Sợ hãi là môt thuộc tính, một phản xạ, ở vài trường hợp là bệnh lý của con người. Cuộc sống
hiện đại có khá nhiều nỗi sợ. Có người sợ đi máy bay kiểu như Kim Jong Il,
lãnh đạo Bắc Hàn. Rồi hội chứng lo sợ thường trực khi không có chiếc điện thoại
trong người mà giới chuyên môn gọi là hội chứng nomophobia…Rất nhiều nỗi sợ.
Người Việt Nam có một
“nền văn hóa”… sợ. Nó tác động vào cuộc sống của tất cả chúng ta hàng ngày,
hàng giờ.
Nhiều người mắc chứng
sợ tăng lương. Bình thường được tăng lương ai chả mừng, đàng này các bà nội
trợ nghe thông báo sắp tăng lương là sợ…vãi Doan, tim đập loạn nhịp, mồ hôi
tóa ra, miệng khô khốc. Ở nước nào không hiểu chứ ở Việt nam chuyện này ai
cũng hiểu: Lương tăng 1 vật giá lập tức tăng gấp đôi. Mà đã tăng là không có
giảm. Tăng lương ít dân còn sống lay lắt chứ đảng chính phủ “quan tâm” tăng lương
nhiều là dân ngoẻo luôn.
Làm một phép so sánh
đơn giản, năm qua mức lương tăng khoảng 6 - 7%, trong khi lạm phát tăng đến 23%, đặc biệt giá lương thực - thực phẩm, tính riêng Hà Nội là 60%, TP.HCM
tăng 50%, các địa phương khác tăng 20 - 30%.
Như vậy, tăng lương
đã không thể bù lại được mức tăng của lương thực - thực phẩm. Nếu xét tổng thể:
giá điện, nhà, tiền học… đều tăng lên thì mức lương càng tăng càng không đủ
bù cho tăng giá. Bảo sao dân ta rất sợ tăng lương.
Rồi "Hội chứng" sợ chụp
ảnh. Ở Việt nam, căn bệnh này là “sở hữu độc quyền” của những người làm việc
tại các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là ngành Công an, cảnh sát. Kể từ khi bức ảnh
“Bịt Miệng” trong Phiên Tòa Tiền Chế Tại Huế Ngày 30/03/2007 được đăng lên, đáng lẽ ngành Công an thay vì phải rút ra bài học tôn trọng luật pháp nhưng họ càng tăng cường “bịt
miệng”. Không những bịt miệng còn "bịt cả mắt". Đi đến đâu tại các cơ quan
nhà nước thấy nhan nhản các tấm biển “Cấm quay phim chụp ảnh”. Trong các hoạt
động dân sự được Hiến pháp quy định cho phép như Biểu tình, khiếu kiện, những
người chụp ảnh thường bị Công an làm khó, nhẹ thì ngăn cấm đe dọa, nặng thì
cướp máy ảnh, đánh người. Phóng viên Bản tin của AP Ben Stocking, trưởng
đại diện của họ tại Hà Nội đã bị công an Hà nội tịch thu máy ảnh, “đấm,
bóp cổ và đập vào đầu khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân”
gây bức xúc lớn đến mức Phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội,
bà Angela Aggeler đã phải gửi lời phản đối chính thức lên chính
quyền Việt Nam.
Vụ Tiên lãng vừa qua,
chính quyền ăn cướp huyện Tiên lãng, chính quyền Hải phòng bằng mọi cách ngăn
cản các phóng viên với đủ thủ đoạn hèn hạ nhưng những bức ảnh, video về cuộc
cưỡng chế của “chính phủ” Hải phòng đối với cái đầm tôm của nông dân Đoàn Văn
Vươn, những tấm ảnh, các clip về cuộc “phản pháo Thủ tướng” của ông Nguyễn
Văn Thành-Bí thư thành ủy Hải phòng vẫn xuất hiện khắp nơi.
Phải nói cho rõ rằng, việc chụp ảnh quay phim là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân được ghi trong Hiến pháp và được luật pháp thừa nhận. Công dân có quyền kiểm tra giám sát việc thực thi luật pháp của các cơ quan nhà nước. Chụp ảnh và quay phim chỉ bị hạn chế ở một số nơi đặc biệt nhằm bảo đảm bí mật, an ninh quốc gia.
Những bức ảnh, những
đoạn clip chỉ là những tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống xã hội và là hoạt động dân sự hết sức bình thường.
Tại sao họ sợ chụp ảnh như vậy?
Hãy trả lời câu hỏi
đơn giản nhất để thay cho câu trả lời. Một người đàng hoàng tử tế và một thằng
ăn cướp thì ai sẽ là kẻ sợ chụp ảnh?
Liệu họ có thể ngăn cấm được các bức ảnh hay không khi trong thời đại công nghệ, mỗi
chiếc điện thoại là một máy ảnh và mỗi người dân là môt “phóng viên”? Câu trả
lời là: Không bao giờ làm được. Ngăn chặn những tấm ảnh là hành động vô vọng
như lấy bàn tay che mặt trời. Sự thật có thể có lúc bị xuyên tạc, che lấp
nhưng cố công tiêu diệt bằng được sự thật là một việc không bao giờ làm nổi.
Mai Xuân Dũng
|
Trang
▼
Những nhận định của bác quá đúng! Không có gì dấu được dưới ánh sáng mặt trời!
Trả lờiXóa