Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

VIỆT NAM SẼ GIỐNG KỊCH BẢN ROMANIA ?

Không giống cuộc Cách mạng mùa thu khá “nhẹ nhàng” năm 1989 tại các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc, sự sụp đổ của chính quyền cộng sẩn ở Romania gần như một điều kỳ lạ khi thể chế cs của quốc gia này có vẻ vững chãi nhất bởi một bộ máy an ninh công an quân đội khổng lồ hoạt động ráo riết như tình hình Việt nam ngày nay. Hồi đó, tổng bí thư Ceauşescu “đặt hàng” cho một cuộc biểu tình quần chúng ủng hộ ông ở bên ngoài trụ sở đảng Cộng sản ở Bucharest. Tuy nhiên, thật bất ngờ, đám đông trước đây hiền như đàn cừu bỗng la ó phản đối khi ông nói. Sau đó là các cuộc biểu tình lan rộng trong cả nước.
Lúc đầu, các lực lượng an ninh của Ceauşescu tuân lệnh bắn người biểu tình, nhưng vào sáng ngày 22 Tháng 12, quân đội Romani đột nhiên quay súng. Cuộc cách mạng làm chết tới 1.104 người.
Tổng bí thư Ceauşescus phải đối mặt với một phiên xử vội vàng, và sau đó là tử hình. Romania là nước Đông Âu duy nhất lật đổ chế độ Cộng sản bằng bạo lực. 
Ở Trung quốc, Sự kiện Thiên An Môn đã không thành công trong việc kích thích sự thay đổi thể chế, đường lối chính trị. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ, dũng cảm của thanh niên sinh viên trong những cuộc biểu tình đã giúp gây ra các sự kiện ở những phần khác của thế giới như sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1990.
Việc Liên Xô bị giải thể êm ái cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên xô. 
Có lẽ chính Trung quốc là bức tường che chắn làn gió dân chủ từ phương Tây và người cộng sản Việt nam đang núp sau bức tường ấy. Cũng có thể người cs Việt nam cũng không mấy an tâm. Họ vừa núp vừa dáo dác để phòng trường hợp bức tường Vạn lý trường thành già cỗi này rung rinh là họ ù té chạy thoát thân nên mới có chuyện họ đi dây đôi dây ba với Mỹ và các nước EU…
Các phong trào dân sự trong nước thật ra rất có thiện chí với thể chế. Sự chuyển đổi dân chủ là chiếc phao cho người cộng sản nắm lấy trước cơn giông bão không thể tránh khỏi trong tương lai nhưng hình như họ vẫn khước từ.
Một vài người lãnh đạo công an, quân đội không thể dắt mũi được toàn bộ dân chúng. Khi chiếc phao đã ở quá xa tầm với, tình hình Việt nam sẽ như Romania ?

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

VÀI SUY NGHĨ VỀ CHUYỆN QUAY PHIM CHỤP ẢNH


 15/4/2014

Ảnh: Internet

Bản chất của việc quay phim chụp ảnh là để ghi lại khoảnh khắc sự kiện, con người hoạt động trong một thời điểm ở một khỏang không gian nhất định nào đó giống như tấm gương phản chiếu sự thật và vì thế bản chất của hành vi này mặc nhiên được coi là đóng góp tích cực trong tiến trình vận động của xã hội loài người. Chống lại việc quay phim chụp ảnh là chống lại tiến bộ, kéo lùi tiến trình vận động đi lên của xã hội loài người. Trừ một số trường hợp cá biệt, sử dụng phim, video, ảnh nhằm trả thù cá nhân cách hèn hạ hoặc làm lộ bí mật quốc gia hay là dùng kỹ xảo chỉnh sửa làm sai lệch nguyên bản hình ảnh gốc để xuyên tạc sự thật, thì việc sử dụng, công bố các “tài liệu” đó đều làm lợi cho cho con người góp phần xây dựng xã hội dân chủ văn minh và đương nhiên hoàn toàn hợp pháp với hầu hết các quốc gia trên thế giới.


Những điều nói trên không mới nếu nói cho đúng là hết sức bình thường nhưng, như ta thường thấy, lẽ ra những người tham gia làm việc cho nhà nước nhất là những người trong bộ máy công quyền thực thi luật pháp hơn ai hết phải hiểu rõ nguyên tắc đơn giản này nhưng thật đáng tiếc trong thực tế, nhiều khi họ cố tình ngăn cản việc quay phim chụp ảnh của công dân một cách thô bạo mà không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) rằng đó là hành vi vi phạm luật pháp hiện hành, vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc giám sát công việc của các cơ quan nhà nước (điều 8 Hiến pháp 2013).



Tệ hơn nữa, hầu hết các trường hợp vi phạm luật pháp nói trên lại rơi vào các cán bộ chiến sỹ công an, an ninh. Việc công dân quay phim chụp ảnh (giám sát) công việc của các cơ quan chức năng phải được pháp luật bảo hộ (lẽ ra là đáng khuyến khích) nhưng các cán bộ chiên sỹ công an (trong rất nhiều trường hợp được lưu lại trên các trang mạng) lại ngăn cản việc quay phim chụp ảnh của công dân, thậm chí nhiều trường hợp những công dân quay phim chụp ảnh trong các sự kiện chính trị xã hội còn bị bọn “xã hội đen, côn đồ” công khai (?) cướp giật phương tiện ghi âm, ghi hình.

Các hoạt động quay phim chụp ảnh giám sát công việc của cơ quan nhà nước là hợp hiến còn cơ quan công quyền (công an, an ninh) khi quay phim chụp ảnh công dân nên được hiểu là chỉ để, và được phép nhằm phục vụ công tác lưu trữ, tuyên truyền, nghiên cứu chứ không thể được sử dụng như một cách khủng bố tinh thần người dân hoặc nhằm xác định nhân dạng để trả thù cá nhân.

Quan sát nhiều trường hợp cơ quan công quyền và công dân “tác nghiệp” tại hiện trường phản ánh các sinh hoạt chính trị như biểu tình, các cuộc cưỡng chế đất đai, người ta có nhận xét rằng: hình như cả hai bên, (người dân và cơ quan chức năng) đều đang làm công việc quay phim chụp hình (cận mặt) nhau với thái độ hoàn toàn xa rời bản chất nhân văn của một trong những hình thái hoạt động xã hội bình thường.

Tuy nhiên không thể trách người dân vì mấy lẽ: thứ nhất, hầu hết họ thiếu (hoặc không) được đào tạo, giáo dục ý nghĩa, kỹ năng cơ bản về công việc ghi âm ghi hình. Thứ hai, trên thực tế người dân hoàn toàn không được đảm bảo, bảo hộ về an ninh thân thể và tài sản khi họ thực hiện công việc quay phim chụp ảnh (giám sát) công việc của những người thực thi luật pháp. Thứ ba không thể khác, khi phía các anh công an, an ninh chỉ chăm chăm vào việc quay, chụp tận mặt công dân nhằm theo dõi, khống chế, trả thù họ thì hà cớ gì người dân lại không sử dụng “vũ khí’ duy nhất của họ để lưu lại các tài liệu sống động trung thực cho mai sau để khi điều kiện cho phép, họ sẽ dùng các dữ liệu đó “tuyên dương công trạng” của các anh?


Với những suy nghĩ trên, hy vọng có ai đó sẽ đọc, suy ngẫm kỹ về công việc quay phim chụp ảnh các sinh hoạt chính trị hiện nay nhằm minh xác rằng: Chúng ta là những con người, vậy hãy xử sự như những con người trưởng thành chứ không phải là những con bê.



MXD

Bài viết liên quan:
Gõ ô tìm kiếm: Hội chứng sợ chụp ảnh
http://dzungm86.blogspot.com/2012/02/so.html