Trường Sa cách Trung hoa khoảng 750 hải lý, nên không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoa. Hoàng Sa cũng cách Hoa Lục tới 270 hải lý.
Tại bờ biển Việt nam, thềm lục địa chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn ra Hoàng Sa. Về địa hình, Hoàng Sa là một hành lang của Trường Sơn từ Cù lao Ré ra khơi. Đây là những bình nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Năm 1925, nhà địa chất học quốc tế Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempf, Giám Đốc Viện Hải dương học, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc đã lập phúc trình và kết luận: "Về mặt địa chất, những đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam" (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam)
Tại Trường Sa cũng vậy. Về độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo cồn đá bãi Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa Việt Nam. Tại bãi Tứ chính, nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400 m, và tại vùng đảo Trường sa độ sâu chỉ tới 200 m. Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lý và cách lục địa Trung Hoa tới 780 hải lý. Trường Sa cách Việt Nam 220 hải lý và cách Hoa Lục 750 hải lý. Từ Trường Sa về bờ biển Trung Hoa có rãnh biển sâu hơn 4.600 m.
Không có sự phủ nhận rằng ít nhất từ 1816, dưới đời vua Gia Long, Việt Nam đã chiếm cứ công khai, liên tục, hòa bình các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bia chủ quyền do người Pháp dựng năm 1938 có ghi rõ:
- République Française (Cộng Hòa Pháp)
- Empire d’Annam (Vương Quốc An Nam)
- Archipel des Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)
- 1816 -Ile de Pattle 1938 (Đảo Hoàng Sa)
Lịch sử Trung hoa không mang lại bằng chứng nào cho biết họ đã liên tục chiếm cứ Hoàng Sa, Trường Sa từ đời Hán Vũ Đế hay ít nhất từ đời Mãn Thanh
Theo Trung Quốc, năm 1956, thứ trưởng ngoại giao Việt NamUng Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của Trung Quốc rằng Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử và thực tế đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam.
Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 do của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của chính phủ Trung Quốc "quyết định về hải phận 12 hải lí của Trung Quốc". Công hàm này được nhiều người diễn giải là sự thừa nhận của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng theo tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, khi trả lời phỏng vấn của Đài BBC, đã cho rằng cả Công hàm của Phạm Văn Đồng cũng như tuyên bố miệng của Ung Văn Khiêm đều không có sức nặng ràng buộc. Theo Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7 tháng 8 năm 1979 thì: Sự diễn giải của Trung Quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo "là một sự xuyên tạc trắng trợn trên tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc".
Năm 1988 khi hải quân Trung quốc đưa quân chiếm đóng bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt nam phải đưa quân ra bảo vệ.
Ngày 14/3 hải quân Trung quốc tiến đánh đảo Gạc Ma. Hải quân ta đã mất 3 tàu vận tải và 64 chiến sỹ Việt Nam đã vĩnh viễn nằm xuống lòng biển. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số bãi ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Trong các tài liệu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).
Xem Clip trận hải chiến Trường sa ngày 14/3/1988
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét