Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

ĐỌC SÁCH VÀ LƯỚT WEB


1/4/2012


Vua Lê Chúa Trịnh.


Sau gần 50 năm nội chiến Nam-Bắc triều với hàng chục vạn dân lành bị đẩy vào các cuộc tàn sát khủng khiếp cho đến năm Tân Mão (1591) Tiết chế Trịnh Tùng  chiếm được Đông Kinh, bắt Mạc Mậu Hợp, liền đón vua Lê từ hành cung Vạn lại Thanh Hóa về Thăng long (Đông Kinh)
Tháng hai năm Quý Tỵ (1593) Các khó khăn ngoại giao với nhà Minh được phái bộ nước ta do Phùng Khắc khoan đại diện sang Yên Kinh giải quyết tốt đẹp.
Năm Mậu Tuất (1598) sắc phong và ấn bạc được sứ nhà Minh đưa sang.
Được các quan thiên thiên triều tin dùng, Trịnh Tùng tự xưng Đô nguyên súy Tổng quốc chính thượng phụ Bình an vương.
Từ đây là khởi đầu thời kỳ  vua Lê chúa Trịnh vong quốc, loạn dân.


Trần Thủ Độ
Sinh năm Giáp Dần (1194) ở Lưu xá, Hưng hà, Thái bình, Trần Thủ Độ sống trong thời Triều Lý suy vi. Vua quan ăn chơi sa đọa, đêm ngày hát xướng chè rượu, gái gú, xây cất dinh thự mua sắm xe siêu sang, mặc kinh tế suy thoái, đê đập nứt vỡ, lòng dân ly tán.
Trong lúc ngoài biên ải, giặc phương Bắc nhòm ngó Đại Việt, vua Lý Huệ Tông nổi hứng đi tu ở chùa Chân Giáo, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.
Tháng 12 năm Mậu Ngọ (1258) quân Mông tiến đánh phương Nam tận lưu vực sông Hồng, quân Đại Việt thua chạy.
Vua Thái Tông bỏ Thăng Long rút về phía nam. Vua ngự thuyền tới gặp Thai úy Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo chấm tay xuống nước viết lên mạn thuyền hai chữ “Nhập Tống”, có ý khuyên vua chạy sang Tống nhờ vả.
Vua lại rời thuyền đến thăm dò ý tứ Thủ Độ. Độ trả lời: Đầu tôi chưa rơi dưới đất xin bệ hạ đừng lo.
Trong việc trị quốc ở vai trò Thái sư, Thủ Độ làm nhiều việc ổn định xã tắc, an dân bằng đường lối pháp trị.
Có lần Linh từ Quốc mẫu muốn xin Thủ Độ gia ơn cho  một người họ hàng làm một chức quan nhỏ, Thủ Độ nói sẽ lưu ý. Đến khi duyệt sổ đinh nơi đó Thủ Độ gọi đến đương sự mà rằng: Ngươi vì có Quốc mẫu xin cho chức Câu đương nên ta mới nhận lời, nhưng vì được Quốc mẫu  xin thì không thể giống những người khác, nay để phân biệt ta sẽ cho chặt một ngón chân để đánh dấu.
Người kia hết vía xin thôi không dám nhận chức Câu đương nữa.
Là công thần triều Trần, Thủ Độ nắm giữ nhiều quyền bính đến vua cũng không dám trái ý nên uy bao trùm thiên hạ.
Có viên quan thấy vậy bèn tâu vua: Bệ hạ còn trẻ nay Thái sư Thủ Độ quyền nghiêng chân chúa không biết tiền đồ xã tắc sẽ ra sao?
Vua đem lời này nói với Thủ Độ. Thủ Độ nghe vậy trầm ngâm mà rằng: Kẻ kia nói vậy mà đúng. Quả có chuyện chuyên quyền. 
Thủ Độ cho gọi quan kia tới dinh, quân lính nghiêm trang, gươm giáo sáng lòe. Trống đánh ba hồi kẻ kia đem mạng tới trước thềm cầm chắc chết. Độ rằng:
Trong trăm người vâng dạ không thể bằng một người dám có lời khác ý. Một triều thịnh là triều nên khuyến khích người nói thật.
Nói rồi cho gia tướng đem tiền gói trong vuông lụa biếu kẻ dám nói xấu mình.


Nông Đức Mạnh


Năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 4 năm 2006, ông được bầu lại làm Tổng bí thư, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Năm 2001. Tuyên bố Việt-Trung nhân chuyến thăm TQ của tổng bí thư Nông Đức Mạnh tháng 12-2001: "VN và TQ nhất trí thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắk Nông". Tháng 06-2008 trong Tuyên bố chung khác nhân chuyến thăm TQ cũng của ông TBT: "Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như bô-xít Đắk Nông".


Thông báo số 17/TB-VPCP:
Kết luận của TTg Nguyễn Tấn Dũng về thăm dò, khai thác bauxite, sản xuất alumin và luyện nhôm
Phó Chủ nhiệm VPCP Văn Trọng Lý 13-01-2009


        Ngày 5-1-2009, tại Văn phòng Chính phủ, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm. Tham dự có các PTTg: Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo các Bộ: Công thương, TN&MT, KH&ĐT, NN&PTNT, KH&CN, GTVT, Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch; Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai; VPCP và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam.
        Sau khi nghe Bộ Công thương báo cáo, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:
        1. Việc khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại Tây Nguyên là phù hợp với chủ trương của Đảng và Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit giai đoạn 2007–2015, có xét đến 2025 đã được TTg CP phê duyệt tại QĐ số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01-11-2007. Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam và các cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch đã được duyệt.
        2. Giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị báo cáo để Chính phủ trình, xin ý kiến Bộ Chính trị cho tiếp tục thực hiện việc thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm. Báo cáo cần tập trung nêu rõ các nội dung sau:
        - Các chủ trương của Bộ Chính trị và Chính phủ về phát triển công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm.
        - Nội dung chủ yếu của Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit giai đoạn 2007–2015, có xét đến 2025.
        - Các dự án đầu tư thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm đang triển khai và hình thức thực hiện; các dự án dự kiến hợp tác với phía đối tác nước ngoài để triển khai.
        - Ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm và các giải pháp khắc phục.
        - Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho trước mắt và lâu dài phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm.
        - Kiến nghị Bộ Chính trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo Quy hoạch được duyệt.
        3. Giao PTTg Hoàng Trung Hải chủ trì, tổ chức Hội thảo khoa học về việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit và ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên, các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trườngvới thành phần tham gia, gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan; các nhà khoa học và hoạt động xã hội; các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
        4. Trong thời gian chưa hoàn thành việc tổ chức Hội thảo khoa học, Bộ Thông tin và Tuyền thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.
        VPCP xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.


Thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp 


 Hà Nội ngày 05 tháng 01 năm 2009


        Kính gửi: Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
        Thời gian vừa qua báo chí đăng nhiều bài và ý kiến của các nhà khoa học và hoạt động xã hội cảnh báo nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội của các dự án khai thác bô-xít trên Tây Nguyên.
        Đầu tháng 11-2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề nghị cho dừng các dự án này để nghiên cứu, xem xét lại, cân nhắc lợi hại một cách toàn diện.
        Tuy nhiên, các dự án này vẫn đang được triển khai, trong tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án).
        Cần nhắc lại rằng, đầu những năm 1980 Chính phủ đã đưa chương trình khảo sát khai thác bô-xít trên Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên với khối COMECON. Tôi được phân công trực tiếp theo dõi chỉ đạo chương trình này. Sau khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối COMECON đã khuyến nghị Chính phủ ta không nên khai thác bô-xít trên Tây Nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư chẳng những tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác bô-xít mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè...) trên Tây Nguyên.
        Ý kiến phản biện của các nhà khoa học nước ta vừa qua phân tích trên nhiều phương diện, trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện nay cũng đi tới kết luận như các nhà khoa học Liên Xô cách đây 20 năm. Với những cảnh báo nghiêm trọng như vậy, chúng ta cần xem xét các dự án này một cách khách quan - cần đánh giá lại quy hoạch khai thác bô-xít trên Tây Nguyên đến 2025.
        Về quy mô, quy hoạch khai thác bô-xít Tây Nguyên từ nay đến 2025 là một kế hoạch lớn, giá trị ước tới gần 20 tỷ đô-la Mỹ, sẽ tác động sâu sắc nhiều mặt còn hơn cả các công trình kinh tế lớn đã có ở nước ta.
        Vì vậy nên mời thêm các tư vấn chuyên ngành quốc tế có nhiều kinh nghiệm phối hợp với các nhà khoa học và nhà quản lý của nước ta cùng thẩm định cho khách quan, sau đó báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội xem xét, cân nhắc kỹ càng, không thể chỉ đưa vào đề xuất của các Bộ hay tập đoàn kinh tế.
        Vừa qua đồng chí Thủ tướng đã quyết định bác dự án nhà máy thép lớn của Hàn Quốc tại vịnh Vân Phong, khẳng định quyết tâm của Chính phủ phát triển kinh tế bền vững, được đông đảo nhân dân và các nhà khoa học đồng tình, ủng hộ.
        Việc xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định.
        Chúc đồng chí mạnh khỏe,
        Võ Nguyên Giáp


Quyết định Số: 97/2009/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực
cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ
Trong đó (trích quyết định 97/2009):
Điều 2. Trách nhiệm của cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ:
1. Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ do mình thành lập, tuân thủ các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các pháp luật có liên quan.
2. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này. Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.


Ngoài lề.
(Vietinfo.eu)


Theo nhiều nguồn tin khác nhau, sau khi rời ghế Tổng bí thư Đảng CSVN chưa đầy một năm, ‘Cụ’ Nông Đức Mạnh cảm thấy ‘cô đơn’ và quyết định lấy vợ mới. Vị hôn thê mới của ‘Cụ’ là cô gái trẻ và dễ thương vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh).


Cô dâu là Đỗ Thị Huyền Tâm, sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh. Về tuổi đời, người vợ mới của Cụ Tổng trẻ hơn con trai Cụ là ‘Thái tử’ Nông Quốc Tuấn, Bí thư tỉnh uỷ Bắc Giang 3 tuổi. 


Cô dâu là một người khá nổi tiếng. Cô là Tổng giám đốc một công ty trách nhiệm ‘vô hạn’ Minh Tâm , là đại biểu Quốc hội khoá 12 và khoá 13 hiện nay.
Ba người chồng trước của cô Tâm là Hải Kem, Khuyết danh và Đại tá QĐNDVN. Riêng người chồng đầu là nổi nhất vì anh là Tổng giám đốc kem Tràng Tiền. Với Cụ Tổng bí thì đây là người vợ thứ 2.
Dư luận bàn tán nhiều và rất khâm phục tính cách của Cụ Tổng. Mặc cho lời ong tiếng ve, sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình, con, cháu, bạn bè … nhưng Cụ vẫn kiên định ý nguyện của mình, bất chấp tuổi tác lấy vợ trẻ hơn con mình 3 tuổi.


RFA 11.11.2011
Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng vào ngày hôm nay...
Ông Nguyễn Thanh Nghị năm nay 35 tuổi và được coi là thứ trưởng trẻ nhất Việt Nam hiện nay. Ông có học vị tiến sĩ đã được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng tại Đại hội Đảng lần thứ 11 vào tháng 1 năm nay. Ngoài ông Nguyễn Thanh Nghị, Đại hội đảng cộng sản Việt Nam năm nay cũng bầu một người trẻ khác là ông Nguyễn Xuân Anh, 35 tuổi, làm ủy viên dự khuyết trung ương Đảng.
Cô Nguyễn Thanh Phượng, du học ở Thụy Sĩ, đậu MBA ở International University in Geneva là đại học có liên kết với Michigan State University (cô chỉ đến Mỹ năm 2004 trong 2 tuần để nhận bằng từ đại học nầy chớ không có du học tại Mỹ). Tháng 1 năm 2006, lúc mới 26 tuổi, Phượng đã làm Giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị trên 100 triệu MK của các nhà đầu tư Thụy Sĩ tại VN. Đến tháng 11 cùng năm, Phượng làm Chủ tịch Quỹ đầu tư chứng khoán Việt (Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, viết tắt là VCFM) gồm hàng ngàn tỷ bạc (VN) của các nhà đầu tư và công ty người Việt. Công điện Wikileaks tiết lộ là trong báo cáo của Tổng Lãnh sự Hoa kỳ tại Saigon là Seth Winneck gởi về Bộ Ngoại giao ngày 26/12/2006 đã viết : Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn khổng lồ như thế cho một người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm như Phượng. Và câu trả lời hiển nhiên là về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản trị là một điều khôn ngoan bởi lẽ quỹ nầy tập trung những ngành mà chánh phủ kiểm soát như dầu khí, ngân hàng và truyền thông.


Lưu đó đọc tiếp sau.
Mai Xuân Dũng

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

GÓP MỚ TIỀN LẺ ĐỠ ANH KIM MÔN CHỦ NHÀ HÀNG QUỐC BẢO



30/3/2012

Bên Tàu có chuyện xưa về “Mười cân thịt” thế này: Dưới thời Khang Hy, có một cặp vợ chồng sống ở chân núi Xielu. Một hôm ông Giời bỗng nổi cơn dông bão sấm chớp, Thiên lôi quăng lưỡi tầm sét đánh chết anh chồng. Dân làng nghĩ anh ta là người tốt, hàng ngày nói năng như đài, Vậy mà tai bay vạ gió thảm thương, không thể hiểu ra sao. 


Nhưng từ đó chị vợ anh suốt ngày lẩm bẩm như ma làm: “Ông Trời quả báo rồi, chỉ vì 10 cân thịt”. Thì ra căn nguyên việc Giời đánh đã rõ khi chị vợ đáng thương kể lại sự tình.


“Mùa đông năm ngoái, chồng tôi chèo thuyền đi nộp thuế đất. Khi neo thuyền, anh chợt nhận thấy có một tảng thịt đang trong một chiếc thuyền không người ở gần đó. Mắt trước mắt sau, anh chồng lấy ngay tảng thịt, mang về. Móc lên được đúng 10 cân. Ít lâu sau hai vợ chồng phát hiện ra đó là số thịt của một nhà giầu làng trên có việc sai cô người ở đi chợ mua về nhưng xao nhãng bỏ quên. Khi trở lại, cô tìm không thấy tảng thịt đâu nữa. Bà chủ tức giận nghi cô hầu gian tham đem thịt bán đi nên đánh cô, vô tình trúng chỗ phạm, làm cô chết tại chỗ. 


Ông chủ nhà rất lo sợ khi biết những gì vợ mình đã làm. Bản thân bà chủ trở nên quẫn trí đến nỗi treo cổ tự tử. Và bây giờ chồng tôi bị sét đánh chết”. 


Khi muốn mưu mô cưỡng chiếm thứ không phải là của mình, có thể kẻ thủ lợi có ấn tượng là đã thắng lợi vẻ vang, nhưng trong thực tế nó báo trước điều chẳng lành cho kẻ tham lam và chỉ mang lại hậu quả khôn lường cho chính những kẻ mưu việc bất nhân.


Nhân chuyện xưa nói chuyện nay. Nghe đâu UBND huyện Thanh Trì Hà Nội mới ra quyết định “phạt vi phạm hành chính” nhà hàng Quốc Bảo ở thị trấn Văn Điển vì tội: không có giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm, không có giấy phép bán rượu, làm mất vệ sinh môi trường. Thử hỏi: Tại sao từ trước đến nay UB huyện Thanh trì chẳng cho cán bộ xuống cơ sở yêu cầu nhà hàng làm các thủ tục cần thiết mà tự nhiên sau vụ 7/3 huyện mới dở ngón đòn này?  







Ai cũng biết thừa đây lại là trò trả thù nhà hàng Quốc Bảo đã dám cho mấy vị biểu tình chống Trung Quốc bành trướng thuê địa điểm tổ chức mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 7/3/2012 vừa qua.


Thôi không sao anh Môn ạ. Ngợm tính không bằng Giời tính, những người đã dự tiệc liên hoan hôm đó chẳng để anh thiệt vì đã bị “ cướp không 10 cân thịt” đâu, họ sẽ phụ giúp gia đình anh trong lúc kinh tế khó khăn này. Hôm tới đây, đôi trăm người cộng với bà con hảo tâm khác nữa sẽ đến nhà hàng, mỗi người một mớ tiền lẻ phần nhiều là tiền xu, hai trăm, năm trăm đồng gọi là của ít lòng nhiều mong anh nhận cho tấm lòng.


Nhưng cũng nói ra để anh thông cảm, mỗi người sẽ xin anh một cái biên nhận viết tay để nhỡ có cán bộ nào “quan tâm” hỏi tới sẽ trình ra làm bằng là chúng tôi chỉ có bấy nhiêu thôi chứ có ăn cướp tiền của ai được đâu mà lắm.


MAI XUÂN DŨNG

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

KHỦNG BỐ Ở PHỦ LÝ TỈNH HÀ NAM

25/3/2012

Một người phụ nữ quê một nách con nhỏ hai tuổi là nạn nhân của lừa đảo lao động nước ngoài đang sống nhờ ở đậu nhà chị gái ở đường Nguyễn Thị Phúc thành phố Phủ Lý tỉnh Hà nam đáng ra cần phải nhận được sự che chở của chính quyền địa phương hoặc các tổ chức Công đoàn, Phụ nữ, tổ dân phố nhưng thực tế tận mắt nhìn thấy là hoàn toàn ngược lại, Chị Trần Thị Nga và cháu Phú đang chịu đựng sự khủng bố, đàn áp của cả một xã hội Hà nam thu nhỏ nơi chị ở.
Nửa đêm nghe chị gọi điện kêu cứu:
- Các anh ơi chúng nó định giết mẹ con em tối nay, cứu em với…
- Bình tĩnh nào, cô bảo “chúng nó” là những ai?
- Em không biết, chỉ thấy nhiều kẻ lảng vảng quanh nhà em và bên kia đường chầu trực nhìn sang nhà em và có “truyền đơn” dọa giết em bằng “luật rừng” anh ơi.
- Ở nhà cô có hiện tượng lạ gì không?
- Lối thoát hiểm sau nhà em bị công an cho người rào bằng dây thép gai rồi, đêm nay chúng vào nhà em là em hết đường chạy.
- Cô báo chính quyền chưa?
- Dạ em đã trình báo viết đơn nhiều lần rồi mà công an có giải quyết gì đâu, mà em thấy trong đám lạ mặt có cả công an mật nữa.
- Cô nói chắc không, cụ thể là ai?
- Dạ em thấy có ông Công là công an Bảo vệ chính trị, người đã bắt em giải về Hà nam hồi năm ngoái mẹ con em đi biểu tình chống Trung quốc nên em nhận ra ngay. 
Vậy là tình hình phức tạp quá rồi khi có bóng dáng chính quyền công an đứng sau những vụ như thế này, quả thật mối đe dọa là hiện hữu. Nhưng giữa đêm mà xuống Phủ lý là rất nguy hiểm trong một xã hội như thế này. Thôi đành dặn cô Nga khóa kỹ cửa, chặn lối đi cho chắc, cần bật đèn suốt đêm và canh thức với điện thoại. 
Đó là một đêm mất ngủ của tôi nhưng chắc chắn không thể so với nỗi kinh hoàng của mẹ con cô Nga phải chịu đựng đêm hôm đó.
Sáng sớm mấy anh chị em chúng tôi lên đường đi Phủ lý. 
Thành phố Phủ lý buổi sớm có bộ mặt hơi âm u của kiến trúc nhưng khá lòe loẹt bởi cách trang trí nổi bật bằng “đèn lồng đỏ treo cao” trên cổng chào, dọc các con phố thể hiện sự hào phóng của chính quyền địa phương muốn cho đường phố ở Hà nam nếu chưa bằng với các phố Tầu ở Bằng Tường, Trùng Khánh thì chí ít cũng phải nhang nhác cái hình mẫu ấy.





Xe chúng tôi đến trước nhà cô Nga thì  mọi người cảm nhận ngay cái không khí khủng bố công khai đang bao trùm tất cả. Trước một căn nhà đang xây dở bên kia đường lấp ló mấy cái đầu đàn ông thò ra thụt vào ngó sang chúng tôi. Chếch lên phía trên vài ngôi nhà, một “đồng chí” mặc cảnh phục cảnh sát giao thông liên tục áp điện thoại vào tai và mắt cũng đảo liên tục về phía chúng tôi.












Khi thấy có người chụp ảnh lập tức hai tên côn đồ hung hăng chạy sang:
- Địt mẹ chúng mày thích chụp ảnh à? Đập mẹ máy ảnh đi bây giờ, bên kia công an ngồi đầy cả đấy có giỏi sang mà chụp. 
Mọi người ngắm nghía tên này như ngắm một sinh vật ngoài trái đất và chỉ thấy buồn. Không ai thèm đối đáp và chúng tôi biết, chúng cũng sang gây sự để được “các nhà chỉ đạo” “cộng điểm” thôi chứ họ cũng không thực lòng muốn đập máy ảnh của chúng tôi làm gì, chúng tôi đâu có làm gì họ? chỉ có ai đó chỉ đạo họ đang rất lo lắng khi những tấm hình này bị đưa ra công luận. Họ là những kẻ nào mà lại sợ chụp ảnh, sợ sự thật đến như vậy? 
Bên kia đường, “đồng chí” mặc cảnh phục vẫn tiếp tục kiên trì áp điện thoại vào tai “chỉ đạo” trên sóng và quan sát chúng tôi. 

Vào nhà cô Nga chúng tôi thấy lối thoát hiểm sau nhà đã bị rào kín bằng kẽm gai và "truyền đơn" đe dọa còn lại trong nhà của hai mẹ con













Đây là vài hình ảnh những người đại diện chính quyền: Công an phường Hai Bà Trưng thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.










Trụ sở cơ quan công an, khẩu hiệu mới tuyệt làm sao

Công an đang quay phim chụp ảnh trộm những người cùng cô Nga đến nộp đơn khiếu nại tố cáo.

 
 


Gương mặt những người "công an nhân dân" đang đối diện với nạn nhân của khủng bố trắng
Họ "bảo vệ" dân hay đang coi dân như "thế lực thù địch" ?
Người chắp tay sau đít để tiếp dân với thái độ rất vô lễ mang biển hiệu có tên là Hậu.


Kẻ bịt mặt với đôi mắt gian giảo bám theo chúng tôi khắp nẻo đường Phủ lý, hắn không thèm đội mũ bảo hiểm nhưng có thể đi đến bất cứ chỗ nào trước mắt cảnh sát giao thông. Quá rõ chúng là ai.



Hai mẹ con cô Nga đã suy sụp và không thể dám làm việc tiếp với cơ quan công an khi bị công an yêu cầu "tiếp riêng" ở một phòng trên tận tầng 2 nên đã từ chối, cháu Phú con cô Nga mới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bị khủng hoảng và không chịu ăn uống gì dù chúng tôi dỗ dành an ủi rất nhiều.
Khi cô Nga nộp đơn khiếu nại tố cáo và yêu cầu "làm ơn" cho xin một cái giấy biên nhận đã nộp đơn nhưng cơ quan công an nhất định từ chối.
Trước tình hình nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con cô và thái độ cực kỳ khó hiểu của công an phường Hai Bà Trưng thành phố Phủ lý, tỉnh Hà nam, chúng tôi phải chấp nhận yêu cầu của nạn nhân là được đi tị nan ở Hà nội và có thể sẽ kêu cứu lên Trung ương.

Mai Xuân Dũng










CHÚNG TÔI ĐI PHỦ LÝ "GIẢI CỨU" MẸ CON CHỊ TRẦN THỊ NGA


Blog: Nguyễn Xuân Diện

Thưa chư vị, Ngay từ đêm qua, chúng tôi đã gần như không ngủ, cắt cử người trực để luôn liên lạc với chị Trần Thị Nga để nắm bắt tình hình. Chúng tôi dặn Chị không được tắt điện thoại, bật đèn sáng suốt đêm và tuyệt đối không mở cửa.

Sáng nay, sau một vài hội ý chớp nhoáng, chúng tôi đã lên đường đi Phủ Lý.

Vào lúc 11h hôm nay, một số anh chị em thân hữu ở Hà Nội, xuất phát từ tinh thần nhân văn và tôn trọng pháp luật đã về TP Phủ Lý, để có mặt ở nhà chị Trần Thị Nga, ở số nhà  52 phố Trần Thị Phúc, TP Phủ Lý, Hà Nam. Một xe khác đến muộn hơn, vào lúc 12h15 mới đến được.




Quan sát thái độ, chúng tôi thấy Anh Nam (CSKV, người đội mũ) là người dễ mến, có trách nhiệm





Sau khi gọi cửa, Chị Nga nhận ra chúng tôi mới cửa để chúng tôi vào. Và liền sau đó, CSKV cũng có mặt để đưa giấy mời.Điều rất lạ là mặc dù Giấy Mời bao giờ cũng có 2 liên: liên gốc do CA giữ, liên 2 giao cho người được mời. Khi trao giấy thì người nhận ký vào liên gốc với nội dung đã nhận được giấy mời và khẳng định việc đến theo ngày giờ ghi trong giấy (hoặc nêu lý do không đến theo hẹn được). Vậy mà CSKV là Nam vẫn cứ một mực viết biên bản:






 Rào thép gai được rào vào chiều qua


Sau mỗi lần đi Hà Nội về, khóa nhà chị Nga thường xuyên bị đổ keo con voi 502
 Khi chúng tôi đi ăn cơm, vài nhân viên an inh theo sát từng bước sát từng bước:



Có một vài người lạ đã đến cà khịa với chúng tôi về việc chúng tôi chụp hình xung quanh. Một hòn gạch ném vào chúng tôi nhưng rất may là không trúng.

Một người dân đi ngang qua cho biết, người này nghe tiếng họ bàn nhau sẽ gây ra vụ đụng xe chúng tôi. Vì vậy, buộc phải viết mấy dòng này, để nếu CÓ xảy ra chyện gì thì mọi người khỏi cảm thấy đột ngột.

14h05 bắt đầu đến Công an phường HBT để nộp đơn Khiếu nại và tố cáo.





Người trực tiếp dân chiều nay là Phạm Thị Thu Hằng, số hiệu 346 883, nhưng người tiếp chúng tôi là một người đàn ông là Nguyễn Đức Hiệp, số hiệu 346 032. Ảnh: Chị Hằng ra ngoài trò chuyện với Phương Bích rất lâu ở ngoài hiên.


Ông Nguyễn Đức Hiệp tiếp dân






Ban đầu, Ông Hiệp nói với chúng tôi rằng chỉ tiếp và làm việc với chị Trần Thị Nga, và mời chúng tôi ra ngoài. Rất đông, khoảng gần chục nhân viên của đồn cũng kéo ra để mời chúng tôi ra ngoài phòng tiếp dân, nhưng chúng tôi kiên quyết ở lại. Chúng tôi nêu rõ rằng: Sự việc xảy ra đối với chị Nga là rất nghiêm trọng, và đã xảy ra hàng năm nay, với rất nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo nhưng chưa hề được CA Phường giải quyết. Vì vậy chúng tôi muốn giám sát cuộc làm việc này. Và chúng tôi có quyền như vậy.

Một lát sau, một người mặc thường phục đi từ trong ra và yêu cầu các nhân viên trẻ mời chúng tôi ra ngoài. Một người trong chúng tôi nói: Anh này là anh nào? Tại sao lại có mặt ở đây. Người đó nói: Tôi là đồn trưởng CA Phường này. Chúng tôi nói: Đồn trưởng, vậy thì áo mũ, biển ngành đâu. Ông Đức Hiệp vội nói: Đây là Trưởng CA Phường, nhưng hôm nay không phải ca trực. Chúng tôi nói: Không phải là ca trực, vậy tại sao ra đây chỉ huy?

Ông Trưởng Công an Phường vội đi vào trong, và mặc áo, đội mũ, đeo biển ngành đi ra. Người cầm tờ giấy dưới đây là ông ấy:



Một cậu lính trẻ tên là Hậu đứng chắp tay sau đít tiếp chuyện chúng tôi, liền đượ chúng tôi chấn chỉnh, thì người này nói: Tôi đứng như vậy đấy, với phong thái rất hỗn. Ngay sau đó, anh ta phải lui vào bên trong.

Chúng tôi phê bình thái độ tiếp dân của đồn Hai Bà Trưng, và phàn nàn rằng không được mời nước uống. Rồi chúng tôi ra xe lấy nước vào để uống; và tất nhiên mời cả ông Hiệp uống nước.



Hai bên đôi co rất lâu, phía CA đưa ra yêu cầu chị Nga phải lên một phòng kín trên tầng 2 để làm việc riêng với họ. Chị Nga đã từ chối vì lý do gần đây tình trạng người dân chết bất thường trong đồn CA rất nhiều, hơn nữa trường hợp của chị đã nhiều lần trình báo, nhưng không được cơ quan CA bảo vệ. Chính vì vậy, chị Nga yêu cầu buổi làm việc phải có bạn bè chị giám sát.

Đề nghị được làm việc công khai, minh bạch không được phía CA Phường đáp ứng. Chị Nga đành yêu cầu họ lập biên bản xác nhận đã nhận được đơn trình báo của chị, tuy nhiên phía CA Phường không lập. Sau đó chúng tôi đề nghị CA lập biên bản với nội dung xác nhận "Không nhận đơn" nhưng cũng không được đáp ứng. Cuối cùng, chúng tôi tự lập biên bản về việc CA Phường không dám xác nhận việc trình báo của công dân.


.
15h40 chúng tôi ra về. Có 3 nhân viên an ninh đi trên 2 xe máy, bịt khẩu trang "ân cần tiễn chân" chúng tôi đến hết địa phận địa phương.

17h đoàn đã về đến HN an toàn, mang theo hai Mẹ con Chị Nga.

Hết

Tái bút: Mời chư vị đón đọc các bài tường thuật chi tiết của các cây viết: Nguyễn Tường Thụy, JB Vinh, Phương Bích, Mai Xuân Dũng sẽ hoàn thành trong đêm nay hoặc ngày mai.

Trước hết đã có bản Tin nhanh của Nguyễn Tường Thụy, tại đây.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

BỊ KHỦNG BỐ ĐÀNH TRÌNH BÁO "ÔNG" INTERNET




Một người đàn bà quê một nách con nhỏ chưa đầy 3 tuổi nay bị dọa đánh mai bị dọa giết thế này mà phải đi trình báo với.....Internet để mong được cứu hoặc nếu có bị giết thì cũng có thông tin để lại.
Chính quyền ăn sống bằng tiền dân thì đi đâu để dân khổ thế?
Chính quyền là cái con gì mà để dân không dám trình báo mà phải báo cho "Ông" Internet?
Chính quyền là cái con gì để Nhân dân không phân biệt nổi đám này là Chính quyền hay Xã hội đen?


TIN KHẨN CẤP: HAI MẸ CON CHỊ NGA BỊ ĐE DỌA GIẾT TRONG ĐÊM NAY 


Chị Nga (ảnh) nhắn tin cho chúng tôi từ số ĐT: 09 725 725 85 báo TIN KHẨN CẤP:

"Chiều nay khi đi chợ và quán Net về, người hàng xóm gọi bảo: Cửa thoát hiểm nhà mày bị công an rào làm nát hết vườn nhà tao rồi. Tôi ra xem thì họ đã dùng dây thép gai rào kín rồi. Kiểu này đêm nay chúng khóa cửa ngoài, đổ xăng cho một mồi lửa là mẹ con tôi hết đời. 


Vì sự an toàn tính mạng của bé Phú, kính mong mọi người giúp tôi đưa thông tin này lên internet để nhiều người biết. Vì sáng nay ở cửa nhà tôi họ rải rất nhiều truyền đơn đe dọa sẽ giết tôi".

Nguyễn Xuân Diện:
 Khẩn thiết đề nghị bà con cô bác ai ở gần khu vực nhà chị Nga, hãy đến giúp chị và cháu, tại địa chỉ: Số nhà 52, đường Trần Thị Phúc, ngã ba Trần Hưng Đạo, tổ 8, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Đề nghị bà con cô bác nếu thấy có sự việc gì xảy ra, hãy quay phim, ghi âm, chụp ảnh và gửi ngay về các địa chỉ:

basamvietnam@gmail.com


Mai Xuân Dũng



Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

PHẤT CỜ HỒNG CỜ XANH


Mới hôm qua hôm kia, Đảng, Chính phủ nước ta đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanma Thên Sên (Thein Sein) trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức lần đầu tiên tới Việt nam với cương vị Tổng thống.
Cũng là người đứng đầu một trong những Quốc gia thuộc khối ASEAN nhưng chuyến thăm Việt nam của ông Thên Sên gây được sự chú ý đặc biệt.
Thứ nhất, Myanma là một Quốc gia được lãnh đạo bởi một chính phủ quân sự cứng rắn, tên gọi đầy đủ của Myanma là: Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma. (Nghe hệt như Việt nam) nhưng từ năm 1988 nước này cắt bớt mấy chữ “Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa” thành Liên bang Myanma và bất ngờ  đầu tháng 2/2011,Quốc Hội Myanma đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây, ông Thên Sên làm tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm cầm quyền bởi quân đội.
Thứ hai, từ một thể chế độc tài quân phiệt bị thế giới lên án suốt hàng chục năm qua, bỗng chốc chính quyền của ông Thên Sên đã thay đổi gần như 180 độ khi trả tự do cho khoảng 200 tù nhân chính trị trong số 2000 ngàn tù nhân chính trị đang bị giam giữ, nới rộng kiểm soát báo chí, công nhận đảng đối lập Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ và mở đường cho bà Aung San Suu Kyi ra ứng cử dân biểu quốc hội. Nhưng sự đặc biệt ghê gớm ở chỗ, những thay đổi nói trên do sự chủ động của phía chính quyền Myanma mà chẳng cần tới những cuộc xuống đường rầm rộ gây áp lực đấu tranh của quần chúng.
Tất nhiên, có thể ông Thên Sên và các nhà lãnh đạo Myanma ngửi thấy mùi Hoa nhài từ Tunisia, sự đầu hàng của Mubarak  và nhất là cái chết thê thảm của Gadhafi tại Lybia và giật mình khi thấy trước rằng rồi đây Myanma khó tránh khỏi trận đại hồng thủy dân chủ hóa tạo nên bởi đám quần chúng nghèo khổ và bất mãn. Nhưng “ngửi thấy” và quyết định đổi thay triệt để là hai khái niệm rất xa nhau, điều làm cả Thế giới ngỡ ngàng.
Myanma và Việt nam là hai nước có đường biên giới chung với Trung Quốc và cùng chịu áp lực ghê gớm từ nhà nước cộng sản bành trướng này nhưng các nhà lãnh đạo độc tài Myanma đã biết cân nhắc giữa lợi ích cá nhân phe nhóm và lợi ích dân tộc để đặt lợi ích dân tộc lên trên vì thực tế, tài sản gia đình ông Thên Sên và các tướng lĩnh khác trong chính phủ gửi các ngân hàng nước ngoài đang bị Quốc tế phong tỏa đóng băng.
Myanma thay đổi thể chế có tính nội dung (content) còn Trung Quốc thay đổi theo kiểu “thời trang” (fashion) hoặc gọi cách khác chỉ như con tắc kè hoa biến mầu da khi thấy dấu hiệu mất an toàn. Dù Hồ Cẩm Đào hay Tập Cận Bình, dù Ôn Gia Bảo hay Lý Khắc Cường nắm quyền lực tối cao thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn sẽ kiên định xướng hồng (hát nhạc đỏ cách mạng) tới lúc bão tố nổi lên quét qua lục địa Trung hoa.
Myanma cũng đã từng bị trói chặt vào đồng Nguyên của Trung quốc với hàng nghìn dự án lớn nhỏ từ thủy điện tới xây dựng, khai thác, thương mại nay họ dám thẳng thừng từ chối các “ơn huệ” thiên triều qua viêc tổng thống Thên Sên hủy bỏ giao kèo dự án 3.6 tỷ Mỹ kim với Trung Quốc xây đập nước trên sông Irrawaddy trong bang Kachin tháng Chín 2011 vừa qua. Có thể cái “lưỡi câu Nhân dân tệ” chưa nằm trong dạ dày mà mới chỉ nằm trong miệng các quan chức chính phủ Myanma chăng?
Nhưng nói gì thì nói ông Thên Sên và các tướng lĩnh Myanma đã kịp tỉnh cơn mê, dứt khoát giẫy khỏi “vòng tay ôm hữu nghị” của ông bạn vàng phương Bắc.
Tất cả những diễn biến rõ như ban ngày của Myanma đã thu hút  cái nhìn của Việt nam và Trung quốc.
Liệu đây có phải là động thái “Tầm sư học Dân chủ” qua việc mời ông Thên Sên sang thăm Việt nam hay chỉ để “giao lưu” tìm hiểu nhằm hoàn thiện hơn phương thức “chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch” hay đơn giản chỉ là một chiêu hóa giải sự bức xúc đòi đổi mới và tự do dân chủ của nhân dân.
Ông sản lớn Ôn Gia Bảo kêu gọi Đảng cải tổ triệt để nhưng trước sau vẫn phát động học tập Lôi phong phất cao cờ hồng.
Việt nam hô hào toàn đảng quán triệt nghị quyết trung ương 4 để chỉnh đốn đảng kèm theo phương pháp bí truyền: Học tập và làm theo…nhưng chưa yên tâm nay mời Thên Sên sang chơi như là một cách vừa phất cờ hồng vừa phất cờ xanh vậy.
Thì mấy chục năm trước cờ Mặt trận dân tộc giải phóng cũng nửa đỏ nửa xanh đó sao?
Mai Xuân Dũng

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

THI ĐUA HỌC TẤP ANH NGUYỄN TRƯỜNG TÔ


19/3/2012.
Đọc bài viết dưới đây thấy thời buổi này làm công việc chống tham nhũng, yêu nước dễ bị khủng bố, nhẹ thì bị quấy nhiễu, hăm dọa. Nặng thì cho đi " học tập" ở các trại tù trá hình. Cứ như anh Nguyễn Trường Tô nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà giang chơi gái nhí tẹt ga thì được "anh em" nâng đỡ hết lòng, có chẳng may sảy chân thì cũng được các "đồng chí" tìm cách tháo gỡ khó khăn để hạ cánh an toàn "vui thú điền viên". Cái lợi rõ như thế tại saokhông phát động thi đua học tập anh Nguyễn Trường Tô?


Hãy bảo vệ công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức 


“Đây là hành vi khủng bố công dân Lê Hiền Đức”.
Cụ Lê Hiền Đức nói thế khi bị một loạt cuộc điện thoại gọi đến từ số máy 01659393814 với lời lẽ đe dọa và rất xấc xược. Lúc ấy, cụ đang ở ngoài cổng khu vực trại 3 cơ sở giáo dục Thanh Hà.
Từ lúc 14 giờ 14 phút chiều chủ nhật ngày 18/3/2012, cụ Lê Hiền Đức bắt máy từ một số máy lạ. Cuộc gọi này vào khoảng vài chục giây. Thấy cụ bừng bừng tức giận, chúng tôi hỏi thì cụ cho biết, đó là giọng của một đứa con gái trẻ. Nó bảo:
-    Giờ này không về nghỉ ngơi đi còn lang thang làm gì.
Vài phút sau, nó gọi lại tiếp tục giọng khiêu khích. Cụ mở loa to ra cho chúng tôi cùng nghe. Tôi nhớ lại được mấy câu như sau:
-     Già rồi mà còn ngu;
-    Lôi thôi chúng tao đánh bỏ mẹ;
-    Đầu còn vài cái tóc lơ thơ. Chúng tao vặt trụi tóc lúc nào chẳng được.
-     V.v…
Chúng tôi bảo:
-     Đứa nào dám hỗn với cụ thế. Quân mấy dạy.
Cụ phẫn nộ:
-     Nói thế chưa đúng. Đây là một sự khủng bố.
Cụ nhớ lại:
Khi cụ xin vào trại không được, cụ đứng hỏi chuyện hai công an ở phòng trực, 1 nam, 1 nữ. Với công an nữ, cụ phê bình là tại sao không đeo biển tên, nếu chưa có biển hiệu thì không nên ngồi tiếp dân như thế. Thấy tóc cô này nhuộm vàng, cụ khuyên các cháu mặc sắc phục công an thì không nên nhuộm tóc, khi tiếp dân mặt lúc nào cũng phải tươi tỉnh. Công an nam tên là Trần Quang Hiệu, cụ có khen về phong cách tiếp dân. Cụ cho Hiệu số máy của cụ và bảo: Khi nào về Hà Nội rẽ vào gặp cụ, để cụ góp ý và trao đổi thêm với mục đích xây dựng ngành công an tốt lên.
Cụ bảo, khi cụ trao đổi số máy với công an tên Hiệu thì công an nữ mở sổ tay ghi vào. Lúc ấy, cụ cho là bình thường nên không để ý gì.
Những chi tiết này tôi đều chứng kiến vì tôi luôn đi cạnh cụ.
Cụ suy xét:
Phải là đứa ở trong trại này. Nó trông thấy cụ mới biết mà nói có vài cái tóc lơ thơ.
Cụ cho việc người nữ công an tự ý ghi số của cụ vào sổ là không được phép vì cụ không vào trại nên không được ghi thông tin gì về cụ vào sổ. Số điện thoại của cụ, lúc ấy cụ chỉ cho riêng công an tên Hiệu thôi.
Sau đó gọi điện tới nhiều người có trách nhiệm từ bộ trở xuống yêu cầu điều tra làm rõ. Dù vậy, đến tối, vẫn số máy ấy gọi vào máy cụ khoảng chục lần nữa.
Sang đến ngày hôm nay, số máy đó vẫn tiếp tục gọi điện để khủng bố cụ.
Cụ Lê Hiền Đức đã từng nhận được nhiều cuộc điện thoại nặc danh, với những lời lẽ chửi bới, đe dọa như: “Nếu không ngừng việc chống tiêu cực, ra đường sẽ bị xe tông”…, thậm chí mang cả vòng hoa tang đến đặt trước cửa. Trong các cuộc điện thoại nặc danh đe dọa cụ, chưa có trường hợp nào dai dẳng như thế này. Lần này, trước yêu cầu của cụ, chưa biết ngành công an xử lý ra sao.
Tên thật của cụ là Phạm Thị Dung Mỹ, còn tên Lê Hiền Đức là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho. Cụ từng được tặng giải thưởng Liêm Chính của Tổ chức Minh bạch thế giới năm 2007. Cụ là tài sản quí của đất nước. Cụ rất quyết liệt và luôn đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng, là địa chỉ tin cậy của những người dân oan.
Yêu cầu ngành công an sớm làm rõ kẻ khủng bố này, xử lý nghiêm khắc và công khai, có biện pháp bảo vệ tính mạng cho cụ.
Đề nghị toàn thể những người quan tâm đến công bằng xã hội, yêu sự minh bạch, các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế hãy lên tiếng bảo vệ công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức.
.
19/3/2012
TƯỜNG THỤY

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

ĐÁNH PHỎM VỚI TRUNG QUỐC


Bài lá khá nhiều trò. Chơi “phỏm” là một lối chơi bài phổ biến vì luật chơi đơn giản, kích thích hoạt động não bộ. Khi chơi, có thể là 2, 3 nhưng thường là 4 người tham gia. 
Tùy địa phương, phỏm có luật chơi khác nhau. Đất Cảng, Quảng ninh chơi hơi “độc” với kiểu chia bài 8 cây. Hà nội và các tỉnh trong Nam thường chia mỗi người 9 cây.
Đại loại luật chơi thế này: Nếu trên tay có 3 “phỏm” hoặc còn gọi là 3 “váy” nghĩa là mỗi váy có 3 cây đồng “chất” hoặc đồng “hoa” là “ù”, còn nếu không có nhà nào ù thì tính điểm, cộng các con bài lại nếu “nhà” nào cao điểm nhất là bét, ít điểm nhất là được “ăn” các nhà còn lại. Tệ nhất là bài trên tay không có phỏm nào gọi là "móm". Bị móm là thua nặng nhất.
Nói thêm một chút về “váy”. 1 váy có nghĩa là 1 phỏm có thể là “phỏm xịn” hoặc “phỏm đểu”. Phỏm xịn là 3 cây đồng “hoa” ví dụ 3 cây đều là K (rô, nhép, bích…).
Phỏm “dọc” gồm 3 cây cùng “chất” liền nhau (ví dụ 3 cây liền nhau: 5,6,7 cùng chất Rô, hoặc Bích…)…Phỏm này còn gọi là “phỏm đểu”.
Tất nhiên có “giải” mới kích thích người chơi ham mê. Loại trừ lợi dụng đánh phỏm để sát phạt thì chơi phỏm khá vui vẻ khi mà tàn canh người thua kẻ được đều hài lòng. Được thì cũng 5, 6 chục nghìn đồng, thua thì mất vài chục nhưng mua được tiếng cười và thư giãn đầu óc.
Chơi phỏm phổ biến đến mức ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào người ta cũng chơi miễn có 2 đến 4 người và “ngôn ngữ phỏm” đi vào cuộc sống hàng ngày thật là tự nhiên. Chẳng hạn một lần thấy có người nhận xét rằng “Ông Phạm Bình Minh có mỗi phỏm "đểu” khi bị phóng viên nước ngoài “quay” về vấn đề chính quyềnViệt nam gia tăng bắt bớ những người biểu tình chống Trung quốc thì ông Phạm Bình Minh-Bộ trưởng Ngoại giao biện bạch rằng “ngay cả Anh Quốc cũng phải có những biện pháp cứng rắn để đối phó với những đám đông vi phạm pháp luật”. Ông ta cứ nói kiểu đánh tráo khái niệm Biểu tình và Gây rối. Ở Anh Quốc hay bất cứ đâu cũng có biểu tình nhưng so sánh như ông Minh là “loạn bài”. Bên Anh cảnh sát chỉ ngăn chặn và bắt các Hooligan lợi dụng biểu tình để gây rối bằng cách đập phá cửa hàng cửa hiệu, ném bom xăng, gạch đá vào cảnh sát chứ không bao giờ bắt người biểu tình ôn hòa cả.
Được ngày nghỉ, đến nhà mấy anh bạn uống rượu nút lá chuối nhâm nhi với cá nướng thấy bàn cãi sôi nổi chuyện nóng sốt mới hôm qua pô lít Mĩ còng tay George Clooney là nam diễn viên nổi tiếng  Hollywood vì tham gia biểu tình trước cổng tòa Đại Sứ Sudan
Nam diễn viên này thì các cô đào Mĩ còn mê tít chứ chưa nói đến các fan Việt. Anh ta không chỉ là diễn viên danh giá mà còn là người có lòng nhân ái. Viêc George tích cực tham gia vào các chương trình từ thiện ở Sudan, kêu gọi viện trợ nhân đạo cho đất nước nghèo đói và đang khủng hoảng này cho thấy anh là người thế nào. 
Nhóm người biểu tình của George tập trung trước Sứ quán Sudan hô khẩu hiệu phản đối chính phủ Sudan. Dù được khuyến cáo là nếu không dừng lại, ông sẽ bị bắt, nhưng George phớt lờ điều đó và kích động đến độ nhảy qua hàng rào vào trong sân tòa đại sứ. Đến mức đó thì pô lít Mĩ phải ra tay để giải quyết tình trạng hỗn loạn.
Ở nước Mĩ tình trạng nhân quyền đem so với Việt nam chắc là thảm hại lắm. Bởi như bà Phó Doan của ta đã nói thì “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”.
Vậy chắc là các bác có biểu tình trước sứ quán nước nào đó thì cứ “vô tư” đi miễn là đừng bắt chước chú George trèo rào nhảy vào sứ quán của “người ta” là được.
Nhưng cũng có ông khuyên rằng: Dân chủ của ta là dân chủ “phỏm đểu”, nói vậy nhưng không có vậy đâu. Năm ngoái các bác đi biểu tình chống Trung quốc chả bị công an, giằng kéo lùa bắt phụ nữ biểu tình như bắt heo đó thôi. Có chú còn bị xơi oan nguyên một dép vào giữa mặt đến nỗi cứ ám ảnh mãi chuyện mình là đảng viên cộng sản là đồng chí với họ mà sao nỡ bị họ chơi tàn độc đến vậy?
Lại nói chuyện căng thẳng ở Biển Đông mới đây, tàu Trung quốc ngang nhiên xâm phạm hải phận Việt nam mà chỉ thấy phát ngôn viên Lương Thanh Nghị “đọc bài” giống y chang em Nguyễn Phương Nga ngày nào chứ chính phủ không có một động thái gì như triệu đại sứ Trung quốc đến Bộ Ngoại giao để phản đối. (Nói thế thôi chứ đã hứa với nhau là “quán triệt thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước” rồi thì “phản đối” là để chơi chơi vậy thôi, ai nghe thì nghe, ai tin thì tin. Vô hại.
Hì, không biết mấy “phỏm” trên trung ương đảng ta là phỏm gì chứ cứ “chơi” kiểu ý dân một đàng các ổng chơi một nẻo thì làm sao mà khá được. Trung quốc nó chơi “rắn” như thế mà ta cứ mềm nhũn, ngoài thì “phản đối” chiếu lệ, trong nhăm nhăm trấn áp mấy người muốn biểu thị lòng yêu nước thì khác gì “ngửa bài” ra cho thiên hạ biết tỏng còn gì. Chơi thế với Trung quốc chắc chắn chỉ có là móm.


Mai Xuân Dũng

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

JE REMERCIE TRƯƠNG TẤN SANG


Không nhạt nhẽo như ông Phú Trọng, không “bảy nổ” như ông Triết, ông Tư Sang là chính trị gia gây được ấn tượng tốt bằng những hoạt động năng động trên chính trường.
Nhớ lại hồi tháng 5 năm ngoái, tiếp xúc với cử tri trong kỳ bầu đại biểu Quốc hội, trước  tình trạng lạm phát tăng cao làm nghèo hóa người làm công ăn lương, công tác phòng chống tham nhũng bị vô hiệu, đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước không hiệu quả...ông Tư Sang có một câu nói rất hay: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này".
Và hôm qua, theo TTXVN Ngày 14 tháng 3 năm 2012, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Quốc phòng về thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian tới. 
Ông Sang chọn ngày 14/3 cách đây 24 năm hải quân “nước lạ” đã xả súng vào các tàu quân sự và tàn sát 64 chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt nam tại Đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường sa của Việt nam để làm việc với Bộ Quốc phòng và ký kết một văn bản quan trọng chắc không phải là một việc ngẫu nhiên.
Đáng chú ý hơn là ông Phùng Quang Thanh, người được cho là nhân vật kín đáo, bí ẩn trong TW đã trực tiếp ký “Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Văn Phòng Chủ tịch nước” với ông Đào Việt Trung- Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chủ tịch nước trước sự chứng kiến của ông Tư Sang.
Không rõ đây có phải là một tiền lệ của Việt nam (hoặc Thế giới): Bộ Quốc phòng ký kết một văn bản “phối hợp” với một Văn phòng cơ quan Nhà nước?. Điều suy nghĩ là trong tương lai, các Văn phòng TW đảng cộng sản hoặc Văn phòng Chính phủ có xúc tiến ký các văn bản “phối hợp” với Bộ Quốc phòng hay không nữa đây? Và cái đích chính của các văn bản là cái gì?
Nhưng dù sao thì với những gì ông Tư Sang đã làm hôm qua cũng xin nói rằng: Je remercie Truong Tan Sang.


Mai Xuân Dũng

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

MỘT NÉN NHANG CHO CÁC ANH NGÀY 14/3/1988

Trường Sa cách Trung hoa khoảng 750 hải lý, nên không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoa. Hoàng Sa cũng cách Hoa Lục tới 270 hải lý.
Tại bờ biển Việt nam, thềm lục địa chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn ra Hoàng Sa. Về địa hình, Hoàng Sa là một hành lang của Trường Sơn từ Cù lao Ré ra khơi. Đây là những bình nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Năm 1925, nhà địa chất học quốc tế Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempf, Giám Đốc Viện Hải dương học, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc đã lập phúc trình và kết luận: "Về mặt địa chất, những đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam" (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam)
Tại Trường Sa cũng vậy. Về độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo cồn đá bãi Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa Việt Nam. Tại bãi Tứ chính, nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400 m, và tại vùng đảo Trường sa độ sâu chỉ tới 200 m. Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lý và cách lục địa Trung Hoa tới 780 hải lý. Trường Sa cách Việt Nam 220 hải lý và cách Hoa Lục 750 hải lý. Từ Trường Sa về bờ biển Trung Hoa có rãnh biển sâu hơn 4.600 m.
Không có sự phủ nhận rằng ít nhất từ 1816, dưới đời vua Gia Long, Việt Nam đã chiếm cứ công khai, liên tục, hòa bình các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bia chủ quyền do người Pháp dựng năm 1938 có ghi rõ:
République Française (Cộng Hòa Pháp)
Empire d’Annam (Vương Quốc An Nam)
Archipel des Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)
1816 -Ile de Pattle 1938 (Đảo Hoàng Sa)
Lịch sử Trung hoa không mang lại bằng chứng nào cho biết họ đã liên tục chiếm cứ Hoàng Sa, Trường Sa từ đời Hán Vũ Đế hay ít nhất từ đời Mãn Thanh
Theo Trung Quốc, năm 1956, thứ trưởng ngoại giao Việt NamUng Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của Trung Quốc rằng Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử và thực tế đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam.
Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 do của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của chính phủ Trung Quốc "quyết định về hải phận 12 hải lí của Trung Quốc". Công hàm này được nhiều người diễn giải là sự thừa nhận của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng theo tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, khi trả lời phỏng vấn của Đài BBC, đã cho rằng cả Công hàm của Phạm Văn Đồng cũng như tuyên bố miệng của Ung Văn Khiêm đều không có sức nặng ràng buộc. Theo Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7 tháng 8 năm 1979 thì: Sự diễn giải của Trung Quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo "là một sự xuyên tạc trắng trợn trên tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc".

Năm 1988 khi hải quân Trung quốc đưa quân chiếm đóng bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt nam phải đưa quân ra bảo vệ. 
Ngày 14/3 hải quân Trung quốc tiến đánh đảo Gạc Ma. Hải quân ta đã mất 3 tàu vận tải và 64 chiến sỹ Việt Nam đã vĩnh viễn nằm xuống lòng biển. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số bãi ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Trong các tài liệu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).



Xem Clip trận hải chiến Trường sa ngày 14/3/1988