Trang

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

NÓI THÊM VỀ ENTRY CỦA BẠN LÁI GIÓ

     alt
Ảnh: Thăm nhân chứng Kiều Duy Vĩnh, người sống sót trở về từ nhà tù Cổng trời.
Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh sinh ngày 02/10/1912 ở làng Ngọc Lũ huyện Bình lục tỉnh Hà nam.

Cha xứ hồiđó là Dépaulis giới thiệu Vinh lên Hà nội tại học ở trường Puginier.

Năm 1930 thày Vinh được du học Pháp ở chủng viện St. Sulpice Paris. Và 6/1940 thụ phong linh mục tại Limoges.

Ngài học Văn Khoa-Triết tại Sorbone và sáng tác hòa âm tại nhạc viện Quốc gia Pháp.

Sauk hi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone ngài vào dòng tu Khổ hạnh BiểnĐức đan viện Ste Marie.

Năm 1947 cha Vinh về nước và được bổ nhiệm làm cha xứ Nhà thờ Lớn Hànội.

Dù được học ở Pháp nhưng ngài có tinh thần dân tộc và rất yêu nước. Năm 1951, nhà thờ Lớn làm lễ an táng cho Bernard-con trai tướng De Lattre de Tassigni. Tướng Tassigni đòi đặt chỗ của mình trên cung Thánh (khu sát bàn thờ) và chuyển ghế thủ tướng Việt nam Trần Văn Hữu xuống dưới. Vì tự tôn dân tộc, cha Vinh không chịu.

Tướng Tassigni tức giận gọi cha Vinh tới đập bànđe dọa, cha Vinh cũng đập bàn lớn tiếng phản đối. Tuy nhiên thủ tướng Hữu ngại người Pháp nên tự rút lui.

Sau sự cố đó, để tránh căng thẳng, Đức cha Khuê bề trên phải chuyển cha vinh đi làm giáo sư chủng viện. Ngài khiêm tốn vâng phục cha bề trên.

Năm 1957 trường đại học Y Hà nội đề nghị đức cha Khuê cử cha Vinh đến dạy tiếng La tinh một thời gian.

Dạo đó thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai đến thăm trường thấy một giáo sư mặc áo linh mục nên đã phàn nàn “đến giờ mà có cha cố dạy đại học Quốc gia ư ?”.

Ít lâu sau, trường đại học Y không mời cha Vinh dạy tiếp nữa.

Ngài là người sáng tác rất nhiều ca khúc Thánh ca và là người đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà nội. Ngài chơi dương cầm cũng rất thuần thục và đã trình bày bản hợp tấu “Ở dưới vực sâu” nhân cuộc tiếp kiến phái đoàn chính phủ do Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dựhội nghị Fontainebleau năm 1946.

Noel Năm 1957, nhà nước muốn tỏ cho thế giới thấy Việt nam có tự do tín ngưỡng nên muốn tổ chức hoành tráng. Chính quyền tự ý cho người tổ chức chăng đèn tại nhà thờ và đòi thanh toán chi phí rất vô lý.

Năm 1958 cũng vậy, nhà thờ phản đối việc nhà nước cho xe chở vật liệu đến để tự tiện trang trí nhà thờ. Cha Vinh phản đối và sau đó xảy ra xô xát. Cha Vinh bị bắt rồi bị kết án 18 tháng tù giam. Tuy nhiên cha Vinh đã bị lưu đày đi khắp các nhà tù và cuối cùng bị đưa đến nhà tù Cổng trời Cắn tỷ ở Hà Giang, bị nhốt vào xà lim biệt giam và chết ở đó sau 12 năm giam cầm. (Bạn đọc cóthể xem hồi ký của Kiều Duy Vĩnh nhan đề: Cổng trời Cắn tỷ để biết thêm về nhà tù ở đây-nơi giam giữ 70 người theo đạo Công giáo và 2 người ngoại đạo là nhà thơ Văn nhân giai phẩm Nguyễn Hữu Đang và ông Kiều Duy Vĩnh. Về sau hai người này cho biết 70 người Công giáo ở đâyđã chết hết tại nhà tù Cổng trời).

Theo TGP Hànội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét