Anh chàng người Mỹ gốc Do Thái Mark Elliot Zuckerberg, người
sáng lập mạng xã hội Facebook thật sự là một nhân vật kỳ tài. Khen anh ta giống
như bảo biển lắm nước muối.
Đây nhé, năm 2010, Zuckerberg được tạp chí Time bình
chọn là Nhân vật của Năm. Và chẳng có ai phản đối Time cả
đơn giản vì Time không phải là Viet nam Nex Top Model hay Cặp đôi hoàn hảo.
Mark có tài sản cá nhân ước tính khoảng 17,5 tỷ USD, xếp thứ 14 trong bảng xếp
hạng 400 người giàu nhất Hoa Kỳ của tạp chí Forbes. Như vậy người ta bình chọn
anh ta là nhân vật của năm không phải vì số tiền anh ta có. Có lẽ họ chọn anh
vì tốc độ lũy tiến tài sản. Năm 2008 khi mới 28 tuổi Mark đã có 1,5 tỷ USD
trong túi. Thật quá nể với một người trẻ như vậy. Xét về khả năng tài chính, đó
là số tiền bầu Đức của Việt nam có thể nhếch mép và đôi chục người Việt khác
coi anh ta là hàng…con cháu. Nhưng chỉ có Mark mới có khả năng nhân số tiền 1,5
tỷ USD thành 17,5 tỷ trong có 2 năm. Đó vẫn chưa phải là điều đáng kể. Time
bình chọn Mark chính là vì anh ta đã làm được điều không tưởng là tạo ra được kết
nối trực tuyến toàn cầu thay cho việc kết nối vật lý mà vẫn đảm bảo tính riêng
tư. Người sử dụng vẫn sở hữu, sử dụng thư viện thông tin cá nhân nhưng vẫn có
khả năng giao tiếp với cộng đồng mạng
toàn cầu trong cùng một lúc và sự chia sẻ thông tin là vô giới hạn.
Nếu Blog là Góc sân thì FB là Khoảng trời. Nếu Blog là một
ngôi nhà trong rừng thì FB là một ngôi sao trên bầu trời, bất kỳ nơi nào người
ta cũng có thể nhìn thấy. Trong một không gian và thời gian nhất định. Blogger
có thể miệt mài vài giờ thậm chí vài ngày để trình bày một ý tưởng để rồi ngồi
chờ vài tiếng cho đến cả tuần để ngong ngóng một hồi âm. FB thì khác, ở hoàn cảnh
tương tự, anh có thể quẳng lên đó một con chuột chết cho đến chuyện cu cậu Kim ủn
mới được truyền ngôi Lãnh tụ tối cao là cả thế giới lập tức biết ngay. Họ có thể
ủng hộ hoặc phản đối bạn bằng một diễn văn hoặc một bình luận vỏn vẹn một chữ tùy
theo ý tưởng. Một người tận cùng Bắc cực dễ dàng gửi tới bạn một thông điệp biểu
thị sự tán đồng chỉ bằng một cú nhấn Like mất 0,001 giây.
Điều lý thú là giao diện của FB cho phép bạn có thể ngồi một
mình quan sát thế giới lại có thể là thành viên của hàng chục câu lạc bộ mà các
thành viên của nó mặc nhiên duy trì việc giao tiếp trực tuyến ngay cả trong khi
đang ngâm mìnhtrong bể sục. Bạn đừng thắc mắc khi con của bạn đem latop vào
toilet và từ đó vẳng ra tiếng cười rúc rich, các mẩu thoại vui vẻ với cô A hoặc
trả lời các vấn đề liên quan đến bài luận nào đó với cậu B y như trong một buổi
học nhóm đông người. Đó là điều người giầu trí tưởng tượng nhất cũng không thể
nghĩ tới chỉ mới vài năm trước. Anh chàng Mark đã đẩy Lịch sử thế giới từ một cuộc chạy Marathon sang cuộc rượt đuổi 100
mét.
Vậy tại sao
Giáo chủ Hồi giáo hàng đầu Iran Lotfolla Safi-Golpaygani đã lên tiếng coi việc
sử dụng FB là tội phạm?
FB đã làm món Koran ế hàng chăng? Không. FB không phải là một triết thuyết càng không phải một đảng đối lập, FB chỉ là chiếc ống nhòm siêu xa thêm tính năng như một điện thoại di động vệ tinh mà thôi. Một số thể chế thối nát sợ FB vì FB như một công cụ giúp người dùng tụ tập đông người bằng trực tuyến, chê bai cái mùi xú uế họ đang buộc phải hít thở. FB cho người ta quyền được hô khẩu hiệu, trương ra các băng dôn hoặc đơn giản là nói thật với nhau trong khi ở môi trường khác người ta buộc phải nói dối để bảo đảm anh toàn. Theo Wikimedia trên thế giới sấp xỉ 200 Quốc gia, chỉ còn vài nước cấm hoặc tích cực ngăn chặn FB trong đó có Trung Quốc, Việt nam, Iran. Riêng Bắc Triều tiên thì khỏi kể vì nước này cấm cả điện thoại di động chứ nói gì đến Internet.
FB đã làm món Koran ế hàng chăng? Không. FB không phải là một triết thuyết càng không phải một đảng đối lập, FB chỉ là chiếc ống nhòm siêu xa thêm tính năng như một điện thoại di động vệ tinh mà thôi. Một số thể chế thối nát sợ FB vì FB như một công cụ giúp người dùng tụ tập đông người bằng trực tuyến, chê bai cái mùi xú uế họ đang buộc phải hít thở. FB cho người ta quyền được hô khẩu hiệu, trương ra các băng dôn hoặc đơn giản là nói thật với nhau trong khi ở môi trường khác người ta buộc phải nói dối để bảo đảm anh toàn. Theo Wikimedia trên thế giới sấp xỉ 200 Quốc gia, chỉ còn vài nước cấm hoặc tích cực ngăn chặn FB trong đó có Trung Quốc, Việt nam, Iran. Riêng Bắc Triều tiên thì khỏi kể vì nước này cấm cả điện thoại di động chứ nói gì đến Internet.
Nói chung với các nhà độc tài, Facebook rất nguy hiểm. Nghe
đâu người dân Lybia đã dùng chiếc xe FB đưa nhà lãnh đạo độc tài Gaddafi vào ống
cống. nghe đâu FB cũng góp phần giúp các dân tộc Ả rập, Bắc phi sản xuất ra loại
nước hoa nhãn hiệu Nhài mà các tổng thống tham quyền cố vị mới ngửi thoảng qua
đã muốn ngất xỉu.
Để ngăn chặn việc nhân dân sản xuất ra vài loại nước hoa kiểu
như hoa cải chẳng hạn, bây giờ thứ hương liệu facebook đang bị cấm nhập. Tuy
nhiên việc chặn FB giống như việc đổ mực lên trời. Khó lắm.
Có một việc chuyên chính dễ làm thì người ta lại chẳng làm là
cho chiếc trực thăng chở cậu Mark khi đi du hí vùng núi non châu Á nổ bùm một
cái.
Nhưng
nghĩ lại đó cũng là một việc không nên làm vì Mark có cô người yêu mới đính hôn
là một người gốc Trung Quốc. Động đến Trung Quốc là mất cả tiền lẫn quyền cho
dù chỉ là một thứ Trung Quốc bóng vía mà thôi. Ứ dại.
Mai
Xuân Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét