Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

TRUNG QUỐC: ĐẾ QUỐC MỚI THẾ KỶ 21

mai xuân dũng 20/9/2010.
Với một cách thức khó xác định, người ta đã vượt qua rào cản Thời gian đến được năm 2015 và lưu lại một số tài liệu liên quan tới cuộc chiến tranh Trung-Việt từ tháng 8 năm 2015 đến 2016. dưới đây, trích một số thông tin từ cuốn nhật kí của một quan chức Ngoại giao Việt nam trong thời kì đó để mọi người tham khảo. 
Trung Quốc tấn công Việt nam trên biển.
 
15 Tháng 8 năm 201511h35.
Đang tiếp ông Vê lăng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp thì thư kí đặc biệt của Thủ tướng yêu cầu rút ngắn thời gian làm việc để cùng Bộ trưởng Phạm Vĩnh sang làm việc gấp với Thủ tướng ngay lúc 12h00. Vậy là việc sẽ đến đã đến rồi chăng?Ngày hôm qua Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh báo về: Trung Quốc đã chiếm 6 đảo thuộc Trường sa. Trung Ương yêu cầu liên lạc với Sứ Quán Trung Quốc và giữ kín thông tin tối đa trong chừng mực có thể.Có thể phía Pháp đã biết tin. Vê lăng tỏ thái độ vui vẻ khi đề cập vấn đề an ninh khu vực hai giếng dầu do Pháp và ta quản lý thăm dò khai thác. Vê lăng làm như vô tình nhắc đến Đảo Đá và Cát Vàng là 2 trong số 6 đảo đã bị hải quânTrung Quốc chiếm giữ ngày hôm qua.
17/8Đoàn cán bộ Bộ Ngoai giao ta do anh Vĩnh, Bộ trưởng làm việc với đoàn Ngoại giao Trung Quốc tại Quảng Châu. Trung Quốc ngang nhiên yêu cầu ta “Thiện chí trao trả cho Trung Quốc Đảo Yến, đảo Cát vàng và thừa nhận việc ta “bàn giao” lại cho Trung Quốc 6 đảo mà Trung Quốc chiếm giữ hôm 14/8”. Buổi làm việc căng thẳng, không đem lại kết quả.Điện báo sang cho biết: đài truyền hình Lào vừa đưa tin “Nhân dân các bộ tộc Lào tại Vientiane biều tình phản đối chính phủ Việt nam cho bộ đội bắn chết 5 lính biên phòng Lào tại các cột mốc 19 và 33 trên biên giới giáp Bản Nape và tỉnh Khammouan của Lào”.
    
Chúng tôi nhìn nhau không nói nhưng đã cảm nhận sức ép đang tăng lên rõ rệt từ phía Trung Quốc.18/8. Đoàn ta nhận được chỉ đạo: giữ vững lập trường, đòi phía Trung Quốc trao trả 6 đảo bị chiếm giữ và khẳng định chủ quyền tại 2 đảo Yến và Đá Vàng. Việt nam mong muốn giữ gìn mối quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị với Trung Quốc, ta cam kết sẽ không phản đối Trung Quốc về vấn đề 2 cao điểm biên giới tại Hà Giang trong quá khứ. Ta cũng sẽ ủng hộ Trung Quốc trong xung đột mới đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại Casmia. Tuy nhiên phía ta yêu cầu không ra tuyên bố chung giữa hai bộ Ngoại giao. Trung Quốc ngầm tỏ ý “món hàng trao đổi của ta là không tương xứng”.Anh em trong đoàn rất lo lắng trước sự đổ vỡ của cuộc thương thảo. Trung Quốc không những không nhượng bộ về việc chiếm giữ 6 đảo tại Trường sa mà còn đòi hỏi chủ quyền tại 2 đảo nói trên.
Trước đây, chúng ta đã sai lầm trong việc nhân nhượng Trung Quốc quá nhiều về chủ quyền lãnh thổ để đến mức từ đó Trung Quốc lấn lướt không còn giới hạn gì nữa.Nhìn về quá khứ, những năm 1991, chúng ta đã hoàn toàn chấp nhận mọi điều kiện phía Trung Quốc đưa ra để được bình thường hóa quan hệ. Thậm chí ta đã không đả động đến việc Trung Quốc ngang nhiên đánh chúng ta, giết hại nhân dân và bộ đội tại biên giới phía Bắc năm 1979 và năm 1983.Lẽ ra ta có quyền đòi hỏi Trung Quốc xin lỗi ta về việc đó. Khiếp nhược trước Trung Quốc, chúng ta không được bất cứ cái gì ngoài việc Trung Quốc ủng hộ, duy trì thành phần ban lãnh đạo nhà nước Việt nam. Tại sao ta lại tin vào sự hứa hẹn của Trung Quốc trong khi Trung Quốc luôn thay đổi quan điểm chính trị khi tình thế có lợi cho họ?Một bộ phận trong Đảng cho rằng thỏa hiệp với Trung Quốc năm 1991 là bán nước.
21h20 ngày 18/8. Thông tin Trung ương: Trong cuộc đụng đầu giữa hải quân Trung Quốc và đơn vị 88 hải quân Việt nam ta mất một tàu ngầm lớp, hai tầu tuần duyên. Trung Quốc mất hai tầu hải quân, một tầu ngầm thế hệ 2008 mua của Nga và 3 tầu hộ tống.Việc hải quân Việt nam phản ứng mau lẹ và kiên quyết là một việc không thể ngờ tới. (Có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Trung Ương?)Chiến tranh Việt – Trung có thể phát triển tới mức nào?
23h00 Họp đoàn ngoại giao. Anh Vĩnh phân tích tình hình Trung Quốc và nhiệm vụ của đoàn ngoại giao ta.Như chúng ta đã biết từ năm 2006 Trung Quốc có thể nói đã là một nhà nước đế Quốc mới, biểu hiện của hình thái cao nhất của chủ nghĩa Tư bản thặng dư nhưng sử dụng uyển chuyển quyền lực cứng và quyền lực mềm trong từng trường hợp nhất định, riềng rẽ. Trung Quốc năm 2004, GDP đạt 13.615,5 tỷ NDT (khoảng 1665 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1154,8 tỷ USD (trong đó xuất khẩu 593,4 tỷ USD, nhập khẩu 561,4 tỷ, xuất siêu 32 tỷ USD); dự trữ ngoại tệ đạt 609 tỷ USD (năm 2002 đạt 270 tỷ USD, năm 2003 đạt 403,3 tỷ, trong 3 năm liền tăng với tốc độ rất cao). Trung Quốc đã là nước thu hút đầu tư lớn nhất thế giới, năm 2004 đạt trên 60 tỷ USD. Việc Trung Quốc được mời vào nhóm G7 đã là hiện thực.Sau Nga và Mỹ, Trung Quốc là cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới, có bom nguyên tử, bom khinh khí và phương tiện mang các vũ khí này tới mọi nơi trên thế giới; sau Nga và Mỹ, Trung Quốc đã tự đưa được người của mình vào vũ trụ.Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng sự tăng trưởng lớn mạnh về kinh tế của mình có thể giữ được tốc độ cao và tương đối cao liên tục trong 40 năm (từ năm 1980 đến năm 2020) để đến lúc đó,Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về kinh tế trên thế giới (Theo tính toán của Ngân Hàng Thế Giới năm 1997 thì đến năm 2020 GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, còn theo tính toán của Hồ An Cương – một nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc thì đến năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành một thực thể kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 22% GDP thế giới – của Mỹ lúc đó chỉ là 20%, còn nếu tính theo sức mạnh tổng hợp đất nước (tức năng lực tổng hợp của một quốc gia thông qua những hành động có mục đích nhằm theo đuổi mục tiêu chiến lược của mình)) năm 1998 của Mỹ là 22,7% của thế giới. Đứng đầu thế giới, của Trung Quốc là 7,78% đứng thứ hai thế giới trên cả Nga, Ấn Độ. Nếu năm 1980, sức mạnh tổng hợp đất nước của Trung Quốc mới bằng 1/5 của Mỹ, thì đến năm 1998, Trung Quốc đã bằng 1/3 của Mỹ, tức là trong 20 năm, Trung Quốc từ chỗ kém Mỹ năm lần rút ngắn còn ba lần.Trong các mối quan hệ quốc tế, quan hệ với nước ta là một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển của Trung Quốc.
-Yêu cầu CHÍNH YẾU của Trung Quốc là biến Việt Nam thành một đồng minh trung thành của họ hoặc nói đúng hơn là “tay sai tin cậy” của họ để đe dọa, xâm lấn trực tiếp các nước Đông nam á khác.
- Yêu cầu mức độ hai của Trung Quốc là không để Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, trở thành quốc gia có năng lực cạnh tranh về kinh tế với Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
- Yêu cầu tối thiểu tức là khi họ không ngăn được sự phát triển nhanh về mọi mặt của ta thì Việt Nam phải giữ được vị trí trung lập, không đi theo Mĩ để phương hại tới quyền lực của Trung Quốc.
Hiện nay lãnh đạo Trung Quốc không tin ban lãnh đạo Việt nam vì thái độ lá mặt lá trái dễ đổi chiều, một bộ phận Trung Quốc nhất là thế hệ trẻ không còn cảm tình với ta thậm chí căm ghét chính phủ Việt nam do bị nhồi sọ sai lệch từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và những năm sau đó. Trong khí đó dân chúng Việt nam mất hết lòng tin với lãnh đạo vì nạn tham nhũng hoành hành và đàn áp dân chủ quá tay.Trung Quốc không cần phải tuyên truyền gì nhiều mà có thể ra tay với Việt nam rất dễ dàng. Trung Quốc thực sự là nguy cơ trực tiếp, nguy hiểm nhất về lãnh thổ, lãnh hải của ta. Thể hiện như việc mấy ngày qua họ đã đánh chúng ta và chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường sa. Vừa tấn công Ấn Độ năm 2014 chưa giải quyết xong dư luận, họ tấn công ta nhằm hai mục tiêu chính: Giữ yên chính trị nội bộ của họ đang ở giai đoạn nguy hiểm và đánh ta để khống chế hoàn toàn Lào, Campuchia, Mianma hoặc ít nhất bắt ta hoàn toàn quy thuận.
Trước đây ta nhận định Trung Quốc chưa đá đánh ta vì cho rằng Trung Quốc muốn giữ sạch hình ảnh tại châu Phi, nơi Trung Quốc đang chơi lá bài ve vãn bằng quyền lực mềm và không cần điều kiện chính trị. Họ cũng chưa muốn gây xáo trộn tại các nước châu Á nhất là các nước Đông nam Á. Nhưng việc xung đột tháng 7 năm 2014 với Ấn độ đã đảo lộn tất cả. Trung Quốc không cần Việt nam làm đồng minh nữa vì thái độ Việt nam không còn như thời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Ban lãnh đạo đảng sau kỳ đại hội XI đã có nhiều thành phần tiến bộ và các phái quyền lực trong đảng Việt nam đã ngả hẳn về phía Mĩ do sức ép trong nước và nội bộ đảng. Trung Quốc cần gây sự với Ấn độ để Ấn không thể tập trung cho phát triển kinh tế và kiểm soát con đường sang châu Phi là con đường huyết mạch của Trung Quốc cũng như răn đe Việt nam và các quốc gia khác.
Châu Phi là điều kiện quan trọng gần như số 1 để Trung Quốc thành công trên con đường vượt qua Mĩ và trong tương lai làm bá chủ khu vực Đông Nam Á bằng quyền lực mềm và sự đe dọa vũ lực. Thiếu tài nguyên, Trung Quốc không có cách nào khác thao túng châu Phi và khai thác nguồn tài nguyên dồi dào ở mảnh đất này.Năm 2008 kim ngạch song phương Trung Quốc – châu Phi là 106,8 tỷ USD thì năm 2014 đã đạt 188 tỷ USD. Trong khi Mĩ và Châu Phi năm 2008, kim ngạch buôn bán với châu lục này là 86 tỷ, đến nay 2014 là 113 tỷ, chỉ cao hơn kim ngạch giữa Trung Quốc và châu Phi từ năm 2008 chút ít. Chính vì vậy, việc chiếm lĩnh con đường huyết mạch trên biển Đông là mục tiêu và điều kiện sống còn của Trung Quốc. Vì vậy Trung Quốc phải khai thông triệt để đường biển từ Hoa nam qua Việt nam. Philipin, Indonesia tới Ấn Độ dương.
mai xuân dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét