Trước lễ Nô en vài ngày là dịp vui của mọi người nhất là bọn
trẻ và đám thanh niên bất kể người bên Công Giáo hay không Công Giáo.
Có lẽ, người ta vui không chỉ vì đó là lúc mọi người chen
chân trong các siêu thị. Có lẽ người ta vui không chỉ vì ngoài đường phố, trong
các gia đình sẽ lấp lánh đèn màu trên những cây thông và máng cỏ có Chúa Hài đồng.
Có lẽ người ta vui chính vì mùa Giáng sinh sẽ thắp lên trong mỗi người những ngọn
nến của niềm hy vọng về một tương lai an lành, một tương lai công bằng xã hội.
Với đám trẻ nhà nghèo, đây là lúc chắc chắn để sở hữu món quà
ít tốn kém như đôi tất đôi găng, có khi khá nữa là một đôi giầy cho đỡ giá buốt
giữa mùa đông lạnh. Nhưng mong ngóng nhất chắc là lũ con gái. Chúng hơn hớn ra
mặt pha lẫn chút hồi hộp vì đây là quãng thời gian nhiều cơ hội được bạn giai tỏ tình và..được hôn. Được bạn
giai tỏ tình là chính và quà là quan trọng.
Có đứa mong một hộp kem sâm Hàn quốc xịn, hộp son cây 3 màu thời thượng, lọ nước
hoa Pháp thơm quyến luyến gợi nỗi đam mê và biết đâu đấy, quà có thể là một chiếc
giây vàng Ý 18 ca ra lóng lánh hoặc chiếc nhẫn nạm ruby đỏ như máu con tim.
Nói chung, chúng thích chiếc nhẫn hơn, nó ý nghĩa hơn một chiếc
dây, nó gợi tới một hôn lễ trong mơ, hai đứa trao nhau nhẫn cưới, mắt nhìn đắm
đuối. Tất nhiên không thể thiếu màn hẹn thề pho re vờ kiểu như khẩu hiệu “…Quang
vinh muôn năm”. Mơ mà, thôi thì cứ mơ.
Người trưởng thành-nghĩa là những người ít mộng mơ thì thực tế
hơn. Trong thời buổi thóc cao gạo kém, lạm phát cao ngất hiện nay, ngoài chuyện
lo cơm áo thường nhật, họ sốt vó lên vì các khoản chi ngoài kế hoạch. Mà những
khoản chi này thường lớn hơn khoản cơm áo. Dịp này không thể không mua tặng mẹ
già, vợ iu, con dại, chút quà. Rồi chị em gái trong gia đình. Ở cơ quan cũng
nên cư xử sao cho phải. Chưa kể các bạn giai trọn tình vẹn nghĩa gia đình nếu
trời cho số đào hoa còn phải lo quà cho em út, mà khoản quà quyền lợi này luôn
nặng đô hơn mấy khoản quà…trách nhiệm nhiều nhiều.
Đấy là nói mối lo của những thằng ít xu chứ với những đại gia
phá rừng, phá đất, phá nước to bự cỡ như anh Vinashin hoặc các Tổng công ty nhà
nước xài tiền thuế dân thì chuyện quà cáp cỡ này chỉ là chuyện nốt ruồi của con
vi trùng. Nghe đâu quà của họ tầm cái biệt thự, con xế hộp Le xuỵch cũng thường
thường thôi. Nếu các bác đó có đọc tới đoạn này chắc không khỏi mủm mỉm cười “Mịa,
cái thằng này viết chỉ được cái đúng”.
Mà quà cáp Nô en không chỉ là chuyện của dân chốn phồn hoa đô
thị mà còn là chuyện của cả miền sơn cước tới sông nước miệt vườn.
Hôm rồi “đói tình”, lang thang miền Lắc-Con-Cu, phượt quanh
miền Con-Cu-Lắc xuôi về miền Tây những Tiền Giang Hậu giang thấy được lắm chuyện. Ban ngày cười rũ, tối về
nằm vắt tay ngang trán mà ứa nước mắt. Đó là chuyện cây thông Tây nguyên và cây
thông Nô en mùa Giáng sinh. Trước khi nói tới cây thông ở Đắc lắc-Plây Cu- Con
Tum thiết tưởng nên sơ qua vài dòng về cây thông Nô en.
Noel trong tiếng Pháp cũng như Chritmas trong tiếng Ăng lê là
Giáng sinh với sự ra đời của Chúa Jesus-một nhân vật kỳ lạ, vừa huyền thoại vừa
rất thật được nhắc nhiều trong Thánh kinh của ngũ giáo là Công giáo, Hồi giáo,
Do thái giáo, Chính thống giáo và đạo Tin lành. Tiếng
Nô en mà người Việt ta thường dùng bắt nguồn từ chữ Pháp là “Noel” và có nghĩa
là Giáng Sinh. Cây Nô en có tên tiếng Anh là Christmas Tree. Cây Nô en ta thấy
thường bằng chất dẻo có khi là cây thông thật được chặt ở rừng đem về nhà. Người
ta trang trí cây thông này bằng dây đèn đủ màu cùng với các đồ trang hoàng khác
như giấy bạch kim, bông gòn để giả làm tuyết phủ, các quả bóng to, nhỏ đủ màu
làm bằng nhựa cứng, thủy tinh hình thiên-thần, cây thánh giá… với rất nhiều kẹo
xanh trắng đỏ, đặc biệt có loại kẹo hình cây gậy ba-toong (candy canes) có lẽ
giành cho người già cả chăng? Dưới chân cây Nô en người ta xếp đầy các gói quà
do những người trong gia đình mua để tặng cho nhau.
Họ còn dùng cành thông và vòng hoa kết bằng lá xanh (wreath) treo ở mặt ngoài cánh cửa nhà làm biểu tượng sự ước mong vĩnh cửu cho đời sống hạnh phúc con người. Đó là cổ tục của người Ai Cập (Egyptian), Trung Hoa, và Do Thái. Việc tôn thờ cây thông và vòng hoa rất được thông dụng ở châu Âu. Người ở các nước Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy, gọi chung là người Scandinavian, thường trang hoàng nhà cửa và vựa lúa với các loại cây xanh vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỉ. Họ dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh. Phong tục này còn có ở Đức. Người ta đặt cây Nô-En ngay ở lối ra vào hay ở trong nhà vào những ngày nghỉ lễ giữa mùa đông.
Họ còn dùng cành thông và vòng hoa kết bằng lá xanh (wreath) treo ở mặt ngoài cánh cửa nhà làm biểu tượng sự ước mong vĩnh cửu cho đời sống hạnh phúc con người. Đó là cổ tục của người Ai Cập (Egyptian), Trung Hoa, và Do Thái. Việc tôn thờ cây thông và vòng hoa rất được thông dụng ở châu Âu. Người ở các nước Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy, gọi chung là người Scandinavian, thường trang hoàng nhà cửa và vựa lúa với các loại cây xanh vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỉ. Họ dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh. Phong tục này còn có ở Đức. Người ta đặt cây Nô-En ngay ở lối ra vào hay ở trong nhà vào những ngày nghỉ lễ giữa mùa đông.
Thời cổ xưa, tổ tiên ta cũng đã có tục cắm cành lá xanh trong
nhà để cầu cho mùa màng tươi tốt và cắm cành lá xanh cạnh cửa ra vào nhà để xua
đuổi tà ma, cấm người lạ vào nhà với mong muốn gia đình được bình an. Tục lệ cắm
cành lá ngoài cửa đến nay vẫn tồn tại ở nhiều nơi cả Tây bắc và Tây nguyên.
Điều đó cũng như rất nhiều điều khác cho thấy con người ta ở
mọi châu lục có những ý tưởng rất giống nhau hay nói cách khác là cùng chung
nguồn gốc. Đã có một số nhà khảo cổ và ngôn ngữ học trên thế giới từng đưa ra
nhận định là tên của Chúa Jesus, của đấng Ala, của Đức Phật…chỉ là những tên gọi
theo ngôn ngữ cổ xưa khác nhau để chỉ một đấng Thượng đế tối cao mà thôi.
Ông Mác-Lê (nói như nhà văn Trần Mạnh Hảo “Mác-Lê” còn có
nghĩa là lưỡi mác, lưỡi lê với búa đập đầu, liềm cắt cổ của Pôn pốt) thì mấy thứ
tôn giáo kia đều là thuốc phiện cả. Nhưng nếu thứ văn hóa “thuôc phiện” kia
tươi vui, nhân văn như thế thì con người rất nên nghiện thuốc phiện chứ chớ cầm
mác-lê để chém giết đồng loại.
Tây nguyên. Đi 5, 6,7
trăm cây số dọc ngang, xuôi ngược vùng đất
xưa kia được gọi là vùng đại ngàn của Pơ mu với khoảng 54.000km2 đất
bazan nay gần như không thấy rừng. Đành rằng ở đây, con người đã chặt hạ một phần
rừng để trồng cao su, cà phê, ca cao, hồ tiêu nhưng bằng đó không thể biện minh
cho việc khai thac gỗ bừa bãi đến nỗi anh bạn đi cùng phải cay đắng mỉa mai rằng
“những gì đã thấy trên mảnh đất này chứng minh rằng xưa kia nơi này hình như đã
từng có rừng”. Đó không là món quà Giáng sinh mà là món quà giáng họa đem đến sự
hủy diệt Tây nguyên. Mai đây, con cháu chúng ta sẽ chẳng thể hiểu cây Kơ nia là
cây quái gì và rằng lời hát “rừng Tây nguyên xanh, ngút ngàn cây xanh”...là những
ca từ bịa tạc. Và rằng những buôn làng trù phú chỉ là chuyện cổ tích của thời
Đam sam,Hơ nhí-Hơblí chứ còn bây giờ nơi này đất đai, buôn rẫy đã bị di dời để
người ta đào bới khai thác boxite bất chấp hiểm họa môi sinh. Tây nguyên chẳng
giầu lên như người ta nói mà đang nghèo đi, rồi vài thế hệ nữa có lẽ sẽ chẳng
biết tương lai Lắc-Con- Cu sẽ ra sao. Ta chẳng biết ra sao đã đành, những kẻ
tàn phá Tây nguyên cũng không thèm, không cần biết Tây nguyên sau này ra sao. Những
mỹ từ hay ho: “Dự án”-“kế hoạch”-“phát triển”…vv…che lấp việc đuổi dân chiếm đất
rồi lại bán đất với các hợp đồng 50 năm, 70 năm cho anh bạn Láng giềng…
Những rừng Pơ mu, thông đỏ, thủy tùng…được ghi vào sách đỏ chỉ
còn tồn tại ở vài nơi hiếm hoi trên thế giới như Tây nguyên nay tuyệt chủng. Ở
Ea Hleo, Ea Ral, những cây thủy tùng từng bị chặt hạ lấy đất, xây hồ đập nước
được dân moi dưới lòng đất, lòng hồ đem lên bán tới giá 300 triệu đồng một khúc
dài chục mét, đường kính 6, 7 mươi phân. Kinh hoàng cho các Dự án, Kế hoạch đầy
“nhân bản” vì “tương lai” Tây nguyên.
Đang nói về những món quà dịp Nô en, cây thông Tây nguyên không thể không đề cập tới ông già Nô en, người thường
mang đến cho mọi người, nhất là các em nhỏ những món quà mà chúng hằng mong ước.
Ông Già Nô en có tên là “Santa Claus.” “Santa Clause” được dịch
từ tiếng Đức “Sinter Klaes.” Trong tiếng Pháp, Ông Già Nô en có tên là “Le Père
Noel.”
Truyện thần thoại về Ông Già Nô en kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí mật cho những người gặp cảnh khó khăn. Theo tục truyền, Ông Già Nô en được sinh ra ở thành phố cảng Patara thuộc Tiểu Á (Asia Minor). Khi còn trẻ, Ông Già Nô en đến Palestine và Egypt. Ông trở thành Giám Mục của thành phố Myra, Lycia. Ông từng bị tù trong vụ hành hạ những người Thiên Chúa Giáo thuộc triều đại Hoàng-Đế La Mã Diocletian. Sau đó, ông được thả ra vào triều đại vua Constantine Đại Đế thế-Kỷ thứ 4.
Truyền-thuyết về Ông Già Nô en thì nhiều. Chuyện đáng lưu ý nhất kể về chuyện cứu mạng ba sĩ quan đã bị kết án tử hình nhưng sau rồi lại được tha sau khi Vua Constantine Đại-Đế nằm mơ thấy thánh Nicolas-Ông già Nô en nói lên sự oan khuất của họ. Nhiều nhất là chuyện Ông Già Nô en đã từng cứu những trẻ em khỏi các thảm họa do người lớn gây ra. Lòng ngưỡng mộ đối với Ông Già Nô en lan rộng ra khắp thế giới. Tên của ông được dùng để đặt tên cho rất nhiều nơi ở các nước. Tên họ của nhiều người Âu-Mỹ… cũng bắt nguồn từ tên Nicholas như: Nichols, Nicholson, Colson, và Collins. Đến như thành phố Istanbul, một thành phố lớn nhất của Turkey (Thổ-Nhĩ-Kỳ) the đạo Hồi trước đây cũng lấy tên là Constantinople.
Truyện thần thoại về Ông Già Nô en kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí mật cho những người gặp cảnh khó khăn. Theo tục truyền, Ông Già Nô en được sinh ra ở thành phố cảng Patara thuộc Tiểu Á (Asia Minor). Khi còn trẻ, Ông Già Nô en đến Palestine và Egypt. Ông trở thành Giám Mục của thành phố Myra, Lycia. Ông từng bị tù trong vụ hành hạ những người Thiên Chúa Giáo thuộc triều đại Hoàng-Đế La Mã Diocletian. Sau đó, ông được thả ra vào triều đại vua Constantine Đại Đế thế-Kỷ thứ 4.
Truyền-thuyết về Ông Già Nô en thì nhiều. Chuyện đáng lưu ý nhất kể về chuyện cứu mạng ba sĩ quan đã bị kết án tử hình nhưng sau rồi lại được tha sau khi Vua Constantine Đại-Đế nằm mơ thấy thánh Nicolas-Ông già Nô en nói lên sự oan khuất của họ. Nhiều nhất là chuyện Ông Già Nô en đã từng cứu những trẻ em khỏi các thảm họa do người lớn gây ra. Lòng ngưỡng mộ đối với Ông Già Nô en lan rộng ra khắp thế giới. Tên của ông được dùng để đặt tên cho rất nhiều nơi ở các nước. Tên họ của nhiều người Âu-Mỹ… cũng bắt nguồn từ tên Nicholas như: Nichols, Nicholson, Colson, và Collins. Đến như thành phố Istanbul, một thành phố lớn nhất của Turkey (Thổ-Nhĩ-Kỳ) the đạo Hồi trước đây cũng lấy tên là Constantinople.
Bên các nước tư bản xấu xa nhưng cũng có những nhân vật Ông
già nhân từ như chị Tấm hiền dịu của chúng ta. Thật là thú vị. Âu đó cũng là những
tấm gương soi vào để cắt nghĩa các nền giáo dục khác nhau và lối hành xử giữa
các con người với nhau trong cái cánh đồng nhân loại vừa văn minh vừa hoang vu
trên trái đất này.
Nhân nói về những món quà trong dịp Nô en, tôi muốn nhắc tới
những gương mặt trẻ em bị mắc chứng điên ở Trọng Đức Đà lạt. Đây là một trại điên ban đầu do ba anh
em nghèo lập nên để nuôi dưỡng trẻ em không may mắc chứng cuồng. Nay trại điên
có quy mô khá lớn tới 700 bệnh nhân mà kinh phí hoạt động chủ yếu do các cá
nhân hảo tâm và các dòng tu Thiên Chúa Giáo Đà lạt sau thêm Giáo hội Phật giáo
Lâm đồng bảo trợ. Mấy hội đoàn “thuốc phiện” này đã góp phần to lớn chữa chạy
cho rất nhiều người điên khỏi bệnh, lấy lại được sự cân bằng tâm linh. Gần đây
thay vì nghi kị, nhà nước đã “công nhận” trại điên Trọng đức.
Mới đây thôi, nghe tin chị Bùi Hằng-Người từng bị bắt nhiều lần
vì biểu tình chống Trung quốc gây hấn nay bị bắt tiếp vì gây rối theo cách đứng
im đeo băng Hoàng Sa của Việt nam và bị đưa đi cải tạo tại trại Thanh Hà.
Đây cũng là món quà Nô en người ta dành cho chị. Thiết nghĩ
người bắt chị cũng cực chẳng đã mà làm điều trái lương tâm đó thôi vì rõ ràng
chỉ Trung quốc mới không thích Hoàng sa là của Việt nam và cái cách bắt giữ
công dân vô tội cầm tù không cần xử án
thế này đã đưa chúng ta về thời mà nhân loại chưa từng biết tới hai chữ Nô en để còn sám hối.
Mai Xuân Dũng
Một Giáng sinh nhiều "tâm trạng" phải không bác?
Trả lờiXóaCầu chúc bác nhiều sức khoẻ và tìm được chốn bình an nơi Chúa Hài Đồng.
Ngố.