi, đường  nét cách điệu uốn lượn rất tinh tế…Bệ tháp tạo nên bởi hàng chục phiến đá xanh ghép lại…Tầng đầu mở hướng chính nam, bên trong thờ tượng Trần Nhân Tông ngồi thiền ở thế liên hoa, vẻ mặt dung dị, cảm thông, thanh cao và trí huệ… Thi thoảng vẫn thấy xuất hiện cặp rắn đen nằm chầu bên tượng Tổ trong tháp. Trông thấy bóng người, rắn thu mình ẩn núp vào trong… Bốn cây đại cổ, thân dáng hình rồng đứng nép sau tường Lăng Quy Đức, lá rủ vào sân lăng. Cành đại trổ đầy hoa. Hương hoa thơm ngào ngạt. Cánh hoa rắc vàng sân mộ Tổ”.

    Trong bài “Lăng Quy Đức (trang 43), anh Thuận viết :
    Lăng quây vuông vức bốn mặt thành
    Ngói hài hai phía dáng thanh thanh
    Mặt ngoài đá chạm hoa văn sóng
    Bệ tháp nằm trên phiến đá xanh

    Tầng đầu mở cửa hướng chánh nam
    Vua Trần nhập diệt cõi Niết Bàn
Rắn đen một cặp chầu bên tượng
Nền Lăng xưa chính Ngọa Vân am.

Hai cây đại cổ dáng hình rồng
Đứng nép bên tường đã trổ bông
Hương hoa thơm nát vườn mộ Tổ
Ngày xưa Tam tổ đã vun trồng

8. Trang 84, cuốn sách viết :
“ Những đêm trăng sáng, bên tháp ngắm trăng thật thú vị. Trăng treo trên cành Tùng. Trăng rắc vàng trên cánh hoa Đại sực nức hương và đính hạt sương đêm. Trăng gắn váo đỉnh Tháp . Mỗi bước trăng trôi, cảnh vật nơi đây lung linh huyền ảo”.

Bài “Trăng Yên Tử (trang 46), anh Thuận viết :
Trăng treo lơ lửng trên cành Tùng
Trăng rắc vàng lên cánh hoa nhung
Sương đêm sực nức mùi hoa đại
Mỗi bước trăng trôi giữa núi rừng

Lung linh huyền ảo ánh trăng rơi 
Tiếng hạc trong đêm tận cõi trời…

9. Trang 98, cuốn sách viết :
     “Trong ngách hang, có một núm đá, nước nhỏ tí tách từng giọt một, cả đêm chưa đầy một bát con. Nhà sư gọi đó là sữa mẹ. Một điều kì lạ : Khi bát nước đầy, từ núm không nhỏ thêm giọt nào nữa. Nền chùa sạch khô không giọt nước thừa tràn”.   

    Trong bài “Sữa mẹ” (trang 52), anh Thuận viết :
  Ngách hang núi đá núm vú con
Sữa mẹ linh thiêng nhỏ giọt tràn
Nhỏ dần từng giọt đêm đầy bát
Nước đầy chỉ một bát con con.

10. Trang 103, cuốn sách viết :
“ Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa. ngày nay, các “ông” Rồng xanh thi thoảng lại xuất hiện… Những lúc trở trời, các “ông” bò ra nằm la liệt… Một con rắn lớn từ xà ngang buông mình xuống ban thờ, náu mình vào Tượng Phật nhìn ra”.

Trong bài “Rắn xanh Yên Tử” (trang 31), anh Thuận viết :
Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa
Rồng xanh thi thoảng nghỉ trên bàn
Mấy ông rắn lớn nằm trên mái
Náu mình tượng Phật ngắm giang san.

11. Trang 108, cuốn sách viết :
“Quanh am là rừng trúc bạt ngàn. Trúc chen nhau mọc dưới tán lá của rừng cây cổ thụ. Trúc lách qua kẽ đá nền am, vươn lên những đọt măng mập mạp. Đây là phế tích Am Thiền Định. Xưa chưa dựng chùa, các nhà sư tu hành nơi am cỏ, hòa mình với chim muông, với thiên nhiên hoang dã”.

Trong bài “Am xưa” (trang 58), anh Thuận viết :
Trúc lách qua kẽ đá nền am
Đọt măng mập mạp giữa đá vàng
Bạt ngàn trúc biếc chen hoa nở
Gió thổi lau thưa vọng tiếng đàn.

12. Trang 110, cuốn sách viết :
“Thác vàng còn lớn gấp bội phần. Vách đá cao dốc đứng. Nước từ đỉnh dốc tuôn trắng xóa, khác nào dải lụa khổng lồ. Ngọn nước như từ trời đổ xuống. Cây rừng khép tán, đứng dưới chân thác ngước nhìn lên, ta chỉ thấy mảnh trời trên ngọn tháp. Nhà văn Vũ Khai đặt tên cho thác là “Thiên Thủy” (nước trời). Với Thác Vàng, nước không hề khô cạn”.

 Trong bài  “Thác Vàng” (trang 54), anh Thuận viết :
Ngọn nước như từ trời đổ xuống
Cây rừng khép tán nép bên khe
Mảnh trời ngọn tháp thiên thu thủy
Đâu biết nơi đây có nắng hè.

13. Trang 111, cuốn sách viết :
“ Rừng ở đây nguyên sơ và tuyệt đẹp. Cây cổ thụ vươn cao, xòe tán rộng. Rừng già âmn u. Ánh nắng mặt trời không lọt rơi xuống đất…Dây leo chằng chịt, vắt từ cây này sang cây kia. Một thế giới chim muông, hoa lá dần hiện ra…. Cành khô kêu răng rắc dưới chân. Hương cây, lá mục nồng ngai ngái. Trên đường, từng đoạn lại thấy cây Tùng cổ, như thể người xưa đánh dấu đường”.

 Trong bài “Đường rừng” (trang 22), anh Thuận viết :
“ Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng
Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi
Dây leo chằng chịt vắt cành lá
Chim rừng líu lót với hương trời.

Cây khô răng rắc dưới chân đi
Lá mục nồng ngai hoa từ bi
Trên đường lác đác cây tùng cổ
Thợ trời khéo đặt cảnh thiên trì.

14. Trang 126, cuốn sách viết :
“ Gọi là chùa Vân Tiêu, bởi chùa tọa lạc trên triền núi phía Tây dãy Yên Tử. Dãy núi như trường thành chắn ngang luồng gió biển thổi vào. Hơi nước tới đây, ngưng đọng lại thành mây. Mây, gió bị chắn ở sườn Nam, được thoát ra nơi triền núi phía Tây. Mây trôi lờ lững trên triền non Yên Tử, tới đây lập tức bị tiêu tan. Nên dù ở gần đỉnh núi, chùa Vân Tiêu ít khi bị mây mù che phủ, khác hẳn chùa Bảo Sái ở cùng một độ cao. Ở nơi mây cứ đến là tan, nên chùa mang tên là Vân Tiêu… Phía trước cửa chùa là vườn tháp chín tầng, giống như Hòn Ngọc… Cả khối nặng tòa tháp đè lên lưng của một ông rùa đá to lớn…”.

Trong bài Chùa Vân Tiêu (trang 50), anh Thuận viết :
 Vân Tiêu quay hướng phía Tây phương
Dãy núi Yên Tử án thành đường
Mây trôi lờ lững trên Yên Tử
Tùng xanh lãng đãng bóng trong sương

Mây đến Vân Tiêu mây tự tan
Chín tầng chùa tháp giữa non ngàn
Im lìm trên một ông rùa đá
Hoa cười rung cánh khóm địa lan.

15. Trang 135, cuốn  sách viết :
“ Chóp núi cách tượng An Kỳ Sinh 721 mét, ban đầu, đường đi trên núi khá bằng phẳng, qua một vạt rừng cây lúp xúp, một vạt rừng cây cảnh tự nhiên, chỉ cao hơn đầu người một chút, gốc rễ còi cọc, cong queo và mốc thếch, tô điểm những đóa hoa trà mi, hoa trứng gà, hoa mai…muôn hồng nghìn tía… Chếch về phía phải, có một vạt cây rừng sú, vẹt. Thật kỳ lạ : Sú vẹt ở bờ sông lại ngự trên đỉnh núi (!). Những chú ốc sên, những chú còng… ẩn mình trong kẽ đá suốt mùa đông, chỉ đợi xuân sang là xuất hiện. chúng biến nơi đây thành vương quốc riêng, xa cách cõi trần nơi bờ sông bãi sú.

Qua khỏi vạt cây là bãi đá. Dọc sống núi cơ man nào là đá. Những phiến đá nhỏ, to, cao, thấp thiên hình vạn trạng. Đá xếp thành bậc thang nâng bước chân du khách. Có những phiến đá giống như bầy cá Sấu nằm trườn ườn phơi nắng, xen lẫn với cá voi, éch ộp, thờn bơn…Dưới chân chùa Đồng, ngổn ngang xếp những  tảng đá lớn vuông vức như quân cờ. Lưng đá hằn sâu ngấn sóng nước. Những vỏ sò, vỏ ốc hóa thạch còn lưu trong kẽ đá. Đã một thời, đỉnh ngọn Yên Sơn là bờ biển. Trải qua kỳ kiến tạo vỏ trái đất cách đây hàng triệu năm, bờ bể lại trở thành chóp núi. Và đỉnh Yên Sơn đã trở thành một bảo tàng  tự nhiên lưu dấu tích sự đồi thay dâu bể thời Hồng hoang”.

Trong bài “Đỉnh non thiêng” (trang 70), anh Thuận viết :
Yên Sơn tô điểm đóa trà mi
Sú vẹt non cao thật dị kỳ
Ốc, còng, sên nhỏ nằm trong đá
Quốc vương xa lánh cõi trần bi

Bậc đá làm thang giỏi thợ trời
Đá hình cá sấu nằm chơi vơi
Cá voi, éch ộp, thờn bơn dẹt
Biển cả - đại dương giữa lưng trời

Có lẽ ngày xưa thưở hồng hoang
Yên Sơn bể biếc của kim hoàng
Trải bao biến địa sông thành núi
Đỉnh Yên nay thành một bảo tàng

16. Trang 143 - 144, cuốn  sách viết :
“Trên non Yên Tử, vào ngày trời quang, phóng tầm mắt tới chân trời xa tắp : Một vùng đồi núi nhấp nhô như sóng, lúp xúp dưới chân ta. Thị xã Uông Bí, mỏ than Vàng Danh, vùng Tràng Lương Đông Triều và Hà Bắc hiện ra như bức tranh thủy mạc. Xa xa, Vịnh Hạ Long xanh xanh mờ  vệt đảo. Mặt Vịnh lung linh dưới ánh mặt trời. Dòng sông Bạch Đằng in bóng núi Tràng Kênh…Gió lùa vào kẽ đá, phát ra muôn tiếng nhạc bổng trầm. Giữa khung cảnh đất trời kỳ vĩ và ngoạn mục, du khách xốn xang đến khó tả. Tâm hồn nhẹ nhỏm và thanh thoát. Bao nỗi ưu phiền trần tục được tiêu tan. Cảm giác kỳ diệu ấy, chỉ khi lên chùa Đồng mới có”.

Trong bài “Trời quang Yên Tử” (trang 71), anh Thuận viết :
Trên non Yên Tử ngày trời quang
Bức tranh thủy mặc dưới nắng vàng
Nhấp nhô như sóng triền đồi núi
Xa xa một dãy Bạch Đằng Giang

Trời đất kỳ vĩ lòng xôn xang
Gió reo thánh thót những cung đàn
Chùa Đồng Yên Tử trời đất Phật
Ưu phiền trần tục thảy tiêu tan.

    …
     Tôi chỉ xin trích dẫn để so sánh một số bài như trên, còn nhiều bài  thơ khác cũng có nội dung tương tự với các bài trong cuốn sách của Trần Trương. Trong số 63 bài, tôi kiểm lại thì thấy có một số bài không có liên quan gì tới cuốn sách.  Cụ thể là các bài : Xúc cảm non thiêng; Cô chú thăm Yên Tử;  Vân du Yên Tử; Nghỉ lại chùa Yên; Kim xà; Ân hận; Tặng sư thầy, là do anh Thuận cảm tác mà viết ra.”
 ( hết trích)

Nhà văn Võ thị Xuân Hà tổng biên tập : “ Tạp chí Nhà Văn” – người
được lệnh của ông Hữu Thỉnh đứng ra tổ chức hội thảo đã tụng ca “ Thi Vân yên tử” của Hoàng Quang Thuận, vừa nói trên SGGPonline như sau :

“Riêng chuyện ông Thuận có đạo văn hay không thì không nên kết luận vội vã. Theo thông tin chúng tôi có được thì cuốn Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng của tác giả Trần Trương tái bản năm 2005, trong khi những bài thơ trong cuốn Thi Vân Yên Tử của ông Thuận xuất hiện năm 1998, chưa thể khẳng định ai “đạo” của ai.”

Theo tác giả Trương Thiếu Huyền trên http://lethieunhon.com :

Trương Thiếu Huyền 
15/08/2012 14:07
Quyển sách bác Trần Trương in lần đầu và bày bán tại Yên Tử năm 1996. Năm 1997 bác Hoàng Quang Thuận lần đầu tới Yên Tử.

Chúng tôi xin khuyên ông Hữu Thỉnh và nhà văn Võ Thị Xuân Hà không nên tốn thêm tiền xương máu của nhân dân để lập ra một hội đồng thẩm định “ Thi vân Yên tử” của Hoàng Quang Thuận xem có phải là tác phẩm ăn cắp hay không ăn cắp?  Nếu quý vị làm việc này, chẳng khác gì các vị mời một hội đồng kiểm định xem hồ Thiền Quang gần trụ sở Hội nhà văn có phải là Hồ Thiền Quang hay không ?

Nếu “ Thi vân Yên tử” của Hoàng Quang Thuận dù là ăn cắp đi nữa mà nó hay thì ta còn thể tất. Đằng này, các tập thơ Đường luật ( tứ tuyệt, thất ngôn bát cú) của Hoàng Quang Thuận, dù viết về Yên tử, hay Hoa lư đều là các bài thơ dở thậm tệ, lại sai luật vận đến lố bịch. Mà thơ dở như thế thì hội thảo làm gì ?

Chúng tôi không thể hiểu nổi vì sao nhà văn Võ Thị Xuân Hà lại nói rằng thơ bình thường ( thơ dở ?) không được quyền hội thảo à ? Nhà thơ Trần Nhuận Minh, một người tham gia dàn đồng ca khen thơ Hoàng Quang Thuận biện bạch về hành vi Hoàng Quang Thuận ăn cắp văn xuôi của ông Trần Trương ( không phải nhà thơ Trần Trương mà ông này là trưởng ban Yên tử của tỉnh Quảng Ninh từ năm 1992-2003) rằng : “ Xưa nay nhiều người đã diễn thành thơ từ văn xuôi thì có sao đâu ?”. Nhưng vấn đề quan trọng ở chỗ này anh Trần Nhuận Minh ạ : GSTS. Hoàng Quang Thuận đã ăn cắp văn của người khác để diễn nôm thành thơ ( dở) nhưng lại nói dối, bịp bợm mọi người rằng thần linh, trời Phật nhập vào ông ta mà viết ra thơ Yên tử ? Ngay hôm qua, trên http://lethieunhon.com Hoàng Quang Thuận còn khẳng định thơ Yên tử này không phải của ông ta mà là của thần linh đấy chứ ? Sao thơ của thần linh mà ngoài bìa thơ lại mang tên Hoàng Quang Thuận….? Hóa ra Hoàng Quang Thuận chính là thần linh ư ?

Thế mà cả một bộ máy tuyền truyền và cả nền ngoại giao ( nguyên bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Di Niên, thứ trưởng ngoại giao đương nhiệm Nguyễn Thanh Sơn), từ báo Nhân Dân , Đài truyền hình VN đến hàng trăm tờ báo lề phải, cùng rất nhiều cán bộ cao cấp hè nhau tụng ca một tập thơ dở nhất nước, một tập thơ ăn cắp của Hoàng Quang Thuận là kiệt tác, là Tagore Việt Nam, là thơ thần thơ thánh, là nhất định phải tuyền truyền hết cỡ, dù tốn hàng trăm tỉ đồng để tập thơ dở nhất thế giới này, tập thơ ăn cắp này phải giành giải thưởng Nobel…Và năm 2011, chính ông Hữu Thỉnh đã viết thư tay giới thiệu với Viện hàn lâm Thụy Điển đề nghị họ trao giải Nobel văn chương cho “ Thi vân Yên tử” của Hoàng Quang Thuận. Thư này do thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn chuyển tận tay. Đây quả là chuyện khôi hài vô cùng tận; vì Viện Hàn Lâm Nobel Thụy điển đâu biết Hữu Thỉnh là cha căng chú kiết nào, ngay cả vụ Hữu Thỉnh đạo thơ của nhà thơ nữ người Đức ồn ào thế mà họ chắc cũng cóc biết ?

Đến đây, chúng tôi chỉ có thể dùng cụm từ của nguyên Ủy viên Bộ chính trị, trưởng ban tuyên giáo trung ương Nguyễn Khoa Điềm mà rằng : đúng là văn hóa đảng, chỉ có đảng ta mới đẻ ra được những nguyên mẫu như GSTS Hoàng Quang Thuận mà ngài típ-phờ-nờ Xuân Tóc đỏ của văn hào Vũ Trọng Phụng còn phải gọi bằng cụ.

Hiện Hữu Thỉnh và Hoàng Quang Thuận đang đổ thừa cho nhau đã làm ra cái hội thảo bậy bạ nhơ nhớp vô cùng tận này để ca ngợi một thứ thơ bậy bạ, thơ ăn cắp này đấy, đẹp mặt nhau chưa ?

Nếu không có sự góp công, góp bài tụng ca lên mây của các vị này : nhà thơ Dương kỳ Anh, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, PGS.TS. Nguyễn Văn Dân, nhà thơ Trần Nhuận Minh, nhà phê bình văn học Đỗ Ngọc Yên, nhà văn Võ Thị Xuân Hà, nhà thơ Hữu Việt….thì chắc cuộc hội thảo tôn vinh thơ dở, thơ ăn cắp kia của ông Hữu Thỉnh sẽ không thể thành công mỹ mãn như hôm nay ?

Sài Gòn 16-8-2012
Trần Mạnh Hảo