Trang

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

VỤ CƯỠNG CHẾ Ở VĂN GIANG CƠ QUAN CÔNG QUYỀN ĐÃ VI PHẠM PHÁP LUẬT


28/5/2012


Theo trang mạng điện tử Chinhphu.vn thì Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo giải quyết vụ việc ngày 24/4/2012 ở Văn Giang (Hưng Yên)
(Chinhphu.vn)
2:06 PM, 28/05/2012
Thời gian qua, dư luận xã hội rất quan tâm đến vụ việc cưỡng chế, thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo UBND tỉnh Hưng Yên và các Bộ, ngành liên quan về vụ việc này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương điều tra; nếu đủ căn cứ phải khởi tố vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24/4/2012 tại Văn Giang, Hưng Yên.
(Hết trích)
Không những người dân không yên tâm về thông báo này mà còn tỏ ra nghi ngại hơn về tính mập mờ của cụm từ: “những hành vi gây rối trật tự công cộng”.
Cụm từ đó nhắm đến đối tượng nào? Là những người dân ở Văn Giang hay là những nhân viên công lực (Công an, cảnh sát, nhân viên đội cưỡng chế) ?
Định nghĩa về Trật tự công cộng:
“Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. TTCC là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận; tình trạng yên ổn, có trật tự, tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi”. ( Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam )
Điều 245 Bộ Luật Hình Sự quy định về “Tội gây rối trật tự công cộng” như sau:
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, tội danh này có ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ như sau:
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội phạm:
Tội gây rối trật tự công cộng (sau đây viết tắt là GRTTCC) xâm hại trực tiếp đến trật tự chung, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng, có trường hợp GRTTCC còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng.
Mặt khách quan của tội phạm:
ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
Hành vi GRTTCC được mô tả trong điều luật là hành vi của người có lời nói, cử chỉ tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng tỏ ra coi thường trật tự chung, gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy, hành hung người khác (nhưng không gây thương tích, nếu đã gây thương tích thì đó là tội khác), gây lộn xộn ở nơi công viên, rạp hát, vườn hoa, quảng trường, v.v… Những hành vi sỉ nhục, đánh gây thương tích nhẹ, và các hành vi tương tự khác thực hiện trong gia đình, trong nhà ở, đối với bà con, họ hàng, v.v… chỉ có thể coi là GRTTCC trong những trườn hợp hành vi đó đã ảnh hưởng đến trật tự chung.
a) GRTTCC có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách thường biểu hiện ở việc dùng súng, dao găm, lưỡi lê… hoặc phá phách như: xô đẩy cửa, bàn ghế, các vật dụng khác ở các cửa hàng , cửa hiệu, trong công viên, rạp hát, v.v… Nếu hành vi này gây thiệt hại đến tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS).
Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội theo Điều 245 BLHS, không đòi hỏi hành vi đó phải gây ra hậu quả như:thiệt hại cho sức khỏe người khác hoặc làm hư hỏng tài sản.
b) Có tổ chức:
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, trong đó thể hiện rõ vai trò của người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. (Điều 20 BLHS)…
Chiếu theo Điều 245 Bộ Luật Hình Sự quy định về “Tội gây rối trật tự công cộng” thì thấy rằng lực lượng cưỡng chế (bao gồm cán bộ, công an cảnh sát, các nhân viên công lực và những thànhviên trong lực lượng cưỡng chế đã phạm vào những điều:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách
b) Có tổ chức (của  điểm 2 Điều 245 Bộ Luật Hình Sự quy định về “Tội gây rối trật tự công cộng” ) 
Trong cuộc cưỡng chế ở Văn giang lực lượng cưỡng chế đã có đầy đủ các hành vi: sử dụng vũ khí, đánh người vô tội, như vậy đương nhiên phạm vào Điều 8 và 104 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Mai Xuân Dũng.

1 nhận xét:

  1. hjc Việt NAm đất nước chúng ta đang sống thật sư mục ruỗng rồi ! Bác mất đi để lại tất cả cho mấy thằng quan tham mak lúc sống Bác hông hề biết ! Bác trên trời cao hãy phù hộ cho dân tộc VN ...!Cứ như thê này thì VN sắp loạn lạc rồi ,mất nước ,giặc đến mấy thằng quan tham ấy sẽ ở một nơi an toàn ... và hát bài ca "sống chết mặc bay" ,xã hội VN khog khác gj bộ máy phong kiến khi xưa là bao ! buồn wa' ,Vn đất nước tôi đó s ...

    Trả lờiXóa