Trần Mạnh Hảo
( Viết nhân
dịp kỷ niệm 195 năm ngày sinh của Karl Marx ( 5.5.1818 – 5.5.2013) và kỷ niệm
130 năm ngày mất của ông ( 14.3.1883- 14.3.2013)
|
|
Tên:
|
Karl Heinrich Marx
|
Sinh:
|
|
Mất:
|
14 tháng 3, 1883 (64 tuổi) (Luân Đôn,
|
|
|
«Cái Tuyệt đối, ấy là thực tính của mi!”
( lời phán
của thần Apollon được ghi trong đền
Delphes)
Ngày 14-3- 2013 vừa qua là ngày giỗ lần thứ 130 năm của Karl
Marx –ngày giỗ năm chẵn, một ngày giỗ tổ quan trọng nhất của những người cộng
sản Việt Nam. Lạ thật, tịnh không thấy báo Nhân Dân, Tạp chí cộng sản, báo Quân
đội nhân dân hay Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân, Công an
TP.HCM…những tờ báo cuối cùng ở Việt Nam thề quyết bảo vệ chủ nghĩa cộng sản
tới chết nhắc tới ngày giỗ tổ của đảng cộng sản Việt Nam. Chúng tôi đã vào công
cụ tìm kiếm http://google.com đánh mã tìm kiếm
: “kỷ niệm 130 năm ngày mất của Karl Marx và 195 ngày sinh của Marx” hiện ra 18
đề mục, chỉ có câu lạc bộ chơi tem Việt Nam ( CLB Viet Stamp) nhắc đến hai ngày
này bằng con tem có hình Marx mà thôi. Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam
lại lờ tịt ngày giỗ tổ, không thèm thắp cho cụ cố tổ “thiêng liêng” của mình một
nén nhang? Có phải Đảng cộng sản Việt Nam
đã chủ động bỏ ngày giỗ tổ, dấu hiệu cho thấy Marx đã bị chính những người cộng
sản Việt Nam
khai tử ? Họ chỉ còn dùng tên ông và chủ nghĩa của ông để làm bình phong giữ
đặc quyền đặc lợi mà thôi. Cũng có thể đảng cộng sản Việt Nam thấy đảng cộng
sản Trung Quốc trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XVIII ngày 17-12-2012 vừa qua đã im
lặng từ bỏ Marx- Lenine- Mao Trạch Đông, không còn nhắc tên ba ông tổ này trong
các văn kiện chính thức của đại hội, nên đảng cộng sản Việt Nam cũng a tòng noi
theo chăng ? Qủa thực, từ năm 1978, đảng cộng Trung Quốc đã chôn sống chủ nghĩa
Marx bằng cách xây dựng kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản. Đảng cộng sản
Việt Nam
cũng đã chôn chủ nghĩa cộng sản bằng cách xây dựng xã hội tư bản chủ nghĩa vào
năm 1986. Bởi, chủ nghĩa Marx về bản chất là một học thuyết kinh tế. Họ bỏ giỗ
ông tổ Marx là quá logic.
Nhân ngày giỗ lần thứ 130 năm của Marx 14-3-2013 vừa qua và sắp
tới là ngày 5-5-2013, kỷ niệm 195 năm ngày sinh của vĩ nhân trên, chúng tôi
viết bài báo này gồm có mấy phần sau :
1-TỪ HI LẠP ĐẾN MARX,
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY LUÔN HƯỚNG VỀ CÁI TUYỆT ĐỐI
2- TÁCH TÂM RA KHỎI VẬT,
ÁP ĐẶT Ý ĐỊNH CHỦ QUAN LÊN VẠN VẬT LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC TỪ PROTAGORAS
TỚI MARX
3 – MARX TIẾP THU ( LẤY)
MỌI HỌC THUYẾT TRƯỚC MÌNH, TRỪ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO
4 – NHỮNG CÁI SAI CĂN BẢN
( SAI GỐC) CỦA HỌC THUYẾT MARX
Xin quý độc giả đọc nội dung chính của bài viết :
1- TỪ HI LẠP ĐẾN MARX, TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY LUÔN HƯỚNG VỀ CÁI TUYỆT ĐỐI
Câu thần chú : - Cái
Tuyệt đối, ấy là thực tính của mi - được cho là của thần Apollon (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần
ánh sáng, chân lý và nghệ
thuật) tuyệt đối hóa cái tuyệt đối trong bản thể vũ trụ ám ảnh nền văn
minh Hi Lạp từ buổi bình minh con người, khiến con người suốt cả mấy nghìn năm
luôn luôn thao thức đi tìm linh hồn mình trong
tuyệt đối Thượng đế, trong tự nhiên và trong chính xã hội mà nó cư trú…
Diogenes Sinope, trong tiếng Hy Lạp cổ Διογένης
/ Diogenes ( Sinope v 413 - Corinth , ca 327 trước Công nguyên ), một tông đồ của thần Apollon, mỗi ngày
lại mang cây đèn đi khắp hang cùng ngõ hẻm thành Athènes đầy ắp người ta, để
tìm một con người tuyệt đối giữa ban ngày nhưng tuyệt nhiên không thấy. Hình
như toàn bộ nền triết học Hi Lạp (và cả châu Âu sau này), cũng bị hội chứng đi
tìm con người tuyệt đối, xã hội tuyệt đối, thiên đường tuyệt đối trên mặt đất
của Diogène làm cho mất ăn mất ngủ…
Protagoras (pron.: / p r oʊ t æ ɡ ə r ə s
/ ; Hy Lạp :. Πρωταγόρας, ca 490 TCN - 420 TCN) [1]
nhà triết học Hy Lạp trước Socrates, triết gia duy vật sơ khai,
tuyệt đối tự tin đến mức chủ quan, đẩy con người vượt lên cả Thượng đế, kích
thích chú bé Hi Lạp ấu thơ hãy vươn lên thành người khổng lồ cai trị vũ trụ : “
Con
người là thước đo của vạn vật”
Thalès de Milet gọi là Ta-Lét (tiếng Hy Lạp: Θαλῆς
ὁ Μιλήσιος; khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), triết gia khởi nguồn văn
minh Hi Lạp coi nước là tuyệt đối vũ trụ thì Heraclite coi lửa là tuyệt đối của
vạn vật. Anaximandros, coi tuyệt đối là cái tuyệt đối không thể tìm thấy trong
một vũ trụ tuyệt đối bất định. Democritos lại đi tìm bản nguyên vũ trụ thông
qua tuyệt đối-nguyên tử, phần tử nhỏ nhất của vũ trụ tuyệt đối không thể bị chia
cắt.
Xenophanes của Colophon (tiếng Hy Lạp: Ξενοφάνης ὁ
Κολοφώνιος; 570 - 475 TCN) cho rằng tuyệt đối nằm trong thực tại khách quan chứ
không nằm trong tay thần linh với câu nói nổi tiếng : “Nếu con ngựa, con bò biết vẽ,
chúng sẽ vẽ thần linh của chúng có hình ngựa, hình bò!”.
Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) nhà toán học vĩ đại lại đi
tìm tuyệt đối trong các con số, trong phép mầu toán học.
Sokrates hay Socrates (Về năm sinh của ông hiện
vẫn chưa có sự thống nhất giữa năm 469 hay 470. (469–399 TCN), (470–399 TCN) - triết gia khởi nguồn túi
khôn Hi Lạp đã bị tử hình vì dám đưa tinh thần Hi Lạp từ trong đền thờ Apollon
ra xã hội con người, khuyên người ta nên đi tìm cái đẹp linh hồn trong thân
xác, để thấy linh hồn đồng nhất với thượng đế tuyệt đối. Ông tuyệt đối hóa vai
trò của trí tuệ để đi tìm chân lý tuyệt đối…
Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai
Rộng"), khoảng 427-347 TCN lại đi tìm một thế giới
tuyệt đối ý niệm trong linh hồn bất tử. Ông là người đầu tiên chỉ hướng cho
nhân loại đi tìm một xã hội tuyệt đối thiên đường, tuyệt đối hoàn thiện hoàn mỹ
là xã hội cộng sản tuyệt đối không còn tư hữu, được sinh ra trong ý niệm duy
tâm của ông qua tác phẩm trứ danh “ Cộng Hòa”. Có điều xã hội cộng sản của
Platon là một xã hội cộng sản nhân đạo, tuyệt đối cấm giết người. Marx, hơn
2000 năm sau đã lấy ý tưởng này của Platon để xây dựng chủ nghĩa cộng sản bằng “vũ
khí duy ác”, bằng phương pháp duy nhất là giết người “ chôn tư bản”, giết tất
cả các giai cấp khác trừ giai cấp vô sản. Con đường đi vào thế giới cộng sản
của Platon có Thượng Đế và tình thương yêu nhân loại đi kèm, tuy chỉ là một xã
hội giả tưởng. Ngược lại, con đường đi lên thế giới đại đồng, đi lên thiên
đường cộng sản của Marx là con đường đầy máu và nước mắt với những núi núi sọ
người như đã từng xảy ra ở Nga cộng, Tàu cộng, Triều cộng, Cu cộng, Việt cộng…
và như hậu duệ cuối cùng của Marx là Pôn-pốt Iêng-xa-ri vừa thực hiện thiên
đường cộng sản là những cánh đồng chết với sự tham gia của qủy dữ.
Triết gia hàng đầu của triết học Kinh Viện Thánh Aurielius
Augustinus (sinh ngày 13
tháng 11, mất ngày 354
- 28
tháng 8, 430) -
người đã Platon hóa thần học Thiên Chúa giáo và ngược lại ( sau này Thánh
Thomas Aquin cũng làm như vậy với Aristote), tìm tuyệt đối trong linh hồn thánh
thiện, từng phán : “Làm cho chính mình trở thành chân lý” (Vé rum
tacere se ipsum); rằng khi có Chúa tồn tại trong anh em, linh hồn anh em là một
với tuyệt đối Thiên Chúa. Sau này, Marx đã lấy câu kinh trên của Thánh
Augustinus sau khi xua đuổi Chúa Trời để biến các ảo tưởng duy tâm cực đoan của
mình thành chân lý duy nhất, chân lý vĩnh hằng giúp các hậu duệ chân truyền của
ông như Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông…tiêu diệt những kẻ bất đồng chính kiến
bằng gông cùm tù tội bắn giết.
René Descartes (sinh ngày
31 tháng 3 năm 1596 – mất ngày 11 tháng 2 năm 1650) tuyệt đối hóa tư duy, cho
tư tưởng con người thể hiện trong khoa học là cái tuyệt đối với hai câu nói nổi
tiếng vượt qua những rào cản của thần học, tôn sùng một Thượng đế khác là lý
trí : “Tôi tư duy, tôi tồn tại”, hoặc : “Trừ
tư tưởng của ta, chẳng có gì tuyệt đối nằm trong tay ta”
Immanuel Kant, (sinh ngày 22 tháng
4 năm 1724 tại Königsberg; mất ngày 12 tháng
2 năm 1804 tại
Königsberg) triết gia vĩ đại nhất của nước Đức
và châu Âu, người từng muốn dung hòa hai cực đoan duy vật và duy tâm trong
triết học phương Tây bằng sự “phê phán lý trí thuần túy”, hướng con người về
thế giới “tiên nghiệm” với thuyết : Lệnh
thức tuyệt đối (kategorischer Imperativ) cho rằng tuyệt
đối không thể nhận thức được “vật tự nó”. Nhưng từ I. Kant, hình như triết học truy tìm cái tuyệt
đối bản thể vũ trụ phương Tây thiếu tự tin, toan tìm một lối rẽ sang phương
Đông khi ông tương đối hóa cái toàn thể : “Từ “toàn thể”luôn luôn chỉ có nghĩa
tương đối…”
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (27 tháng
8 năm 1770 - 14
tháng 11 năm 1831)
– người đã từng tuyên bố biện chứng pháp của tôi là lấy từ triết gia Heraclitus
Êphêsô ( Hy Lạp cổ đại Ἡράκλειτος không Ἐφέσιος / Hêrákleitos
Ephésios ho) là một nhà triết học Hy Lạp từ cuối thế kỷ thứ
sáu trước Công nguyên.). Hegel đã phát triển biện chứng pháp
của Héraclite tới mức hoàn thiện, tất nhiên là biện chứng pháp tinh thần theo ý
niệm tuyệt đối của ông. Sau này, một người học trò của Hegel là K. Marx đã lật
ngược biện chứng pháp tinh thần của Hegel để thành biện chứng pháp duy vật của
Marx. Hegel đã tìm ra quy luật chung của phép biện chứng trong tư duy, trong tự
nhiên và xã hội với sự hỗ trợ của Thượng Đế. Hegel đã dùng khái niệm Thượng Đế
của Spinoza (Benedictus de Spinoza hay Baruch de Spinoza
(24/2/1633 - 21/2/1677) là một nhà triết học người Hà Lan gốc Do Thái.) để
làm một cuộc cách mạng thực sự của thần học có phần nghiêng về thuyết phiếm
thần, chỉ bước nửa bước nữa là tới vô thần. Spinoza cho rằng Thượng Đế không
phải là một cá thể toàn năng, độc thần, tuyệt đối như quan niệm của Do Thái giáo,
Thiên Chúa giáo và Hồi giáo; mà Thượng Đế chính là toàn thể vũ trụ, toàn thể
thế giới tự nhiên trong đó có con người sinh sống. Hegel chỉ ra lịch sử loài
người có thể phát triển tới cái tuyệt đối toàn thiện toàn mỹ ( một thiên đường
dưới thế) với sự hướng dẫn của Thượng Đế theo hướng chỉ đường của tính thiện
căn tức chủ nghĩa nhân đạo Thiên Chúa giáo.
Marx từ bỏ đạo đức Thiên Chúa giáo của Hegel, quyết mang thiên
đường từ trời xuống thế để tìm cái tuyệt đối nơi trần gian, thánh hóa con người
bằng bạo lực, quyết dùng máu của giai cấp tư bản để xây dựng xã hội cộng sản ảo
tưởng bằng Ý NIỆM TUYỆT ĐỐI DUY VẬT. Marx, một lần nữa, lặp lại hình ảnh triết
gia Diogen của Hi Lạp xa xưa, cầm đèn đi giữa ban ngày để tìm kiếm giấc mơ cộng
sản của mình trên mặt đất duy ác.
2-TÁCH TÂM RA KHỎI VẬT, ÁP ĐẶT CHỦ QUAN CON NGƯỜI LÊN VẠN VẬT LÀ SỰ KHỐN
CÙNG CỦA TRIẾT HỌC TỪ PROTAGORAS ĐẾN MARX :
Triết học phương Tây từ Hi Lạp tới Marx mắc một căn bệnh trầm
kha, đưa tới sự cáo chung của triết học, ấy là căn bệnh tách TÂM ( duy tâm) ra
khỏi VẬT ( duy vật). Bệnh này đưa đến cuộc truy nguyên ( tranh cãi) vô hồi kỳ
trận trong triết học : TÂM có trước hay VẬT có trước, VẬT sinh TÂM hay TÂM sinh
VẬT ? Rằng trứng đẻ ra gà hay gà đẻ ra trứng ? Rằng con người sinh ra từ con
khỉ ( Darwin )
hay có một Đấng toàn năng nào đó nặn ra con người từ đất sét như Do Thái giáo,
Thiên Chúa giáo đã tin tưởng ? Cho đến nay, khoa học thực nghiệm phương Tây vẫn
còn ngơ ngác hỏi : vũ trụ này, tồn tại này sinh ra do TẤT ĐỊNH ( do Chúa, do
Đấng Toàn Năng) hay do NGẪU NHIÊN (do vụ nổ lớn Big Bang) tạo ra ? Cho đến nay,
câu hỏi của người Sume mở đầu văn minh Lưỡng hà ( mở đầu văn minh nhân loại ?),
sắc dân tìm ra chữ viết để viết trên gốm sớm nhất, rằng : con người từ đâu đến,
đến đây làm gì và đi về đâu vẫn chưa được các nền văn minh hậu bối trả lời, kể
cả Einstein hay đức Đạt Lai Lạt Ma….
Chỉ biết rằng, cho tới hiện nay, khoa học thực nghiệm phương Tây
đã dẫn dắt nhân loại qua những bước tiến khổng lồ về vật chất như tìm được bản
đồ gen người, sinh sản vô tính, đưa người lên vũ trụ, dùng kính viễn vọng nhìn
ra vũ trụ khôn cùng…Ngược đời thay, khoa học càng ngày càng tiến lên càng thấy
mình gần với tôn giáo…Khoa học tò mò hé mắt qua kính viễn vọng thiên văn Hubble,
hoặc kính viễn vọng khổng lồ Alma nhìn ra vũ trụ để thấy trái đất này, thái
dương hệ này cũng chỉ là kiếp hạt bụi tí con con; hoặc bồi hồi tìm ra hạt Higgs
( hạt của Chúa Trời)…chợt sợ hãi nếu đột nhiên mình lại tìm ra hạt của qủy
sứ…Nhưng khoa học thực nghiệm chừng như đã bất lực, khi nó lơ mơ cảm thấy rằng
hình như vũ trụ này đã được một lực lượng siêu nhiên nào đó lên chương trình từ
A tới Z, đã mã hóa mọi hoạt động của con người và tự nhiên từ mở đầu đến kết
thúc ?
Công cuộc tách TÂM ra khỏi VẬT của nền triết học phương Tây ngót
ba nghìn năm nay giờ đã đến lúc nhận lấy một hậu quả kinh hồn : toàn bộ nền văn
minh vật chất đã dùng khoa học thực nghiệm đưa con người vượt lên phía trước
với tốc độ siêu âm, bỏ lại nền văn minh tinh thần tiến như rùa bò vẫn còn cố
níu lấy luân lý và đạo đức thế kỷ ánh sáng thứ 17, tiếc nuối thế kỷ thứ 18 của cách mạng Pháp và tuyên ngôn độc
lập Hoa Kỳ hào sảng tính nhân văn ? Trong con tàu vũ trụ trái đất bay đến tương
lai, dường như tinh thần nhân loại đã bị văn minh vật chất bỏ lại ở rất xa
trong quá khứ, có cơ hồn sẽ lìa khỏi xác, một nhân loại DUY VẬT không có DUY
TÂM đi kèm, một nhân loại ác không có thiện đi kèm, phải chăng là dấu hiệu của
ngày tận thế ?
Nhân loại đang tới gần nguy cơ tự hủy diệt khi thân xác bỏ rơi
linh hồn, khi khoa học bỏ rơi tôn giáo, khi cái ác bỏ rơi cái thiện, khi VẬT bỏ
rơi TÂM, khi loài người sắp đánh mất tuổi thơ, đánh mất tôn giáo và Thượng Đế…?
Tách TÂM ra khỏi VẬT ( và ngược lại) thì TÂM ấy không còn là
TÂM, VẬT ấy cũng không còn là VẬT nữa ? Tách TÂM ra khỏi VẬT ( và ngược lại)
khác nào tách HỒN ra khỏi XÁC. Một cái xác không hồn, cái xác ấy là một vật
chết, quyết không còn là con người nữa. Một cái hồn không có xác để cư trú, cái
hồn ấy chỉ có thể là hư vô.
TÂM và VẬT, HỒN và XÁC là quá trình đồng thời, tuyệt nhiên không
thể dùng phương pháp phân tích theo kiểu mổ xẻ : trước hết là TÂM hay trước hết
là VẬT theo kiểu triết học phương Tây đã quan niệm và cãi nhau chí chết để cùng
nhau treo cổ triết học vậy.
Người phương Đông quan niệm TÂM với VẬT là một. Tôi đang bàn về
Vật, cũng có nghĩa là tôi đang nói về Tâm đấy. Người phương Đông cho con người
là tiểu vũ trụ nên tạo ra một tam vị nhất thể ( tam tài) thống nhất THIÊN ĐỊA
NHÂN. Người phương Đông coi con người là con đẻ của tự nhiên, từ tự nhiên mà
sinh ra, rồi lại quay về với tự nhiên, không bao giờ coi mình cao hơn tự nhiên
hay bá chủ tự nhiên như triết học phương tây quan niệm.
Bằng một danh ngôn vĩ đại, triết gia Protagoras đã chỉ hướng cho
nền văn minh phương tây tha hồ áp đặt chủ quan của con người lên toàn thể vũ
trụ : “ Con người là thước đo vạn vật”. Sao lại lấy cái giới hạn làm thước đo
cái vô hạn ? Con người là tùy thể của vũ trụ hay ngược lại ? Con người sinh ra
vũ trụ hay ngược lại mà lại lấy con người làm thước đo vũ trụ ?
Lấy VẬT phủ nhận TÂM, dùng vật chất phủ nhận mọi giá trị tinh
thần con người, áp đặt chủ quan vô cùng duy tâm của mình lên mọi vật rồi gọi là
duy vật chủ nghĩa, áp đặt rất nhiều điều phi lý, không tưởng của mình lên con
người, lên xã hội và lịch sử con người rồi gọi là duy vật biện chứng, phủ nhận
lịch sử nhân loại trước mình rồi gọi là duy vật lịch sử, Marx và Engels đã biến
chủ nghĩa hoang tưởng của mình thành đoạn đầu đài để hành hình triết học, để
đưa triết học phương tây vào huyệt mộ của bế tắc bằng vũ khí duy nhất là cái
ác.
3 – MARX TIẾP THU ( LẤY) MỌI HỌC THUYẾT TRƯỚC MÌNH, TRỪ CHỦ NGHĨA NHÂN
ĐẠO
Karl Marx tiếp thu ( lấy) hơn 90 % học thuyết Hegel làm học
thuyết của mình, trừ Thượng Đế và chủ nghĩa nhân đạo. ( Nói đến Marx, cũng có nghĩa là
nói đến Engels, vì hai ông là đồng tác giả của chủ nghĩa cộng sản bạo lực.
Chúng tôi không bàn đến các đao phủ thủ của chủ nghĩa duy ác là Lenine, Stalin,
Mao Trạch Đông và hàng tá các đao phủ thủ tí con con Âu Á cộng sản khác …)
Ngay cả ba phạm trù nổi tiếng của Marx được cho là phương pháp
luận khoa học như : lượng biến thành chất, sự phủ định của phủ định và sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập thống nhất từng là những phát hiện của Héraclite và
Hegel.
Karl Marx đã xua đuổi chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi thuyết duy vật còn
biết thương người của Feuerbach (Ludwig Andreas von Feuerbach (ngày 28
tháng 7 năm 1804 - ngày 13 tháng 9 năm 1872) là một nhà triết học Đức và nhà nhân chủng học) sau khi tiếp thu ( lấy) 90%
học thuyết duy vật của Feuerbach thể hiện trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức” của
Marx. Marx đã kết hợp biện chứng Hegel với duy vật Feuerbach để tạo ra duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
Marx quét sạch chủ nghĩa nhân văn ( nhân đạo) ra khỏi học thuyết
cộng sản trong tác phẩm “Cộng Hòa” của Platon (Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai
Rộng"), khoảng 427-347 TCN, nhà triết
học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều
người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates
(Σωκράτης) là thầy ông.) để lấy nguyên mẫu mô hình xã hội cộng sản này của
Platon, xin trích :
“PLATON : Lí tưởng cộng sản lần đầu tiên được Platon định danh về mặt
lí luận trong các trước tác của mình. Trong tác phẩm Cộng hoà, thông qua Socrates, Platon khẳng định
rằng
bất hoà và chiến tranh có nguồn gốc từ sở hữu:
“Sự khác nhau như thế thường xảy ra do bất đồng về những từ như ‘của tôi’ và ‘không phải của tôi’, ‘của anh ta’ và ‘không phải của anh ta’… Chả lẽ việc xây dựng một nhà nước, nơi đa số người cùng sử dụng những từ như ‘của tôi’ và ‘không phải của’ đối với cùng một loại đồ vật không phải là cách làm tốt nhất hay sao?”
Trong các phẩm Các qui luật, Platon còn dự báo một xã hội, nơi người ta không những sở hữu chung tất cả, kể cả vợ con mà còn:
“riêng tư và tư hữu bị loại bỏ khỏi đời sống, những thứ về bản chất là riêng, thí dụ như mắt và tay cũng trở thành của chung và ở mức độ nào đó người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người cùng ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như nhau”
Aristotle, học trò của Platon, lại ngờ rằng cái Utopia cộng sản đó sẽ không đem lại hoà bình vì một lí do đơn giản là khi cùng sở hữu thì người ta dễ sinh ra cãi cọ hơn là tư hữu. Hơn nữa, ông khẳng định rằng nguồn gốc của các tranh chấp không nằm ở sự tư hữu mà ở ước muốn được sở hữu: “không cần cào bằng sở hữu mà phải san bằng ước muốn của con người”.
“Sự khác nhau như thế thường xảy ra do bất đồng về những từ như ‘của tôi’ và ‘không phải của tôi’, ‘của anh ta’ và ‘không phải của anh ta’… Chả lẽ việc xây dựng một nhà nước, nơi đa số người cùng sử dụng những từ như ‘của tôi’ và ‘không phải của’ đối với cùng một loại đồ vật không phải là cách làm tốt nhất hay sao?”
Trong các phẩm Các qui luật, Platon còn dự báo một xã hội, nơi người ta không những sở hữu chung tất cả, kể cả vợ con mà còn:
“riêng tư và tư hữu bị loại bỏ khỏi đời sống, những thứ về bản chất là riêng, thí dụ như mắt và tay cũng trở thành của chung và ở mức độ nào đó người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người cùng ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như nhau”
Aristotle, học trò của Platon, lại ngờ rằng cái Utopia cộng sản đó sẽ không đem lại hoà bình vì một lí do đơn giản là khi cùng sở hữu thì người ta dễ sinh ra cãi cọ hơn là tư hữu. Hơn nữa, ông khẳng định rằng nguồn gốc của các tranh chấp không nằm ở sự tư hữu mà ở ước muốn được sở hữu: “không cần cào bằng sở hữu mà phải san bằng ước muốn của con người”.
(Richard Pipes
Chủ nghĩa cộng
sản)- Phạm Minh Ngọc dịch
( hết trích)
Marx cũng tiếp thu ( lấy) ý tưởng về một xã hội tuyệt mỹ “ thiên đường cộng sản Thiên Chúa giáo” trong
khái niệm Utopia của Thomas More (Sir Thomas More ( / m ɔr / 07
Tháng 2 1478 - 06 Tháng 7 năm 1535), được biết đến với Công giáo La Mã như Thánh
Thomas More từ năm 1935)
Thomas More đã sáng tác cuốn tiểu thuyết giả tưởng có tên
Utopia, mô tả một xã hội thiên đường cộng sản hữu thần, ai không tin vào Chúa
sẽ bị chém đầu.Trong “Utopia xã” với quyền sở hữu đất, sở hữu tư nhân không tồn
tại, nam giới và phụ nữ được giáo dục như nhau, một xã hội làm theo năng lực
hưởng theo nhu cầu, con người gần như đã biến thành các vị thánh. Marx đã lật
ngược xã hội thiên đường cộng sản hữu thần của Thomas More để trở thành xã hội
thiên đường cộng sản vô thần của mình, nơi tôn giáo bị triệt tiêu, cá nhân bị
triệt tiêu, cái riêng bị triệt tiêu, gia đình bị triệt tiêu, nhà nước bị triệt
tiêu, giai cấp bị triệt tiêu, kỷ luật và hiến pháp bị triệt tiêu, tòa án, quân
đội, công an, nhà tù, hình phạt bị triệt tiêu, cái ác, cái giả, cái xấu bị
triệt tiêu, biện chứng bị triệt tiêu, trần gian bị triệt tiêu …
Cứ đà này, học thuyết Marx có thể sẽ tiến lên một bước là
triệt tiêu con người vì Marx ( lấy ý của Hegel) nói rằng lúc xã hội loài người
phát triển đến mức tuyệt hảo là thiên đường cộng sản thì lịch sử nhân loại dừng
lại, không còn sự tiến hóa nào hiện hữu nữa. Lịch sử theo ý Marx đến đây là điểm
kết thúc, điểm chết. Mà lịch sử loài người biến mất thì con người sẽ cư trú
trong hư vô hay trong cõi chết ư ? Thật là hoang đường và phi lý (!)
Marx tiếp thu ( lấy) khái niệm đấu tranh giai cấp từ nhiều
triết gia trước Marx làm của mình, trong đó có ba vị tiền bối được gọi là ba
nhà của chủ nghĩa xã hội không tưởng lớn nhất : Saint Simon, Fourier, Owen rồi
đuổi cổ chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi khái niệm đấu tranh giai cấp ôn hòa ( phi
bạo lực) của ba ông thầy này.
Marx đã lấy tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một xã hội có nền nền
kinh tế thống nhất có kế hoạch trên quy mô một quốc gia và quy mô thế giới, lần
đầu tiên do Saint
Simon (1760 - 1825) sáng tạo ra để làm của mình, sau khi đã xóa bỏ tính nhân đạo
của học thuyết Saint Simon.
Marx đã lấy học thuyết Charles
Fourier (1772 - 1837) làm
của mình, trong đó có một phát minh quan trọng nhất của bậc tiền bối này, rằng tiến trình lịch
sử xã hội loài người trải qua bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Văn minh là giai đoạn
tư bản chủ nghĩa, gia trưởng là xã hội phong kiến, dã man là xã hội chiếm hữu
nô lệ và mông muội là xã hội cộng sản nguyên thủy. Ngay cả ý
tưởng công xã (Học thuyết của Fourier về một xã hội mới là hệ thống công nghiệp
mới hay chủ nghĩa công nghiệp mới theo cách gọi của ông. Đơn vị cơ sở của xã
hội mới ấy bắt đầu từ các phalanges (phalănggiơ - một kiểu công xã) của Fourier)
Marx cũng lấy làm của mình. Ý tưởng phải thay thế chế độ tư bản một cách triệt
để bằng phương pháp hòa bình của Fourier cũng được Marx trưng thu sau khi đã
đuổi chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi học thuyết Fourier.
Học thuyết cho rằng chế độ tư hữu là nhân tố chính của sự suy
đồi về đạo đức cần phải được tiêu diệt bằng phương pháp hòa bình đã
được Marx lấy làm của mình sau khi đã xóa bỏ tình thương con người phi giai cấp
của Owen (Robert
Owen (1771 - 1858) mà Marx gọi là cải lương, thỏa hiệp, là không triệt để.
Tư tưởng “Xã hội mới đó vận hành hợp lý đó theo nguyên tắc sở hữu
chung và lao động chung, kết hợp lao động trí óc và chân tay, sự phát triển
toàn diện của cá nhân, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Xã hội không có giai
cấp ấy là một liên minh tự do của các công xã tự quản” của Owen cũng được
Marx lấy làm của mình sau khi đã từ bỏ phương pháp thiện căn của Owen để dùng
bạo lực xây dựng xã hội mới do Marx chủ trương.
Học
thuyết kinh tế của Marx là bắt nguồn từ hai nhà kinh tế học lớn nhất của chủ
nghĩa tư bản là Adam Smith và David Ricardo.
Adam Smith, FRSE (rửa tội ngày 16 tháng
6 năm 1723, hay 5 tháng 6
năm 1723 trong lịch
Julian; mất ngày 17 tháng 7 năm 1790) là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học
lớn người
Scotland; là nhân vật mở đường cho phát triển lý luận kinh tế. Bộ sách Bàn về tài
sản quốc gia (Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of
Nations) đã giúp tạo ra kinh tế học hiện đại và cung cấp một trong những cơ sở
hợp lý nổi tiếng nhất của thương mại tự do, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa tự do.
Adam Smith là lý thuyết gia số một đặt nền móng cho kinh tế
tư bản chủ nghĩa. Ông sinh trước Marx 95 năm và 28 năm sau khi ông mất, Marx
mới ra đời. Trước Adam Smith, kinh tế phương Tây còn mang đặc thù của nền kinh
tế phong kiến tuy đã manh nha nền kinh tế thương mại tư bản tư nhân còn nhỏ lẻ.
Trước Adam Smith, chủ nghĩa tư bản sơ khai đã có một số nhà
kinh tế bàn đến vấn đề tự do kinh tế và tự do thương mại, bàn về các khế ước xã
hội trong mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Nhưng chính từ Adam Smith lần
đầu tiên các lý thuyết về tự do kinh tế, tự do thương mại được hệ thống hóa,
điều kiện hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. Đó là những vấn đề sống còn của chủ
nghĩa tư bản nhân đạo trong mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế, giữa lý thuyết
về giá trị lao động và thị trường tự do tự điều tiết mọi mâu thuẫn lao động và
tư bản, về vấn đề chuyên môn hóa sản xuất quốc tế và sự phân công lao động, về
nhân tố sản xuất quan trọng hơn nhân tố mậu dịch, về thuyết trọng thương đã
vượt qua thuyết trọng nông trong tích lũy tư bản, về “lý thuyết lợi ích tuyệt
đối” trong vai trò điều tiết của nhà nước trong kinh doanh quốc tế, về sức lao
động là giá trị đầu tiên của nền tảng sản xuất tư bản.
Vấn đề quan trọng nhất mang tính đạo đức trong kinh tế luận
Adam Smith là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải phóng con người khỏi
nô lệ thân xác. Thương nghiệp và công nghiệp thành thị chỉ có thể phát triển
khi nó gắn liền với tự do cá nhân, quyền tư hữu tối thượng và pháp lý dân chủ
đại nghị. Adam Smith còn khuyến cáo nền kinh tế tư bản rằng kinh tế chỉ có thể
phát triển nếu việc trả lương lao động hợp lý trở thành tiêu chuẩn mang tính
lịch sử để tiến lên hữu sản hóa giai cấp vô sản. Adam Smith trong kinh tế luận
của mình đã coi hợp tác trong cạnh tranh là vấn đề sống còn của xã hội tư bản.
Marx, từ người học trò trở thành người phản biện học thuyết
kinh tế AdamSmith. Marx luôn luôn nói đến duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
nhưng trong cách hành xử và lập luận của mình, Marx lại là người chủ quan phi
biện chứng và phi lịch sử hơn ai hết. Marx áp dụng biện chứng pháp Hegel vào
mọi vấn đề để đi đến công thức cứng ngắc và thiếu khoa học là tư bản thì tuyệt
đối xấu còn vô sản thì tuyệt đối tốt, rằng tư bản bóc lột dã man vô sản bằng
“giá trị thặng dư”, rằng nhất định vô sản sẽ chôn tư bản để xây dựng một nền
kinh tế chỉ huy, một nền kinh tế kế họach hóa toàn cầu phi cạnh tranh, một nền
kinh tế xóa bỏ hoàn toàn tư hữu…Marx, bằng định kiến cố hữu đã đóng đinh tư bản
vào một chỗ “bóc lột dã man” mà không cho nó sự vận động để tự sửa chữa tốt hơn.
Thực tế đã chứng minh Marx hoàn toàn sai lầm về học thuyết
kinh tế duy tâm chủ quan thiếu luận chứng khoa học của mình. Học thuyết kinh tế
tự do và nhân đạo của Adam Smith đã chiến thắng học thuyết chôn tư bản của
Marx. Chính Marx từng nói : “ Thực tế là thước đo chân lý”. Ngày nay bốn nước
cộng sản cuối cùng của thế giới là Trung Quốc, Việt Nam và bước đầu với Cuba và
Bắc Triều Tiên đã từ bỏ ( và dần dần từ bỏ) kinh tế tập trung, kinh tế phi cạnh
tranh, kinh tế bị chính trị hóa, phi tư hữu hóa của Marx để thực thi học thuyết
kinh tế tự do và nhân đạo tư bản chủ nghĩa của Adam Smith.
Nói
tóm lại, hầu hết tư tưởng của Marx là lấy từ các học phái trước Marx, sau khi
ông đã chối bỏ mọi điều thiện của các bản chính để duy ác hóa chủ nghĩa xã hội
rất thiếu lý tính, thiếu lẽ phải của mình,
rồi gọi chúng là chủ nghĩa xã hội khoa học.
4– NHỮNG CÁI SAI CĂN BẢN ( SAI GỐC) CỦA HỌC THUYẾT MARX
Trong các trước tác của Marx – Engels, khái niệm “đấu tranh giai
cấp” luôn luôn được đồng nghĩa với khái niệm “ bạo lực cách mạng” với các từ “duy
ác” như “ tiêu diệt”, “giết sạch”, “chôn”, “tước đoạt”, “ cướp”…tức là tuyệt
đối hóa hành vi giết người, hành vi tước đoạt, cướp bóc của giai cấp này với
các giai cấp khác trong công cuộc tiến lên thiên đường cộng sản. Marx chỉ ra
rằng lối lên thiên đường duy nhất của giai cấp vô sản chính là địa ngục của
giai cấp tư sản.
Marx trong tuyên ngôn của đảng cộng sản do Engels chắp bút (
trích từ “ Thư Viện Marx-engels” trên Internet) đã tuyệt đối hóa CÁI ÁC, coi
CÁI ÁC là động lực duy nhất của sự phát triển lịch sử nhân loại, khi ông viết :
“Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử
đấu tranh giai cấp.”
ĐẤU TRANH GIAI CẤP BẰNG TUYỆT ĐỐI HÓA BẠO LỰC – MỘT HỌC THUYẾT PHI NHÂN
Đây chính là sự sai lầm hệ trọng nhất trong nhận thức luận của
Marx về lịch sử, một sai lầm gốc trong các sai lầm gốc khác nơi Marx ( xóa bỏ
tư hữu, giá trị thặng dư, chuyên chính vô sản, mô hình phi nhân về con người phi
biện chứng, phi lịch sử, phi logic trong xã hội bịa đặt có tên là thiên đường
cộng sản… )
Lịch sử loài người là lịch sử của các cuộc đấu tranh kép ( vừa
hòa bình vừa bạo lực) giữa văn minh và dã man, giữa cái thiện và cái ác, giữa
cái chân và cái giả, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái vị tha và cái vị kỷ…
Việc tuyệt đối hóa cuộc đấu tranh giai cấp bằng bạo lực - tức sự
giết người hay CÁI ÁC là động lực duy nhất của lịch sử tiến hóa nơi con người là
một lý giải sai lầm lớn nhất của Marx để biến học thuyết cộng sản của ông thành
HỌC THUYẾT DUY ÁC.
Về phát kiến tai hại này của Marx, trước hết lại bắt đầu từ lời
giải thích của thầy ông là triết gia duy tâm Hegel, xin trích :
“Trong "Lutvich Foiơbăc và sự cáo chung của triết
học cổ điển Đức", Enghen đã nhắc lại quan điểm của Hêghen (F. Hegel) về sự
đối lập giữa thiện và ác và ông đã phân tích như sau: "Hêghen viết: "Người ta tưởng nêu được
một chân lí vĩ đại khi nói con người bẩm sinh là thiện, song người ta quên rằng
người ta còn nêu được một chân lí vĩ đại hơn nữa với lời nói này: "Con
người bẩm sinh là ác". Theo Hêghen, ác là hình thức, trong đó biểu hiện
động lực của sự phát triển lịch sử. Thật ra câu nói đó bao hàm hai ý nghĩa: một
mặt, mỗi bước tiến mới tất nhiên là một tội ác chống lại trật tự cũ đang suy
đồi, nhưng được tập quán thần thánh hoá. Mặt khác, từ khi sự đối lập giữa các
giai cấp xuất hiện thì chính những dục vọng xấu xa của con người – lòng tham và
sự thèm muốn quyền thế – đã trở thành đòn bẩy cho sự phát triển lịch sử".”
( hết trích)
Qua Engels ta mới biết chính Hegel, một con người luôn vịn vào
vào Thượng đế để đi tìm tuyệt đối trong ý niệm, trong xã hội tuyệt hảo do ý
niệm tuyệt đối dẫn đường, người hình như vẫn còn tin vào thiện căn con người,
lại xúi giục Marx dùng cái ác để giải thích lịch sử của loài người là một lịch
sử duy ác, do cái ác làm tiến hóa xã hội con người. Đây là một ngụy lý của thầy
trò Hegel- Marx, gây ra sự tai hại vô song về sau cho những hậu duệ dùng học
thuyết phi khoa học này để cải tạo thế giới bằng biện pháp duy ác, không còn
chỗ cho cái thiện cư trú trong học thuyết Marx.
Trong triết học Trung Hoa, Mạnh tử ( 372 trước TL – 298 trước TL)
một học phái Nho gia nổi tiếng nhất từng nói : “ Nhân chi sơ tính bản thiện”.
Tuân tử ( 313 trước TL – 238 trước TL) cũng một học phái Nho gia khác sinh sau
Mạnh tử 59 năm lại nói ngược rằng : “ Nhân chi sơ tính bản ác”. Từ đó, có nhiều
người suy ra rằng Mạnh tử chủ trương thiện còn Tuân tử chủ trương ác. Sở dĩ
Tuân tử nói như trên là để cân bằng với quan niệm duy thiện của Mạnh tử, rằng
con người sinh ra đã sẵn cả tính thiện và tính ác. Bởi, thiện ác là bản năng tự
nhiên tạo hóa ban cho muôn loài.
Vấn đề DUY ÁC của học thuyết Marx đấu tranh giai cấp bằng bạo lực
trong việc giải thích lịch sử loài người là ông đã lấy học thuyết “đấu tranh
sinh tồn tàn bạo, đào thải của tự nhiên tàn nhẫn và tồn tại của giống thích ứng
với môi trường ác liệt” của Charles Robert Darwin (12 tháng
2, 1809 – 19 tháng
4, 1882) làm
thành học thuyết đấu tranh giai cấp bạo lực của mình.
“Nguồn gốc các
loài” là cuốn sách tổng kết những thành quả của những khám phá, nhìn nhận, ghi
chép, suy đoán, kết luận của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến
1836, trên hải trình của tàu Beagle vòng quanh thế giới; và ông đã liên tục
công bố các bài báo nhỏ về các kết quả nghiên cứu này trên báo để thăm dò phản
ứng của các nhà khoa học. Marx đã lấy các ý tưởng của Darwin từ các bài báo này về sự tiến hóa của
các loài qua phép thử của cái ác đặng tăng thêm tự tin để ông công bố kết luận
gây choáng : lịch sử loài người là lịch sử của cái ác. Chúng ta hãy nghe Engels
kể lại :
“Trên các ấn phẩm của Nguồn gốc, Marx đã tham gia vào các công việc
khác. Nhưng khi ông đã có một cơ hội để đọc nó một năm sau đó, đánh giá của nó
cũng tương tự như của Engels, người mà ông đã viết trên 19 tháng 12 năm 1860:
"Trong thời gian thử nghiệm của tôi [bệnh] trong bốn tuần tôi đã đọc tất cả các loại vật. Trong số những người khác, cuốn sách về chọn lọc tự nhiên củaDarwin . Mặc dù nó được
phát triển một cách thô tiếng Anh, đây là cuốn sách có chứa các nền tảng tự
nhiên lịch sử của quan điểm của chúng tôi. "
Một tháng sau, vào ngày 16 Tháng 1 năm 1861, ông đã viết cho Lassalle trong điều kiện tương tự:
"Công việc củaDarwin
là quan trọng nhất và phù hợp với mục đích của tôi ở chỗ nó cung cấp một cơ sở
khoa học tự nhiên cho lịch sử đấu tranh giai cấp. Một, tất nhiên, không phải
đưa lên với phong cách tiếng Anh vụng về của các đối số. Mặc dù tất cả các
thiếu sót của nó, nó là ở đây, lần đầu tiên, 'mục đích luận trong khoa học tự
nhiên là không chỉ là một đòn chết, nhưng cũng hợp lý, ý nghĩa của nó được giải
thích theo kinh nghiệm. "
"Trong thời gian thử nghiệm của tôi [bệnh] trong bốn tuần tôi đã đọc tất cả các loại vật. Trong số những người khác, cuốn sách về chọn lọc tự nhiên của
Một tháng sau, vào ngày 16 Tháng 1 năm 1861, ông đã viết cho Lassalle trong điều kiện tương tự:
"Công việc của
BLOG của Đảng xã hội chủ nghĩa thế giới (
Mỹ) : www.wspus.org :
Thứ Hai 16 Tháng Ba, 2009
( hết trích)
Chính Engels nói trong bài phát biểu trước mộ Marx trong đám
tang của ông này, khẳng định Marx đã tiếp thu học thuyết đấu tranh sinh tồn nơi
thực động vật làm học thuyết đấu tranh giai cấp trong xã hội loài người : "Giống
như Darwin phát hiện ra quy luật của sự tiến hóa tự nhiên đấu tranh sinh tồn, do
đó, Marx phát hiện ra quy luật của của sự tiến hóa trong lịch sử nhân loại”
THIỆN & ÁC là phạm trù của thế giới tự nhiên và dĩ nhiên
là của cả xã hội loài người.
Văn minh Ấn Độ ( gần như đồng thời với văn minh Lưỡng Hà,
trước văn minh Ai Cập và Hi Lạp) đã theo đạo Bà La Môn với quan niệm Thượng Đế
tam vị nhất thể gồm thần sáng tạo Brahma, thấn Ác Shiva và thần Thiện Vishnu.
Như vậy, Thiện và Ác chính là hai mặt của sinh diệt có sẵn trong thế giới tự
nhiên trước khi con người xuất hiện. Trong thần thoại và trong các tôn giáo của
nhân loại từ bình minh của lịch sử đều có thần ác, thần thiện, ông Thiện và ông
Ác…Chúa và Phật, Thánh Ala của tiên tri Mohamed, Lão tử và Khổng tử…đều dạy con
người hướng thiện và đấu tranh loại trừ cái ác.
Chỉ có học thuyết sinh vật học của Darwin và học tuyết cộng sản của Marx không
có chỗ cho cái thiện cư trú, là hai học thuyết toàn ác, duy ác, tuyệt đối ác…
Thiện Ác gần như là một bản năng tạo hóa ban cho muôn loài từ
thực vật, động vật đến con người đều dùng chung quy luật tự nhiên này. Ngay ở
trong các loài thực vật, động vật quy luật tiêu diệt nhau ( cái ác) để tồn tại
và quy luật khoan hòa, bao dung ( cái thiện)
để cộng sinh hòa trộn vào nhau để cùng sinh tồn là điều không còn phải
bàn cãi. Trong rừng cây nhiệt đới năm, sáu tầng mọi loài cây đều tranh nhau
vươn lên để độc chiếm ánh sáng mặt trời; tuy nhiên bằng cách nào đấy, chúng vẫn
để những kẽ hở cho ánh sáng mặt trời lọt xuống tận các loài cỏ, loài tảo, nấm
dưới mặt đất. Đấy phải chăng chính là biểu hiện của tính thiện trong thế giới
tự nhiên ?
Có rất nhiều loài cây nhỏ ví như phong lan mọc ký sinh trên
các thân cây cổ thụ và chúng biết sống thân thiện, hòa bình với nhau suốt đời,
tuy nhiên cũng có loài cây mọc ký sinh như cây si, cây đa, cây đề đã tiêu diệt
cây chúng sống nhờ ( nhưng loài ký sinh duy ác này rất ít so với các loài ký
sinh duy thiện).
Loài vật, ngay cả các loài ăn thịt sống bên nhau như sư tử,
cọp, gấu, chó sói… cũng ít muốn gây chiến tranh với đồng loại và các loài khác
giống, trừ trường hợp chúng tranh mồi hay tranh chấp con cái, tranh nhau lãnh
thổ…Hầu hết các loài ăn cỏ từ voi, hưu nai, trâu, bò, dê, ngựa… chọn lối sống
hòa bình trên đồng cỏ, ít khi dùng bạo lực để tranh nhau nguồn sống. Các loài
ăn thịt cũng biết cách ứng xử bao dung với loài ăn cỏ. Chúng chỉ bắt loài ăn cỏ
để ăn đủ no chứ không bao giờ tàn sát hàng loạt loài thú ăn cỏ như con người
tàn sát đồng loại để trả thù hay để thỏa mãn tính ác. Nhờ có loài ăn thịt sống
chung mà loài ăn cỏ thoát chết hàng loạt vì nạn nhân mãn, sinh sản quá nhiều
không đủ cỏ để ăn. Loài ăn thịt và loài ăn cỏ ngoài cách giết nhau để làm mồi
mà ta gọi là ác, chúng còn biết sống cộng sinh, bao dung nhau, che chở nhau để
cùng tồn tại.
Có loài cá nhỏ chuyên môn sống trong miệng loài cá mập ( sát
thủ của biển) để sống bằng nghề xỉa răng cho loài cá dữ. Lại có những loài cá
nhỏ sống quanh, sống trên lưng loài cá lớn để làm nghề dọn vệ sinh cho bọn ác
ngư mà vẫn chung sống hòa bình với nhau từ đời này đến đời khác…
Hãy nhìn đàn cá voi săn mồi bằng cách dồn các đàn cá nhỏ lại
thành một vòng tròn đen đặc; nhưng chúng chỉ ăn đủ no và bao giờ cũng để lại
một phần đàn cá nhỏ kia để loài này tồn tại và phát triển.
Thiên nhiên đã tự cân bằng sinh thái, bảo đảm cho sự tồn tại
của muôn loài bằng quy luật thiện ác, quy luật vừa hủy diệt vừa bao dung, vừa
tàn phá vừa che chở để muôn loài cộng sinh và phát triển, tránh được sự tự hủy
diệt của nạn nhân mãn.
Rất tiếc, học thuyết tuyệt đối hóa cái ác trong các quy luật
tàn bạo của hội chứng móng và vuốt ( chữ của Darwin) trong đấu tranh sinh
tồn mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, trong sự tàn nhẫn vô lương tâm của
tự nhiên khi chọn lọc giống loài…của Darwin là một cái nhìn phiến diện, thiếu
tính khoa học.
Marx đã lấy học thuyết duy ác trong các quy luật tồn tại của
thực vật và động vật trong tự nhiên của Darwin áp dụng vào thế giới con người
để thành thuyết đấu tranh giai cấp là một sai lầm lớn nhất trong thế giới quan
duy ác của ông, tạo ra các xã hội thống trị bằng cái toàn ác, không bao giờ
quan tâm đến cái thiện là chủ nghĩa nhân văn đã làm nên nhân loại.
Stephen William Hawking (là một nhà bác học lỗi lạc, nhà vật lý người
Anh sinh năm 1942. Trong nhiều thập kỉ, ông được coi là ông hoàng vật lý lý
thuyết của thế giới. Hawking hiện là giáo sư Lucasian, chức danh dành
cho giáo sư toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là
những nhà khoa học xuất chúng như Isaac
Newton và Paul Dirac) trong bài : “ Lược sử thời gian” viết rằng
về già, Darwin đã sám hối vì nhận ra sai lầm của học thuyết vô thần tuyệt đối
hóa cái ác trong chọn lọc tự nhiên, trong đấu tranh sinh tồn của sinh vật, như
sau :
“Về
già “Có một lý lẽ rất mạnh nữa khiến tôi tin ở Thượng đế, đó là lý lẽ lý trí chứ không phải lý lẽ cảm tính. Người ta rất khó, thậm chí hầu như không thể, quan niệm được rằng: cả cái vũ trụ mênh mông và kỳ diệu này, trong đó con người với khả năng nhìn lùi lại quá khứ và hướng về tương lai, lại có thể là kết quả của một sự ngẫu nhiên mù quáng hay một tất yếu. Sau khi suy nghĩ miên man như vậy, tôi tự cảm thấy phải tin rằng có một cội nguồn khởi thủy có trí thông minh tương tự như người, nghĩa là tôi tin có thượng đế. Trong thời gian viết bộ Nguồn gốc các chủng loại, tôi nhớ là tâm trạng của tôi là như vậy. Tuy nhiên qua nhiều diễn biến thăng trầm về sau, niềm tin của tôi không còn được như trước. Đến đây lại nảy sinh một mối hoài nghi: Tôi tự hỏi làm sao có thể tin được rằng linh hồn con người, thoạt đầu không khác gì linh hồn các loài vật hạ đẳng nhất, lại có thể suy luận tới những kết luận bao la như vậy?”
“Tôi không có tham vọng rọi sáng những vấn đề trừu tượng đó. Chúng ta không thể biết nổi nguồn gốc của vạn vật và tôi đành cam nhân mình là người theo chủ trương lý trí hữu hạn”.
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/L%C6%B0%E1%BB%A3c_s%E1%BB%AD_th%E1%BB%9Di_gian,_Stephen_Hawking/14
Từ học thuyết đấu tranh giai cấp bằng tuyệt đối hóa sự giết chóc, Marx đã đưa giai cấp vô sản lên thành giai cấp lãnh đạo tuyệt đối bằng chuyên chế độc tài. Đây chính là vấn nạn khổ đau vô tận cho người dân phải sống trong địa ngục chuyên chế vô sản duy ác trong các chế độ cộng sản đã và đang bị cả loài người văn minh lên án..
( hết trích)
XÓA BỎ TƯ HỮU – MARX XÓA BỎ CHÍNH CON NGƯỜI
Kết luận của Marx : “ Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp”, mà khái niệm “đấu tranh” của Marx đồng nghĩa với bạo lực, với cái ác, với sự giết người hàng loạt không hề biết thương xót; đây là một lý giải quá tầm bậy của ông. Lấy cái ác để giải thích sự phát triển của lịch sử nhân loại, Marx chính là một kẻ phi nhân.
Marx thể hiện sự phi nhân khác của mình khi ông giải thích chính tư hữu ( sở hữu) là nguyên nhân gây ra sự phân chia giai cấp trong xã hội, tức là nguyên nhân mọi đau khổ của con người. Trong tuyên ngôn của đảng cộng sản, Marx viết :
“Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu.
http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_02.htm
Nói tóm lại, ông buộc tội chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu riêng của các ông. Quả thật, đó chính là điều chúng tôi muốn.”
http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_02.htm
Khi nghiên cứu tác phẩm “ Cộng Hòa” của Platon ( như vừa dẫn), Marx thấy Platon nói rằng vì con người có ý thức về tư hữu, sở hữu nên mới sinh ra tranh giành cướp đoạt của nhau; rằng muốn xây dựng một chế độ cộng sản lý tưởng thì phải xóa bỏ tư hữu. Ý tưởng này của Platon đã được các tiền bối của phái chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx nhắc lại và đưa vào học thuyết giả tưởng của mình, nên Marx nhất quyết xóa bỏ tư hữu nơi con người nếu con người đó bị buộc phải vào sống trong thế giới cộng sản của ông.
Vả, nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx là Charles Fourier từng cho rằng trong xã hội mông muội của loài người ( tức xã hội cộng sản nguyên thủy theo cách gọi của Marx) con người chưa từng biết tư hữu về tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất, nên Marx coi đây là một bằng chứng của chân lý.
Marx lại nghiên cứu những bài báo của Lewis H. Morgan, nhà nhân chủng học người Mỹ sinh cùng năm với Marx ( 1818) và chết trước ông hai năm, từng viết rằng, trong xã hội cộng sản nguyên thủy con người chưa biết tư hữu. Từ đây, Marx tưởng mình đã đầy đủ dẫn chứng nhân chủng học khi ông lấy ý này của Morgan làm căn cứ khoa học của mình. Chúng ta hãy theo dấu Engels để biết Marx bị ảnh hưởng từ Morgan :
“Dựa trên các kết quả và phát hiện của Lewis H. Morgan (Lewis Henry Morgan (21 tháng 11 1818 - ngày 17 tháng 12 năm 1881) là một nhà nhân chủng học người Mỹ tiên phong và lý thuyết xã hội đã làm việc như một luật sư đường sắt .), Friedrich Engels đã phân tích lịch sử nhân loại trong những giai đoạn sớm nhất của nó, luận chứng quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành của xã hội có giai cấp, dựa trên chế độ tư hữu. Ông cũng vạch rõ những đặc trưng của xã hội đó, giải thích sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, chỉ ra nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, chứng minh sự tất yếu diệt vong của Nhà nước và xã hội có giai cấp nói chung.
Engels bắt đầu viết cuốn này từ cuối tháng Ba năm 1884, và tới hết tháng Năm năm đó thì hoàn tất. Khi đọc các bản thảo viết tay của Marx, Engels đã tìm thấy một bản tóm tắt cuốn "Xã hội Cổ đại" của L.H. Morgan, nhà khoa học tiến bộ người Mỹ, được Marx ghi trong các năm 1880-1881, có nhiều nhận xét phê phán và luận điểm của chính Marx.
Sau khi đọc bản tóm tắt, Engels nhận thấy cuốn sách của Morgan đã xác minh quan điểm duy vật lịch sử và các quan điểm về xã hội nguyên thủy của Marx và mình đề xuất, và thấy cần viết một tác phẩm riêng, sử dụng các tài liệu và kết luận của Morgan và Marx.”
http://vi.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Engels
(hết trích)
Thưa rằng, kết luận của Morgan và Marx khi hai ông cho rằng con người mông muội ăn chung ở chung ngủ chung làm chung ( cộng sản nguyên thủy) không biết tư hữu là một kết luận sai lầm đến mức ấu trĩ.
Tư hữu, sở hữu là bản năng tạo hóa dành cho muôn loài từ cây cỏ, muông thú đến con người. Từ con kiến, con ong , đến con chim, con chuột, con cọp, con sư tử …đều biết sở hữu tổ của mình. Chúng có thể chiến đấu đến chết để bảo vệ tổ, bảo vệ con cái của mình, bảo vệ các con của mình. Ngay cả loài cây, tức là các loài thực vật… đều biết sở hữu vùng ánh sáng, tranh nhau vùng ánh sáng và dùng rễ để tranh nhau các chất màu trong đất.
Bản năng tư hữu, sở hữu đã có trong cả thế giới khoáng vật, động thực vật, sao đến loài động vật cao cấp là con người dù con người trong thời mông muội ( cộng sản nguyên thủy) lại quên đi một bản năng tồn tại là bản năng sở hữu, tư hữu như hai ông mạo danh khoa học kết luận là ông Morgan và Marx là sao ?
Hai đứa bé sinh đôi trong bụng mẹ chưa chào đời còn có bản năng sở hữu, tư hữu khi chúng đá nhau tranh giành không gian chật chội, xin trích :
“Nếu như bạn không tin thì hãy đến với đoạn
video thú vị dưới đây được các nhà nghiên cứu Anh quay lại được. Đáng chú ý của
cặp song sinh này chiến đấu với nhau để có chỗ duỗi chân thoải mái trong bụng
mẹ vốn đang chật chội.
"Cuộc chiến" của cặp sinh đôi này xem ra bất phân
thắng bại.
Cảnh quay trong video cho thấy đôi chân của
bào thai nhỏ hơn đang duỗi chân ra về phía bào thai to, như thể nó đang rất cố
gắng để đẩy chân hoặc đá chân vào người anh chị em mình, mặc dù sự thật, diễn
giải này không phải là chắc chắn đang xảy ra giữa các bào thai.
"Nếu bạn đang mang thai sinh đôi thì chúng không thể đứng yên một vị trí nhất định", tiến sĩ MarjorieGreenfield ,
giám đốc bộ phận sản khoa nói chung và phụ khoa nói riêng tại Đại học Trung tâm
y tế ở Cleveland
(Luân Đôn, Anh) cho biết.
Greenfield, mẹ của cặp song sinh ban đầu còn tỏ ra do dự, không tin vào mắt mình khi tận mắt chứng kiến video cảnh hai đứa con của mình đá nhau.Greenfield nói rằng:
"Hai đứa trẻ đã đá vào bụng tôi, chúng đang đấu đá nhau. Trải nghiệm thú
vị này, chỉ bây giờ tôi mới có được".
"Nếu bạn đang mang thai sinh đôi thì chúng không thể đứng yên một vị trí nhất định", tiến sĩ Marjorie
Greenfield, mẹ của cặp song sinh ban đầu còn tỏ ra do dự, không tin vào mắt mình khi tận mắt chứng kiến video cảnh hai đứa con của mình đá nhau.
Nếu con ong, con chim, con thú…không có bản năng
tư hữu, sở hữu, khi đi kiếm ăn ở những vùng xa tổ của nó, xa hang của nó có khi
cả trăm cây số, chắc là nó không thèm quay về, hoặc không còn thiết tha với cái
tổ, với lũ con không thuộc sở hữu của nó, thì muôn loài chắc đã bị hủy diệt từ
lâu ?
Con người ( cũng như cây cỏ muông thú), được tạo
hóa ban cho bản năng gốc là bản năng tư hữu ( sở hữu). Cái sở hữu đầu tiên của
con người là tôi chính là của tôi, thân xác tôi, tay tôi, mắt tôi, tư tưởng của
tôi là sở hữu của chính tôi; rồi vợ của tôi, con của tôi, nhà của tôi, đất nước
của tôi...Đến ngôn ngữ cũng có động từ, danh từ sở hữu huống nữa là con người.
Nếu theo Marx, thử bỏ các từ “của” đi thì cuốn “ Tư bản luận” sẽ thành vô
nghĩa. Con người bị Marx xóa đi cái sở hữu, tức là xóa cái tôi, tức xóa chính
nó, xóa cá nhân, tức xóa chính con người.
Đưa con người trở về thời đại hão huyền bịa đặt
là cộng sản nguyên thủy để xóa tư hữu, tức là Marx xóa chính con người. Do đó
học thuyết Marx là một học thuyết phi nhân.
CHỦ NGHĨA MARX XÓA
BỎ TÔN GIÁO, XÓA BỎ ĐẠO ĐỨC, XÓA BỎ LỊCH SỬ THÀNH VĂN NHÂN LOẠI, XÓA BỎ GIA
ĐÌNH, XÓA BỎ TỔ QUỐC, XÓA BỎ NHÀ NƯỚC, XÓA BỎ ĐIỀU THIỆN, XÓA BỎ NHÂN TÍNH, XÓA
BỎ PHÉP BIỆN CHỨNG…TỨC MARX MUỐN XÓA BỎ LOÀI NGƯỜI
Từ
học thuyết “ tha hóa” và học thuyết “ phủ định của phủ định” của Hegel, Marx
tiến tới xã hội cộng sản tước bỏ tư pháp, tước bỏ đạo đức, tước bỏ gia đình,
tước bỏ xã hội công dân, tước bỏ nhà nước, tước bỏ lịch sử thế giới :
“C.Mác cũng đã vạch ra quan niệm của Hêghen về tha
hoá trong xã hội: “Chẳng hạn như trong triết học pháp quyền của Hêghen, - C.Mác
viết -, tư pháp đã bị tước bỏ
là đạo đức, đạo đức đã bị tước
bỏ là gia đình, gia đình đã bị
tước bỏ là xã hội công dân, xã
hội công dân đã bị tước bỏ là nhà
nước, nhà nước đã bị tước bỏ là lịch
sử thế giới. Trong hiện thực thực
tế, tư pháp, đạo đức, gia đình, xã hội công dân, nhà nước, v.v. tiếp tục tồn
tại như trước, chúng chỉ trở thành những nhân
tố, những hình thức sinh tồn và hình thức tồn tại hiện có của con người,
những hình thức và nhân tố này nếu cô lập với nhau thì không có sức mạnh, chúng
xoá bỏ lẫn nhau, sản sinh lẫn nhau v.v. những
nhân tố của vận động””.
(hết trích)Trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, Marx từng tuyên bố những người cộng sản ( đảng của giai cấp công nhân) không có tổ quốc :
“Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ
không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền,
phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc[9], phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không
phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu.”
Cho nên cờ của các đảng cộng sản trên thế giới đều là cờ búa
liềm, cờ của Liên Xô. Từ khi Liên Xô sụp đổ ( 1991), những người cộng sản trên
khắp thế giới đều mồ côi tổ quốc.
Cũng trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” Marx tuyên bố thẳng
thừng những người cộng sản triệt để xóa bỏ các thành tựu nhân văn của quá khứ :
“Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những
quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng
trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với
những tư tưởng kế thừa của quá khứ.”
Khi người cộng sản tuyên bố đoạn tuyệt với các tư tưởng kế thừa
của quá khứ, tức họ đoạn tuyệt với các tư tưởng nhân văn quá khứ đã làm nên
nhân loại; họ xóa bỏ và đoạn tuyệt với các nền văn minh tiền Marx như văn minh
Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi-La, những giá trị nhân bản vô cùng của
thời Phục Hưng, thời Ánh Sáng…Và các tư tưởng nhân văn của Cách mạng Pháp với
khẩu hiệu Tự do-Bình đẳng-Bác ái cũng bị Marx đoạn tuyệt và xóa bỏ. Như thế
này, chính Marx đã xóa sổ học thuyết của ông toàn bắt nguồn từ các dòng tư tưởng
xưa cũ. Chính Marx đã khai tử duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của ông
vậy.
Marx và những người cộng sản tuyên bố thẳng thừng họ chỉ có một
biện pháp duy ác dùng bạo lực để lật đổ thế giới cũ . Con đường họ tiến lên xây
dựng thiên đường cộng sản là con đường đẫm máu các giai cấp hữu sản :
“Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan
điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể
đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc
cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa!
Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng
xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới.
Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!
Marx từng viết về việc xóa bỏ tôn giáo với hai lời tuyên bố rùng
rợn như sau :
“Điều kiện tất yếu đầu tiên cho hạnh phúc của nhân dân là sự bãi bỏ tôn
giáo.
The first requisite for the happiness of the people is the abolition of
religion.”
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Religion is the opium of the masses.”
Tôn giáo là bước phát triển văn hóa lớn nhất của con người từ
mông muội đến văn minh. Cứ giả sử như không có Thượng Đế đi chăng nữa, thì sự
sáng tạo ra Thượng Đế là sự sáng tạo lớn nhất của con người nhằm thiêng liêng
hóa hình ảnh của mình, giúp con người khác xa con vật. Nhờ có tôn giáo, nhờ có
Thượng Đế làm chỗ dựa tinh thần, làm cứu cánh giúp con người thoát khỏi mọi nỗi
sợ hãi, thoát khỏi cô đơn, giải tỏa được nỗi sợ chết có thể làm con người điên
loạn mà tự hủy diệt mình. Tôn giáo chính là con đường nhân loại cởi bỏ lốt thú
vật để khoác lên mình bộ cánh thiên giới bay đến chân trời văn minh hôm nay.
Xóa bỏ tôn giáo, khác gì Marx đã xóa bỏ chính con người.
Ta mới hiểu vì sao các xã hội cộng sản hậu bối của Marx thực
thi mệnh lệnh tiêu diệt tôn giáo khủng khiếp nhường vậy. Xin bạn đọc vào công
cụ tìm kiếm http://google.com rồi đánh tên tác
giả và tác phẩm : “ Tân tử Lăng Mao
Trạch Đông ngàn năm công tội” do Thông tấn xã Việt Nam dịch và in năm 2009, sẽ
thấy Mao Trạch Đông và cộng sản Trung Hoa phá nát đình chùa miếu mạo nhà thờ
trên đất Trung Hoa khủng khiếp ra sao.
Ở Việt Nam ,
chính người viết bài này đã mục kích cảnh đảng ra lệnh cho dân quân phá hủy nhà
thờ, chùa chiền hồi cải cách ruộng đất tàn bạo vô cùng. Hãy đọc một đoạn nhà
văn Đỗ Chu kể lại chiến dịch đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh đốt phá các chùa chiền
trên núi Yên Tử ra sao :
“Hỏi các vị bô lão trong vùng mới biết có
chỗ là do Tây đốt, có chỗ là do ta đốt, ta đốt phá mới nhiều mới dữ. Một cụ
chống gậy lọm khọm bước đến trước tôi kể, chính tôi hồi ấy đã được cấp trên gọi
đi đốt phá cả chục ngôi chùa, tượng lớn tượng nhỏ cho trôi sông tuốt. Rồi ông
cụ tặc lưỡi cười rất thành thực, thì cái thời nó thế, tôi lúc đó trẻ đang hăng
lắm, được phong làm trưởng ban phá hoại huyện”
( trích bài “ NĂM THÁNG GỌI VỀ” –ĐỖ CHU báo Văn Nghệ số Tết 2013)
Xin hãy nghe nhà văn Võ Văn Trực kể như sau :
“Ở làng tôi, đền
chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi, không còn
gì để phục hồi nữa”
(Chuyện Làng Ngày Ấy của Võ Văn Trực do NXB Lao Động ấn hành
tháng 6 năm 1993)
Marx viết : “Chế độ cộng sản bãi bỏ những chân lý muôn
thưở, nó bãi bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải cách nó; và nó đi ngược lại tất
cả những phát triển lịch sử trước nó” ( Marx et Engels – Manifeste du
Parti communiste – trang 51. www.librio.net
)
Có phải vì những lời giáo huấn duy ác này của Marx mà ta thấy
trong các chế độ cộng sản cái ác lên ngôi, cái đểu lên ngôi, cái xấu lên ngôi,
cái giả lên ngôi, cái dối trá lưu manh lên ngôi hay không ?
Marx chính trị hóa triết học, cách mạng hóa lý thuyết ảo
tưởng của mình bằng hai câu nói mà nhiều người khen là tuyệt vời hơn các triết
gia khác : “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách
khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới “…“Giống như triết học
thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy
triết học là vũ khí tinh thần của mình “
Chính khái niệm “ cải tạo thế giới” bằng triết học này của
Marx đã góp phần làm hỏng cả triết học lẫn con người. Biến triết học còn nhiều
điều chưa hợp lý, chưa khoa học, thậm chí chỉ là những giả định,những ý niệm
chủ quan duy tâm của mình thành vũ khí giết người của Marx thì lý thuyết này khác
gì tòa án giáo hội thời trung cổ dùng giàn hỏa thiêu để thực thi đức tin tôn
giáo độc quyền của nhà thờ. Thực ra, bản chất triết học nói cho cùng chính sự
hoài nghi của con người về tồn tại. Không thể có một học phái triết học nào trở
thành chân lý tuyệt đối. Lấy thuyết cộng sản của mình làm chân lý tuyệt đối để
tiêu diệt các học phái triết học khác, chính Marx mới là ngụy triết học, phản
triết học.
Theo Engels định nghĩa triết học : “Vấn đề cơ bản lớn của
mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và
tồn tại”. Lấy tư duy về tồn tại để
cải tạo thế giới là một sự lầm lạc đáng tiếc gây ra cái chết đau thương cho
hàng trăm triệu con người là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản do Marx vẽ vời ra
để các nhà cách mạng đồ tể thực thi.
Rất tiếc, 05 tháng trước khi qua đời, Engels đã nhận ra sai
lầm của mình và Marx khi ông viết “ Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, rằng học
thuyết dùng cái ác, dùng bạo động để giành chính quyền của giai cấp vô sản đã
bị thời đại bỏ qua, đã bị chủ nghĩa tư bản nhân đạo bỏ qua :
“Ngày 6-3-1895, trong lời nói
đầu của cuốn : “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, Engels viết : “Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm. Quan điểm
của chúng ta hồi đó chỉ là ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn. Phương
pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mắt…” ( Engels qua đời 5-8-1895)
Engels còn kể lại có vẻ khôi
hài rằng : “Marx nói với Lafargue : «Tôi,
Karl Marx, không phải là người Marxiste » – Thư Engels gửi
Berstein - 3/11/1882”
Sự sám hối của Engels hình như đã muộn, học thuyết duy ác
của các ông đã bị Lenine bắt cóc đưa về Nga để làm cuộc tàn sát vĩ đại con
người có tên là cộng sản.
Tại quê hương Marx sinh ra,
vùng Trèves, người ta có dựng lên một bức tượng của Marx, nhưng người ta có đề
hàng chữ ở dưới chân tượng : « Đây là nơi sinh ra Marx, nhưng ở đây không
chấp nhận tư tưởng của ông ta. »…
Những nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ nhân đạo như Karl Kautsky,
Wilhelm Liebknecht , August Bebel, Ferdinand Lassalle…đồng thời với Marx hay
sau Marx đã chia tay học thuyết xã hội chủ nghĩa bạo lực của Marx để xây dựng
một xã hội chủ nghĩa dân chủ, bác bỏ thuyết đấu tranh giai cấp, bác bỏ chuyên
chính vô sản, bác bỏ xóa tư hữu, bác bỏ kinh tế tập trung của Marx, chủ trương
đa nguyên kinh tế và đa nguyên chính trị để giúp giai cấp vô sản đấu tranh bằng
nghị trường ôn hòa. Những nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ nhân đạo trên từng bị
Marx, Engels, Lenine nguyền rủa nặng nề nhưng hướng đi của họ là đúng, đã dẫn
dắt châu Âu và chủ nghĩa tư bản đến thành công mỹ mãn như hôm nay, chiến thắng
hoàn toàn học thuyết dùng cái ác để cải tạo thế giới của Marx.
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại
thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng châu Âu (tiếng
Anh: Parliamentary Assembly of the Council of Europe; tiếng
Pháp: Assemblée parlementaire du Conseil de l'Europe), một cơ quan
dân cử của 46 quốc gia châu Âu, đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm)
bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481
(2006) [2]
với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này
với tội ác chống lại loài người.
Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin trích lời của hai nhà
văn quân đội, hai vị cựu đại tá là nhà văn Tân Tử Lăng bên Trung Quốc ( hiện
đang sống tại Trung Quốc và không bị bắt bớ vì dám nói thật) và nhà văn cựu đại
tá Nguyễn Khải ( đã mất) của Việt Nam, từng viết như sau :
Đây là lời của nhà văn đại tá Tân Tử Lăng Trung Quốc :
“Thiên đường cộng sản chủ nghĩa do chính Mao
thiết kế và lãnh đạo xây dựng đã biến thành địa ngục trần gian.”
( Mao Trạch Đông ngàn năm công tội- Tân Tử Lăng –
Thông tấn xã Việt Nam
dịch và in 2009)
“Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức
hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ
những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông
- những lý luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại
cho Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ
định công cuộc cải cách-mở cửa.”
( Tân Tử Lăng- sách đã dẫn)
Và đây là lời trăn trối lại trước khi chết của
nhà văn Việt Nam
đại tá Nguyễn Khải :
“Những gì mà chủ nghĩa
cộng sản hứa sẽ thành hiện thực trong tương lai thì cái hiện thực ấy sẽ giết
chết cả loài người….Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào
chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội
tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái
ách của một học thuyết đã mất hết sức sống”
( trích bài : “ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ
MẤT” của nhà văn Nguyễn Khải – giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật)
Sài Gòn ngày 10-04-2013
Trần Mạnh Hảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét