Trang

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

KỈ NIỆM NGÀY SINH NHẬT CỦA CỐ HỌA SĨ BÙI XUÂN PHÁI 1/9/1920 - 1/9/2010


Cố họa sỹ Bùi Xuân Phái 1/9/1920-24/6/1988
Hà Nội bây giờ nhiều phố. Nhưng người ta vẫn chỉ nhớ và thường nói: "Hà Nội 36 phố phường". Cho tới mãi khoảng 30 năm gần đây, người Hà Nội mới xác nhận thêm vào 36 phố kia, một phố mới - phố thứ 37 là "Phố Phái".

"Phố Phái" không dựng trên mặt đất mà dựng từ hồn của 36 phố phường. Nó nằm trong khung vải của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. "Phố Phái" là những bức tranh về phố cổ Hà Nội của ông. Yêu da diết, yêu lặng lẽ những phố cổ Hà Nội, hoạ sĩ Bùi xuân Phái đã mở ra trên khung vải của mình một mảng về phố với bút pháp độc nghề. Ông đã kiến trúc lại các phố cổ bằng tài năng của mình, hay ngược lại, các phố cổ Hà Nội đã tạo ra sự phát lộ của tài năng Bùi Xuân Phái.


Sau triển lãm tranh Bùi Xuân Phái ở Hà Nội, hồi cuối 1984, trong bài viết về triển lãm về bài viết này, nhà thơ Dương Tường cũng đã phải thốt lên một tứ tuyệt:


Có thoáng rợn tên là hơi may


Có hương tóc tên là kỷ niệm


Có một ngõ tên là hò hẹn


Có một ngõ buồn tên là không tên.

Điều ấy khiến ta thêm yêu mến vô cùng. Xin được nhắc lại thêm một lần nữa trong bài viết này tứ thơ của Phan Vũ mà Phú Quang đã phổ nhạc "Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố - bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường".

Nét phố trong tranh Bùi Xuân Phái cứ mãi ngân nga giữa nhiều giai điệu. Một chút gì như "Thăng Long trong khói sương mờ" của Văn Cao. Lại một chút gì "Hàng Đào ríu rít, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Gai" của Nguyễn Đình Thi. Và thoảng rười rượi chảy tràn cùng "chiều hôm qua lang thang trên đường" trong "Thu vàng" của Cung Tiến. Hay ngẩn ngơ cùng "với bao tà áo xanh lên mùa thu" của Đoàn Chuẩn. Rồi cùng Trần Thụ ngẫm thì trên "bao mái nhà dưới nắng vàng nghiêng nghiêng hàng dương liễu".







Theo http://diendan.nguoihanoi.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét