Trần
Mạnh Hảo
Trên báo Văn
Nghệ hai số 7 và 8 / 2013 có in bốn bài viết ca ngợi ba tập thơ được giải và
một tập phê bình được giải văn học của Hội nhà văn Việt Nam 2012 : “ QUAY VỀ
LỜI NỀN TẢNG – Đọc “trường ca chân đất” của Thanh Thảo” của Nguyễn Chí Hoan, “Phạm
Đương người đi trên dây” của Đặng Huy Giang, “Trần Quang Quý và sự ám ảnh hiện
hữu “ của Mai Vũ và “ Mấy suy nghĩ cùng “ Đa cực và điểm đến” viết về tập phê
bình được giải của Nguyên An…
Nếu thày giao
chấm điểm văn là bạn đọc ra bốn đề văn như sau :
“Em hãy phân
tích và chứng minh “ trường ca chân đất” của Thanh Thảo hay hay dở ? Vì sao
hay, vì sao dở”
Cũng đề này được
ra cho ba tập tiếp : “Giờ thứ 25” của Phạm Đương, “ Màu tự do của đất” của Trần
Quang Qúy, “ Đa cực và điểm đến” của Văn Chinh
Qua bài viết,
tức bài tập làm văn của các tác giả : Nguyễn Chí Hoan, Đặng Huy Giang, Nguyên
An và Mai Vũ…không chứng minh được bốn tập này là tập hay, ngược lại nó vô tình
( hay cố ý) đều cho rằng ba tập thơ và một tập phê bình này đều nhàn nhạt, vô
bổ, nghĩa là thậm dở.
Nếu các vị này
cố chứng minh các tập thơ trên hay thì độc giả là ông thầy chỉ có thể cho các
vị điểm ngỗng ( tức 2 điểm).
Xin trích một
đoạn trong bài viết của Nguyễn Chí Hoan; ông này đã trích ra đoạn thơ bậy bạ,
dở nhất, dễ dãi nhất, tầm phào nhất của “Trường ca chân đất” của Thanh Thảo để
khen hết lời thơ Thanh Thảo hay tuyệt như sau :
“Nét riêng trong cái nhìn
mà trường ca này khai triển là dựa trên sự nhấn mạnh cái vẻ thô mộc đó, dùng sự
nhấn mạnh đó theo kiểu xây dựng các mô-típ trong mỹ nghệ dân gian; chẳng hạn
như ở đoạn trích dưới đây.
bác Năm Trì tàng tàng tàng
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi
đêm láng lênh bác ngồi gãi háng
trăng hạ tuần
nhớ lung mung
hình như tổ tiên mình có cái chén mẻ
gửi đâu đó bên dưới đế tháp Chàm
những ngọn tháp chỉ còn trong ký ức
Với nhịp điệu đan xen lối
nói vần điệu dân dã tựa như “hát nói” và nhịp thơ tự do, đoạn thơ trên đây dựng
lên ba hình ảnh: ông nông dân ngồi, ống quần rộng kéo quá đùi – mảnh trăng hạ
tuần (xế/chếch) ngang đầu – nhìn sang ngang hình kỷ hà một ngọn tháp ước lệ làm
nền cho hình đậm chiếc bát ăn cơm sứt mẻ; và chi tiết động tác “gãi háng” khiến
thấy hình ông nông dân là một ảnh thực bên cụm ước lệ trăng-tháp có điểm nhấn
bố cục là cái bát mẻ.
Tư thế và động tác trong
hình ảnh này của nhân vật bác Năm Trì chính là điểm bộc lộ sự nhấn mạnh vào
tính thô mộc của biểu đạt; và theo truyền thống, hình ảnh và động tác đó, như
thể một vai hề gậy, biểu thị thái độ phản biện, phản kháng hay nhẹ nhất cũng là
một cái cười mai mỉa, một lời chất vấn hay tự vấn. Và tính chất một mô-típ tạo
hình ở đoạn thơ khiến có thể loại bỏ hoặc giới hạn phương diện “tục” trong cái
“thô”, hay nói cách khác, là đưa cái “tục” với liều lượng được kiểm soát để
biểu hiện sức phản kháng trước đau khổ bất bình, cũng là cái cười biểu thị hy vọng.” ( hết trích)
Nguyễn Chí Hoan
đã chọn khổ thơ dễ dãi nhất, tầm phào bậy bạ nhất, dở nhất của Thanh Thảo để khen lên mây, dùng làm thí
dụ cho “thi pháp gãi háng” thành trường thơ của “
Trường ca chân đất”, đôn cái dở nhất thành hay nhất, tục tĩu nhất thành thanh
tao nhất…để tha hồ tào lao xích bột, tán nhảm, bình càn, y như một kẻ không
bình thường, hoặc một tay tấu hài hạng bét trong làng chọc cười, chọc quê…
Về việc này,
vừa qua nhà thơ trẻ Thanh Tre, sau khi đọc bài bình có một không hai của Nguyễn
Chí Hoan tâng bốc “Trường ca chân đất” của Thanh Thảo, đã gửi cho kẻ viết bài
này đoạn thơ mô phỏng thơ “ gãi háng” trên mà Thanh Tre thi sĩ cho là mình đã vượt
qua thơ Thanh Thảo; xin trích thơ của tác giả Thanh Tre :
“Cô Sáu He cà lăm cà lăm cà
lăm
Cô Sáu He quê Rạch Giá
Khuya trăng lu cô ngồi gãi
mu
Sao Hôm mắc cỡ tắt ngúm
Cô vừa gãi mu vừa nhớ con
chim cu
Thương bà cố nội cô có cái
váy tổ đỉa
Chiếc váy còn phơ phất
chiêm bao”
Trần Mạnh Hảo
tôi xin mô phỏng lối bình thơ tấu hài của Nguyễn Chí Hoan mà bình đoạn thơ diễm
lệ của thi sĩ Thanh Tre như sau :
“Từ “thi pháp gãi háng” tả
thực của thi sĩ Thanh Thảo, thi sĩ Thanh Tre đã vượt qua cái bóng tiền bối mà
nâng thơ lên thành “thi pháp gãi mu” hư ảo vô cùng, hàm súc dư ba. “ Mu” của cô
Sáu He so với “Háng của bác Năm Trì” sâu sắc và đa ngữ nghĩa hơn nhiều. Háng,
nói cho cùng chỉ có nghĩa đen mà thiếu nghĩa bóng, chỉ có xác mà thiếu cái hồn.
Háng của bác Năm Trì chợt biến thành chân tường của thi ca. Nhưng hình ảnh “ Mu
của cô Sáu He” thì vừa có không gian vừa có cả thời gian. Từ hình ảnh “ Mu” thơ
được mở ra không chỉ ba chiều ( ba góc = “chành ra ba góc dư còn thiếu- HXH”) ,
bốn chiều mà đa chiều, vô chiều khiến hồn người đọc cũng được hút vào thiên
đường khoái lạc mà “mu” chính là cửa vào cực khoái thi ca. Hỏi có ai không bước
ra từ cửa của cái mu này…? Mu là hình tượng cong đầy múp míp vòm trời. Các chân
trời, các đụn cát, các vòm đồi, các đỉnh núi đều mô phỏng sự cong nẩy của mu cô
Sáu He mà mơn mởn “tùm hum nóc” như thơ Hồ Xuân Hương…
Cám ơn thi sĩ Thanh Tre đã
mang đến cho thi ca một “ cái mu” thi pháp làm hầm trú ẩn cho thi ca muôn đời
thập thò cua cáy nhân sinh. “Mu” trở thành vương miện của vương quốc sex mê ly
kiếp người; “mu” chợt được thi sĩ Thanh Tre nâng lên thành triều thiên của thi
ca tưởng thô tục mà cao sang vô tận. “ Mu” không chỉ là thi pháp thơ mà còn là
phạm trù thơ, hang hốc thơ, tiên thiên thơ, qủy cốc thơ…
Xin cám ơn “thi pháp gãi
háng” của thi sĩ Thanh Thảo đã gợi cho thi sĩ Thanh Tre viết được câu thơ vĩ
đại : “Khuya trăng lu cô ngồi gãi mu”. Thơ đang bay vùn vụt chợt đụng vào
“háng”thì thơ dù đã học được phép xuyên tường cũng phải dừng lại, bởi vì sau háng
là xương cứng như sắt mà thơ không thể gặm. Nhưng sau “ Mu” thì quả là còn vô cùng
thế giới, là thiên đường của thi ca, nơi thi ca lên đỉnh Vu Sơn khoái lạc chợt hét
lên, rú lên niềm thú tính con người…Thơ, nói cho cùng phải đạt đến mức sướng
muốn chết….”
Cứ đà bình kiểu
Nguyễn Chí Hoan này, có thể xuất hiện một luận án tiến sĩ về thi pháp thơ ca : Thơ
trong quá trình tiến hóa từ “thi pháp
gãi háng” tả thực sang “thi pháp gãi mu” hư ảo…Nguyễn Chí Hoan, hiện là
trưởng ban lý luận phê bình báo Văn Nghệ nếu làm luận án tiến sĩ về đề tài này
chắc chắn sẽ được hội đồng giáo sư phản biện vỗ tay vang trời. Trần Mạnh Hảo xin
biếu không ý tưởng này cho ông Hoan, chỉ xin một li café nâu nhuận bút mà thôi…
Chúng tôi xin
trích một đoạn trong bài : “Phạm Đương người đi trên dây” của nhà thơ Đặng Huy
Giang, bốc thơm tập thơ “ Giờ thứ 25” (tên tập thơ ăn cắp tên của cuốn tiểu
thuyết lừng danh thế giới của văn hào C.
Gheorghiu) như sau :
“Ở đâu đó, ta bắt gặp một
lối diễn đạt mạnh bạo: Từng cơn gió dại chưa tiêm phòng/ phập vào anh những dấu
răng chí mạng (Gió dại); một cách diễn đạt cô đọng như châm ngôn: Không một nhà
tù nào có thể nhốt được khát vọng/ không một xiềng xích nào có thể giam được
cái ác (Hạt thóc và bom); một cách nói rất khác: Tôi bị chiều luộc chín từng
khúc/ bằng chiếc nồi áp suất nhớ nhung (Khuya 1), tôi dát mỏng sự tử tế hiếm
muộn của mình/ liền gặp ngay một cơn thịnh nộ/ đừng nhân danh lòng tốt, bạn ạ
và đáng nói hơn là một cách nhìn khác.
Tiêu biểu cho cách nhìn
khác được bộc lộ sinh động qua Lính đất Mũi. Đây là bài thơ độc đáo, mang nặng
chất phát hiện của Phạm Đương:
Từ độ cao mười mét
những chiếc dù bung ra
rồi bám vào đất mà thở
rồi bám vào biển thành nhà
ở đây không cần khẩu lệnh
vẫn hàng ngang hàng dọc
thẳng đều
cứ thấy bùn là tiến
nhìn triều xuống mà theo
giăng mắc ngang chiều những
sư đoàn binh đoàn
âm thầm cắm rễ
giăng mắc ngang trời nơi
cửa sông
câu ca mở cõi
khoác trên vai những người
lính nơi này
bộ quân phục phù sa
mang về từ châu thổ
phía trước mặt là bước chân
mở đất
phía sau lưng là đôi tay
giữ nước
trĩu nặng hai vai đất đai
Tổ quốc
những - người – lính -
đước.
Có lẽ, chưa có người làm
thơ nào viết về những cây đước khái quát và khác lạ đến vậy.
Tất nhiên, Phạm Đương không
chỉ có Lính đất Mũi mà còn có Biên tập, Tạp âm, Những mảnh vỡ, Trong đáy cốc,
Gió dại, Hạt thóc và bom… nữa.
Đây là những câu ấn tượng
trong Hạt thóc và bom:
Chúng ta cười vui chúng ta
mếu máo
chỗ này tung hô chỗ kia lếu
láo
chúng ta đang đi trên những
chiếc dây
căng qua đời sống
tìm sự thăng bằng giữa hạt
thóc và bom.
( hết trích)
Những câu thơ
Phạm Đương ( nhại thơ TÂN CON CÓC lẩn thẩn, lảm nhảm của Thanh Thảo, Nguyễn
Quang Thiều) trên đây do Đăng Huy Giang trích ra khen đều là những câu đại
ngôn, sáo mới, sến, dễ dãi, thậm chí nhảm nhí, tầm phào há không phải là phê
bình tấu hài hay sao ?
Trần Mạnh Hảo
xin mượn mấy câu thơ dễ dãi, đại ngôn và khiên cưỡng lại buồn cười của Phạm Đương
do Đặng Huy Giang khen hay để giễu nhại cho đỡ tẻ :
“Từng cơn gió
dại chưa tiêm phòng
phập vào anh những dấu răng chí mạng” ( P Đ)
“ Từng tên ác
dâm chưa bị hoạn
Phập vào em
những dấu chim chết ngất” ( thơ nhái)
“Tôi bị chiều
luộc chín từng khúc
bằng chiếc nồi
áp suất nhớ nhung” ( P Đ)
“Tôi bị đêm rán
thành mỡ
Bằng chiếc chảo
em yêu “ ( thơ nhái)
“Không một nhà
tù nào có thể nhốt được khát vọng
không một xiềng xích nào có thể giam được cái
ác” ( P Đ)
“Không một bướm
em nào nhốt được anh chim
Không một cái
chai nào có thể nhốt được rượu tình ( thơ nhái)
Mai Vũ trong
bài : “Trần Quang Quý và sự ám ảnh hiện hữu” ca ngợi tập thơ “Màu tự do của
đất” lên mây bằng trích ra toàn thứ thơ dễ dãi, sáo rỗng, cùn mòn, nói lấy
được, chẳng cần hàm súc, dư ba, chẳng cần hình tượng, hình ảnh, biểu tượng, rất
dở, cứ tràn ra vô tội vạ như nước cống :
“Ngoặc đơn tác giả viết: “Nỗi
buồn trong cấu trúc cô đơn/ chiếc ngoặc mong manh gông cùm phận chữ/ những con
chữ một đời vai phụ/ những con chữ chỉ giản dị làm phu giải nghĩa/ cũng một đời
thèm/ tháo ngoặc/ Tự Do!”.
“Tôi đọc trên đất những
bước đi ngắn, những bước đi dài/những khi bước thấp, những khi bước cao/bài học
ban đầu/thuở còn lẫm chẫm/trang sách nhân gian đất bày vô tận/…Một đời khát
vọng/tìm gió/theo mây/mới hay mọi điều học ngay từ đất” (Từ đất)
Ánh sáng của một ngày tự thức/ ánh sáng
len lỏi vào ngõ quen, vào ngóc ngách vô cảm/ đánh thức bản nguyên/ cởi nút thắt
bóng tối nằm hoang muội trong bức tường câm thức/ Ánh sáng dẫn tôi bò qua những
con dốc nhịp thở/ gõ cửa trái tim cảm hứng/ bánh xe trật tự khởi quay/ và bật
dậy trong tôi những lãng quên biền biệt chân trời… ánh sáng khoan thoai trong
khung cửa ngộ thức/ hình như tôi vừa tự mở khóa mình”.
“Tôi đọc trên đất những
bước đi ngắn, những bước đi dài/những khi bước thấp, những khi bước cao/bài học
ban đầu/thuở còn lẫm chẫm/trang sách nhân gian đất bày vô tận/…Một đời khát
vọng/tìm gió/theo mây/mới hay mọi điều học ngay từ đất”
Các nàng liếc nhìn tôi bằng sâu thẳm bầu
trời thị giác/ bằng cả những phía sau cong mi… Tôi đi qua ngàn năm để đỏng đảnh
một chiều váy ngắn… Sông hổn hển kể những ngày nàng thôn nữ ra bến quê giặt
yếm/ khỏa những nụ cười duyên/ giặt cái dịu dàng, giặt phồn thực/ các nàng giặt
tôi, kì cọ tôi bằng chiều quê cổ điển/ bằng cổ tích Ba Vì, bằng cả bây giờ quần
jean, tóc hấp”
: “Trong mắt rắn, dĩ nhiên rồi ta cũng loài rắn/ngôn ngữ của trườn
bò…Trong mắt bầy khuyển kia, làm sao khác ta cũng thành đồng loại/ những cơn
tru hoang (tiếng người hóa dại)/ ngày thấp thỏm quạ kêu, đêm chập chờn cú rúc/
những con mắt gài quanh bờ giậu/ lách nhách cắn bóng đêm hay tự sủa phận mình/
có cái chết trong bầm rập vết răng đồng loại/ có bước chân côi cút lẻ bầy”
(Đồng loại)”
Mai Vũ đưa thơ
dở của Trần Quang Qúy ra ca ngợi lại chẳng phải là phê bình tấu hài hay sao ?
Nhà phê bình
Hoài Thanh đã dặn hậu thế đại để như sau : đọc bài phê bình thơ mà thấy trích
ra toàn thơ dở để khen lên mây, thì bài ấy không có giá trị gì cả. Ta nên đọc
các câu trích trước, rằng thơ trích ra khen mà hay mới đọc, còn trích toàn thơ
dở ra khen thì nên ném bài bình thơ ấy vào sọt rác.
Nguyên An trong
bài viết : “Mấy suy nghĩ cùng “Đa cực và điểm đến” khen cuốn phê bình được giải
của Văn Chinh hết lời mà không hề chứng minh. Nguyên An chưa có đủ trình độ
phân biệt được đâu là văn báo chí đâu là văn phê bình văn học nên mới viết lung
tung như vậy. Cuốn sách này của Văn Chinh dù viết về đề tài văn học nhưng chỉ
là những bài điểm báo, điểm sách thuộc thể loại báo chí chứ chưa thể gọi là phê
bình văn học được.
Nguyên An dành
cả bài viết dài để khen con vịt giống con thiên nga thì không phải là phê bình
tấu hài thì còn là gì nữa…
Hi vọng, báo
Văn Nghệ nên tiếp tục in loại phê bình tấu hài để giải khuây thiên hạ; đang
buồn ngủ lại gặp chiếu manh mới khoái chí làm sao .,.
Sài Gòn ngày 14-3-2012
Trần Mạnh Hảo