Mới hôm qua hôm kia, Đảng, Chính phủ nước ta đã có cuộc hội
kiến với Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanma Thên Sên (Thein Sein) trong khuôn
khổ chuyến thăm chính thức lần đầu tiên tới Việt nam với cương vị Tổng thống.
Cũng là người đứng đầu một trong những Quốc gia thuộc khối
ASEAN nhưng chuyến thăm Việt nam của ông Thên Sên gây được sự chú ý đặc biệt.
Thứ nhất, Myanma là một Quốc gia được lãnh đạo bởi một chính
phủ quân sự cứng rắn, tên gọi đầy đủ của Myanma là: Nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Liên bang Myanma. (Nghe hệt như Việt nam) nhưng từ năm 1988 nước này cắt
bớt mấy chữ “Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa” thành Liên bang Myanma và bất ngờ đầu tháng 2/2011,Quốc Hội Myanma đã bầu Thủ tướng
mãn nhiệm trước đây, ông Thên Sên làm tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm
cầm quyền bởi quân đội.
Thứ hai, từ một thể chế độc tài quân phiệt bị thế giới lên án
suốt hàng chục năm qua, bỗng chốc chính quyền của ông Thên Sên đã thay đổi gần
như 180 độ khi trả tự do cho khoảng 200 tù nhân chính trị trong số 2000 ngàn tù
nhân chính trị đang bị giam giữ, nới rộng kiểm soát báo chí, công nhận đảng đối
lập Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ và mở đường cho bà Aung San Suu Kyi ra ứng cử
dân biểu quốc hội. Nhưng sự đặc biệt ghê gớm ở chỗ, những thay đổi nói trên do
sự chủ động của phía chính quyền Myanma mà chẳng cần tới những cuộc xuống đường
rầm rộ gây áp lực đấu tranh của quần chúng.
Tất nhiên, có thể ông Thên Sên và các nhà lãnh đạo Myanma ngửi
thấy mùi Hoa nhài từ Tunisia, sự đầu hàng của Mubarak và nhất là cái chết thê thảm của Gadhafi tại
Lybia và giật mình khi thấy trước rằng rồi đây Myanma khó tránh khỏi trận đại hồng
thủy dân chủ hóa tạo nên bởi đám quần chúng nghèo khổ và bất mãn. Nhưng “ngửi
thấy” và quyết định đổi thay triệt để là hai khái niệm rất xa nhau, điều làm cả
Thế giới ngỡ ngàng.
Myanma và Việt nam là hai nước có đường biên giới chung với
Trung Quốc và cùng chịu áp lực ghê gớm từ nhà nước cộng sản bành trướng này
nhưng các nhà lãnh đạo độc tài Myanma đã biết cân nhắc giữa lợi ích cá nhân phe
nhóm và lợi ích dân tộc để đặt lợi ích dân tộc lên trên vì thực tế, tài sản gia
đình ông Thên Sên và các tướng lĩnh khác trong chính phủ gửi các ngân hàng nước
ngoài đang bị Quốc tế phong tỏa đóng băng.
Myanma thay đổi thể chế có tính nội dung (content) còn Trung
Quốc thay đổi theo kiểu “thời trang” (fashion) hoặc gọi cách khác chỉ như con tắc
kè hoa biến mầu da khi thấy dấu hiệu mất an toàn. Dù Hồ Cẩm Đào hay Tập Cận
Bình, dù Ôn Gia Bảo hay Lý Khắc Cường nắm quyền lực tối cao thì các nhà lãnh đạo
Trung Quốc vẫn sẽ kiên định xướng hồng (hát nhạc đỏ cách mạng) tới lúc bão tố nổi
lên quét qua lục địa Trung hoa.
Myanma cũng đã từng bị trói chặt vào đồng Nguyên của Trung quốc
với hàng nghìn dự án lớn nhỏ từ thủy điện tới xây dựng, khai thác, thương mại
nay họ dám thẳng thừng từ chối các “ơn huệ” thiên triều qua viêc tổng thống
Thên Sên hủy bỏ giao kèo dự án 3.6 tỷ Mỹ kim với Trung Quốc xây đập nước trên sông
Irrawaddy trong bang Kachin tháng Chín 2011 vừa qua. Có thể cái “lưỡi câu Nhân
dân tệ” chưa nằm trong dạ dày mà mới chỉ nằm trong miệng các quan chức chính phủ
Myanma chăng?
Nhưng nói gì thì nói ông Thên Sên và các tướng lĩnh Myanma đã
kịp tỉnh cơn mê, dứt khoát giẫy khỏi “vòng tay ôm hữu nghị” của ông bạn vàng
phương Bắc.
Tất cả những diễn biến rõ như ban ngày của Myanma đã thu
hút cái nhìn của Việt nam và Trung quốc.
Liệu đây có phải là động thái “Tầm sư học Dân chủ” qua việc mời
ông Thên Sên sang thăm Việt nam hay chỉ để “giao lưu” tìm hiểu nhằm hoàn thiện
hơn phương thức “chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch” hay đơn giản
chỉ là một chiêu hóa giải sự bức xúc đòi đổi mới và tự do dân chủ của nhân dân.
Ông sản lớn Ôn Gia Bảo kêu gọi Đảng cải tổ triệt để nhưng trước
sau vẫn phát động học tập Lôi phong phất cao cờ hồng.
Việt nam hô hào toàn đảng quán triệt nghị quyết trung ương 4
để chỉnh đốn đảng kèm theo phương pháp bí truyền: Học tập và làm theo…nhưng
chưa yên tâm nay mời Thên Sên sang chơi như là một cách vừa phất cờ hồng vừa phất
cờ xanh vậy.
Thì mấy chục năm trước cờ Mặt trận dân tộc giải phóng cũng nửa
đỏ nửa xanh đó sao?
Mai Xuân Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét