25/7/2012
Nguyễn Văn Khải-Ông già Ôzôn
(Tác giả gửi trực tiếp cho Blog Mai Xuân Dũng)
Mấy ngày hôm nay,trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc doanh thông báo rất nhiều các cuộc viếng thăm,trao quà tình nghĩa của các tổ chức nhà nước,các cán bộ cao cấp của Chính phủ đối với các thương binh,gia đình liệt sĩ.
Theo baodientu.chinhphu.vn thì hiện nay ở Việt Nam có trên 8,8 triệu đối tượng người có công, chiếm gần 10% dân số. Hiện còn 1,47 triệu đối tượng người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước với mức trợ cấp được điều chỉnh phù hợp trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội.Hẳn rằng những ví dụ điển hình mà người ta thấy được trên màn ảnh nhỏ hay trên các bài báo chỉ chiếm tỉ lệ vô cùng ít so với thực tế.Số tiền và quà trao cho họ trong mỗi dịp kỉ niệm 27-7 cũng như số tiền trợ cấp hàng tháng cho họ là rất lớn.Nếu lo được đủ cho mọi người có công như vậy,nhà nước phải làm việc rất vất vả và thật sự là việc làm rất đáng kính trọng.
Nhưng HIỆN NAY chính phủ đang quan tâm đến các đối tượng nào?
Ngày 10/7/2012, Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc thông qua hôm thứ Ba ngày 10/7 tại Hà Nội cho khoảng thời gian 5 năm tới Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam – đây là một trong những chương trình hành động chính mà Hội này đã xác định trong thời gian tới. Hội nghị do ông PTT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì. (!)
Ngày 10/7/2012, Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc thông qua hôm thứ Ba ngày 10/7 tại Hà Nội cho khoảng thời gian 5 năm tới Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam – đây là một trong những chương trình hành động chính mà Hội này đã xác định trong thời gian tới. Hội nghị do ông PTT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì. (!)
Chưa kể những người Trung Quốc đã tham chiến chiếm Hoàng Sa,một số đảo của Trường Sa,cũng như chiến tranh biên giới Việt-Trung từ 1979 hoặc đang xâm lấn biển Đông thì số người Trung Quốc kể từ ngày đánh Pháp,đuổi Nhật đến năm 1979 mà Việt Nam cần phải “TRI ÂN” là khá lớn.
Đã nhiều năm,cứ mỗi lần đến 27-07 là tôi lại mừng mừng lo lo.Mừng vì được gặp lại các chiến hữu của thời thanh niên.Lo vì sẽ phải đi khá nhiều nơi mà sức thì có hạn.
Ngày 23-07-2012 vào lúc 3giờ 9phút có mấy người nông dân ở Miền núi phía Bắc đội mưa tới nhà tôi xin nước Anolit chữa bệnh cho mình và cho mọi người.Có một bà nói như ngọng vì đau miệng đã 5 năm,đi chữa rất nhiều bệnh viện mà không khỏi,sau bốn giờ liên tục ngậm nước Anolit đã nói chuyện rất rõ ràng với tôi: “gia đình vừa nộp cho xã nhân ngày thương binh liệt sĩ 200 nghìn đồng vì có đầu kéo công-nông;các hộ nông dân khác 50 nghìn,hộ nào có xe con thì từ 500-1 triệu đồng,hộ bán vàng thì 10 triệu đồng”.
Qua báo chí ai cũng có thể thấy được tiền cấp cho những người thuộc diện chính sách đã bị xà xẻo như thế nào.Tôi mong rằng không có chuyện tiền dân nộp cho thương binh liệt sĩ được dùng để tổ chức các buổi mít tinh,liên hoan,những chuyến đi quay lại cội nguồn vân vân rất lãng phí.
Khoảng hai tuần trước xem HTV1,thấy mấy cháu thanh niên tình nguyện thuộc Thành Đoàn Hà Nội đi viếng mộ liệt sĩ ở Quảng trị, đã khóc và hứa sẽ noi gương những người đã khuất.Thế nhưng ngay ở số nhà 26 phố Hội Vũ,Hà Nội có một thương binh tên là Nguyễn Trọng Thông từng được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú” đã nằm liệt giường mấy tháng rồi.Khi không có người,chuột trèo lên giường cắn chảy máu bàn chân của ông.Do hai chân bị liệt nên ông không hay biết chuyện này.Phía trước mắt ông,trên tường là ảnh thiếu tướng Đoàn Phụng-cựu tư lệnh trưởng Bộ tư lệnh quân khu Thủ đô.Cũng trong ảnh đó,có ảnh của anh cả Nguyễn Trọng Trình( thương binh đã mất),anh trai Nguyễn Chiến Thắng (giải phóng quân B2),và các em trai đều là bộ đội Nguyễn Trọng Thái,Nguyễn Tiến Bình,Nguyễn Cao Sự,Nguyễn Trọng Chương và ông.Không hiểu Hội cựu chiến binh,cán bộ thương binh xã hội của phường tại sao lại không đến dù là an ủi ông vài câu.Ông Nguyễn Trọng Thông là con trai của em gái mẹ tôi cũng đã từng ở Đoàn thương binh điều dưỡng 869 Hà Nội cùng tôi cuối năm 1973.
Mấy hôm nay trời mưa dầm dề,tôi đang cố bàn với mọi người giúp đỡ bà Nguyễn Thị Nhung ở trong căn phòng 8m số 12,lô C,khu tập thể Công ty thuốc lá Thăng Long,đường Nguyễn Trãi,Hà Nội.Đã từ lâu cái mái nhà bằng tôn cũ nhặt ở đống rác về đã bị thủng nhiều.Có khi phải dùng tới 4 cái chậu để hứng nước mưa dột từ trên mái xuống.Chồng bà là ông Nguyễn Công Chức,cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 của E28,hi sinh tại Atôphơ-Lào ngày 27-01-1971.Ngoài 876.000đồng tiêu chuẩn vợ liệt sĩ,bà còn có tiền hưu của công nhân.Số tiền này chỉ đủ để sống qua ngày mà không đủ để làm lại mái nhà vì khi sửa mái còn động chạm đến các nhà xung quanh.Nghe nói từ mấy năm trước,ở phường,người ta đã có phương án làm lại mái nhà cho bà nhưng các lỗ thủng trên mái ngày càng to nhưng chưa ai nhắc lại chuyện này.Còn tôi là con trai của em gái của mẹ chị ấy không lấy đâu ra tiền để giúp được chị. Vì dù tôi đã phục vụ trong quân đội 16 năm,từng là Giải phóng quân Trị Thiên Huế 1972 có đủ giấy tờ từ giấy gọi nhập ngũ cho tới giấy chuyển nghành với quân hàm thiếu tá,tiến sĩ mà vẫn bị mấy “ông sỹ quan nhãi nhép” tuổi không bằng con cháu mình ở quận Hoàn Kiếm-Hà Nội nhũng nhiễu từ tháng 3-2009 đến nay.Nên tôi vẫn chưa được nhận bất cứ một đồng trợ cấp nào cũng như các huân,huy chương niên hạn.Xem bài "Ông già ôzôn" bị nhũng nhiễu ở báo nông nghiệp ngày 26/04/2010.Tệ hơn nữa,lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ Quân sự Việt Nam,đơn vị quân đội tôi công tác cuối cùng biết điều này nhưng không can thiệp-không thực hiện lời thề số 9 của quân đội nhân dân Việt Nam.
Thật nực cười,cách đây vài tháng có người ở ban liên lạc sư đoàn 304 gọi điện đề nghị tôi lập danh sách các cựu chiến binh thân thiết đã chiến đấu ở Quảng Trị cùng tôi để nhận được huy hiệu kỉ niệm chiến trường Quảng Trị.Tôi gọi cho anh Đường ,anh Thành,anh Tiến,…cựu chiến binh K7 T5 E24 F304 thì mọi người cho biết có người đã có đến hai kỉ niệm chương và phải nộp hai trăm nghìn mỗi cái.Trong khi đó làm một cái huy hiệu ở phố Hàng Bông chỉ mất vài chục nghìn.Ngay hôm nay trong lúc tôi đang viết bài này,anh Long cựu chiến hữu sư 304 đang lấy nước anolit ở nhà tôi để chữa răng cho biết anh cũng chưa có cái huy hiệu ấy và cũng “thôi”.
Thực tế ở Việt Nam còn rất nhiều người chưa được tri ân và đền ơn chẳng hạn 14.300 cựu thanh niên xung phong ở Nghệ An chưa được hưởng chế độ-theo baophapluattphcm ngày 17/7/2012.Nhưng lại có rất nhiều kẻ đang dùng thẻ thương binh giả,giấy chứng nhận giả cựu thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước.Số lượng bị vạch mặt xem trên báo đã hơn hàng chục nghìn.Điều này chỉ có thể xảy ra vì lối sống của các công chức trong bộ quốc phòng và bộ LĐTBXH chứ không chỉ vì những kẻ trên hám lợi,háo danh,gian dối.
Việc tri ân và đền ơn cho người Việt Nam còn làm chưa xong,chưa đúng sao lại còn ôm thêm việc TRI ÂN cho ngườiTrung Quốc!
Ngài Nguyễn Thiện Nhân và bà Phạm Thị Hải Chuyền không hiểu có nghĩ đến những điều đó là vô lý?
ảnh 1:Ông Nguyễn Trọng Thông cựu dũng sĩ diệt mỹ cấp ưu tú nằm liệt giường.
ảnh2:bà Nguyễn Thị Nhung 73 tuổi,vợ liệt sĩ Chức
ảnh 3:mái tôn của phòng 8m bà Nhung đang ở bị thủng, dột
ảnh 4:T.s Nguyễn Văn Khải (mặc áo đen) và cựu chiến hữu K7 T5 E24 F304.
Đăng bởi Mai Xuân Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét